Phối hợp hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ
Sáng nay (30/12), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính-ngân sách Nhà nước năm 2013 và triển khai nhiệm vụ tài chính-ngân sách Nhà nước năm 2014.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, trong thành quả phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước năm 2014 có sự đóng góp trực tiếp, hiệu quả, thiết thực của ngành Tài chính.
Ngành Tài chính đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách tài khoá, bảo đảm kế hoạch thu chi ngân sách; kịp thời tham mưu cho Chính phủ triển khai các giải pháp tài chính-NSNN để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, góp phần cho tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội; phối hợp có hiệu quả giữa chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ để giữ ổn định kinh tế vĩ mô; đóng góp tích cực vào tái cơ cấu kinh tế…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bước vào năm 2014, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những nhiệm vụ lớn của năm 2014 được xác định là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh; bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước…
Chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng, đảm bảo cho tái cơ cấu kinh tế.
Video đang HOT
Trong thực hiện nhiệm vụ phối hợp nêu trên, cần đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để phục hồi tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế; thực hiện nghiêm túc việc thu đúng, thu đủ thuế, phí, đi đôi với đó là thực hiện hiệu quả chính sách miễn, giảm, giãn thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, trốn thuế; đảm bảo được vốn cho đầu tư phát triển; cũng như đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Đồng thời, phối hợp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý giá cả hàng hóa, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, găm hàng gây sốt giá nhất là vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới; kiên quyết thực hiện giá thị trường với các mặt hàng, trong đó có điện, than, xăng dầu… Quản lý nghiêm về giá đối với mặt hàng sữa và thuốc chữa bệnh; rà soát, quản lý chặt chẽ, thu hẹp việc cho vay ưu đãi.
Nhiệm vụ lớn thứ hai được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là tăng cường quản lý thu; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, chống thất thu, gian lận thương mại, góp phần tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp; đẩy mạnh việc xử lý và thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thu ngân sách.
Đồng thời, quản lý chi tiêu chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, gắn với hiệu quả công việc; đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ chi cho các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác, nhất là đi công tác nước ngoài, chi cho hoạt động kỷ niệm, khởi công, khánh thành…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bênh cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành Tài chính phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan trong thực hiện tái cơ cấu kinh tế; nhấn mạnh ngành Tài chính cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Về tái cấu trúc đầu tư công, ngành Tài chính và Kế hoạch-đầu tư cần phối hợp chặt chẽ, kiến nghị các giải pháp để từng bước xử lý vấn đề nợ xây dựng cơ bản; hoàn thiện thể chế để thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.
Về tái cơ cấu ngân hàng, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu ngân hàng. Về tái cấu trúc các DNNN, tích cực tham gia xây dựng, thẩm định Đề án tái cơ cấu đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, ngành Tài chính cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, trước hết là hệ thống pháp luật về thuế, hải quan, ngân sách, quản lý tài chính doanh nghiệp, với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, gắn với tái cấu trúc nền kinh tế.
Tập trung đẩy mạnh đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về thuế và hải quan; rút ngắn thời gian thông quan, tăng cường công tác khai thuế điện tử qua mạng, đẩy mạnh triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng, tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế và hải quan.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Cần bài trừ hành vi kinh doanh gian dối
Ngày 26.11, tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (NVNDHVN) cho PV, BTV các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2013.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Trần Đức Lai phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương, cho biết: Cuộc vận động NVNDHVN được triển khai theo chủ trương của Bộ Chính trị, là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy thị trường trong nước phát triển bền vững.
Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện cho biết có 71% người tiêu dùng tin tưởng hàng Việt Nam chất lượng cao, so với 77% người tiêu dùng Việt ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài từ trước khi trước khi có cuộc vận động này.
Ông Lê Bá Trình, Trưởng ban thường trực Cuộc vận động NVNDHVN cho rằng người Nhật Bản, Hàn Quốc dù ở đâu, đi đâu vẫn ưu tiên dùng hàng nội địa và nhà sản xuất các quốc gia này cũng ưu tiên hàng tốt nhất cho thị trường nội địa. Chúng ta cần học hỏi, làm theo tinh thần này để khơi dậy ý thức của doanh nghiệp và người dân.
Ông Trình nói thêm, về mặt quản lý, Nhà nước cần đưa ra các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ nhà sản xuất trong nước nhưng không được trái quy định WTO. Về phía các cơ quan truyền thông, ngoài việc cần tôn vinh các hàng hóa, dịch vụ tốt, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tốt của các doanh nghiệp Việt Nam; cần bài trừ, phê phán hành vi sản xuất, kinh doanh gian dối.
"Đặc biệt, các cơ quan báo chí cần mạnh dạn phê phán và phê phán chính xác các đơn vị làm ăn gian dối, tạo thị trường lành mạnh cho hàng Việt Nam cạnh tranh", ông Lê Bá Trình nhấn mạnh.
Theo TNO
"Bột lạ" trong phích nước Trung Quốc rất hại nếu hít phải Ngày 8/10, thông tin từ Sở Y tế Quảng Nam cho biết, đã có kết quả phân tích, xét nghiệm các gói chất lạ trong phích nước Trung Quốc. Kết quả cho thấy, các chất này rất có hại cho con người nếu hít phải. Kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (Đà Nẵng)...