Mường Lát: Thiếu gần 500 bộ bàn ghế học sinh khi vào năm học mới
Trận mưa lũ vừa qua trên địa bàn huyện Mường Lát đã phá hủy cơ sở vật chất nhiều trường học, bàn ghế bị hỏng nặng. Chuẩn bị năm học mới 2019-2020, huyện Mường Lát còn thiết 470 bộ bàn ghế cho gần 1.000 học sinh học tập.
Do mưa lũ phá hủy khiến nhiều bộ bàn ghế của Trường tiểu học Trung Lý 2, xã Trung Lý, huyện Mường Lát bị hư hỏng nặng.
Tại Trường tiểu học Pù Nhi, xã Pù Nhi, mưa lũ đầu tháng 8 vừa qua đã phá hủy nhiều bộ bàn ghế của nhà trường. Các thầy cô giáo nhà trường đã tập trung tu sửa bàn ghế cho học sinh và giáo viên, tận dụng số bàn ghế có thể dùng tạm được để đảm bảo điều kiện cho học sinh học tập. Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn thiếu 70 bộ bàn ghế cho các em học sinh khi bước vào năm học mới.
Cũng do thiếu bàn ghế nên năm học này các em học sinh của Trường tiểu học Pù Nhi sẽ phải ngồi ghép từ 3 đến 4 em/bàn, thay vì đúng quy chuẩn là 2 em/bàn. Việc ngồi ghép này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em học sinh.
Ông Mai Xuân Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Lát cho biết: Hai năm nay, trên địa bàn huyện Mường Lát liên tiếp có mưa lũ. Các trường học của huyện bị mưa lũ tàn phá nặng nề, làm hư hỏng nhiều bàn ghế học sinh, giáo viên và trang thiết bị dạy học. Trận mưa lũ đầu tháng 8 vừa qua, tại huyện có 9 trường học bị thiệt hại nặng (gồm 1 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 5 trường THCS) do mưa lũ tàn phá, trong đó bàn ghế học sinh bị hư hỏng nhiều, không thể sử dụng được.
Cũng theo ông Mai Xuân Giang, hiện nay, toàn huyện còn thiếu tới 470 bộ bàn ghế học sinh, trong đó Trường tiểu học Mường Chanh thiếu 70 bộ, Trường tiểu học Pù Nhi thiếu 70 bộ, Trường tiểu học Quang Chiểu 2 thiếu 30 bộ, Trường tiểu học Trung Lý 1 thiếu 30 bộ… Do thiếu bàn ghế nên có 940 em học sinh của huyện phải ngồi ghép khi bước vào năm học mới 2019-2020. Để đảm bảo chất lượng dạy học, giáo viên và các em học sinh nơi đây rất mong được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm để các trường có đủ bàn ghế cho học sinh học tập khi bước vào năm học mới.
Hoàng Giang
Theo baothanhhoa
Video đang HOT
Giáo viên phải hát Quốc ca trong Lễ khai giảng
Thiết nghĩ, hiệu trưởng các cơ sở trường học cần nghiêm túc thực hiện Công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục hướng dẫn tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca.
LTS: Chia sẻ về việc thực hiện Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca tại một số trường học hiện nay, thầy Trần Vũ đã gửi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Cách đây 9 năm trong Công văn số: 1525/BGDĐT-CTHSSV ngày 29/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca, có quy định:
"Đối với các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác: Trong các Lễ chào cờ Tổ quốc, tất cả giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên đều hát Quốc ca (có hoặc không có nhạc đệm)".
Tiếp đến ngày 05/5/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số: 1537/CT-BGDĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, cũng quy định:
"Tại Lễ chào cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo; toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên hát Quốc ca".
Các em học sinh thực hiện lễ chào cờ (Ảnh: thucnghiem.edu.vn).
Thực trạng cho thấy, hầu hết các trường học trong cả nước đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca.
Thế nhưng, bạn tôi đang dạy học ở một trường trung học phổ thông, mới đây có kể cho tôi cho câu chuyện về hát Quốc ca ở trường mình, đại ý như sau:
"Qua mấy đời hiệu trưởng ở trường em đang dạy, trong Lễ chào cờ Tổ quốc vào sáng thứ Hai hàng tuần, chỉ có Ban giám hiệu, Bí thư Đoàn, Giám thị và học sinh tham dự, còn giáo viên và nhân viên nhà trường không có ai cả.
Dù cho lúc đó có người có mặt tại trường, họ ngồi trong phòng làm việc hoặc trong phòng Hội đồng nhà trường".
Nghe bạn kể, tôi thật sự bất ngờ, không hiểu vì sao hiệu trưởng trường này lại không cho giáo viên và nhân viên tham dự Lễ chào cờ đầu tuần?
Bởi không dự Lễ chào cờ, không hát Quốc ca, làm sao giáo viên mạnh miệng yêu cầu học trò phải hát đúng nhạc và lời Quốc ca theo Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Đáng nói hơn, là giáo viên và nhân viên nhà trường không ai có ý kiến với hiệu trưởng, để được dự Lễ chào cờ Tổ quốc và được hát Quốc ca?
Thế nên, vào ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường chọn một số học sinh để hát Quốc ca; còn Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên thì không ai hát cả.
Mới đây, trong công văn số: 3421/BGDĐT-VP V/v triển khai một số hoạt động đầu năm học 2019 - 2020 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu:Do chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc và Nhân dân". (Theo Công văn 1525 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
"Tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019-2020 thống nhất trên cả nước vào buổi sáng ngày 5/9/2019. Chương trình khai giảng có các nghi thức: đón học sinh đầu cấp, chào cờ, hát Quốc ca".
Thiết nghĩ, hiệu trưởng các cơ sở trường học cần nghiêm túc thực hiện Công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca và thực hiện nghiêm túc trong Lễ khai giảng năm học 2019- 2020.
Quy định tất cả giáo viên có giờ dạy vào sáng thứ Hai và nhân viên Tổ Văn phòng đều phải dự Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca; nếu giáo viên không có giờ dạy vào sáng thứ Hai, thì trong một tháng ít nhất một lần đến trường dự Lễ chào cờ Tổ quốc.
Đồng thời nhà trường nên đưa nội dung tham dự Lễ chào cờ Tổ quốc là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua và xếp loại viên chức của đơn vị.
Ngoài ra Ngành Giáo dục và Đào tạo cần yêu cầu các cơ sở trường học phải giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện thêm quy định:
"Khi đến bất kỳ các cơ quan hoặc trường học, mà nơi đó đang làm Lễ chào cờ Tổ quốc, phải đứng nghiêm tham dự; khi Lễ chào cờ xong mới vào cơ quan, trường học.
Trần Vũ
Theo giaoduc.net
Vì sao GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM không dự khai giảng năm học mới? Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có phản hồi về thông tin ông Lê Hồng Sơn-GĐ sở không dự lễ khai giảng năm học mới 2019-2020. Lễ khai giảng năm học mới - Ảnh: P.V Ngày 28.8, UBND TP.HCM có văn bản khẩn số 3547/UBND-VX về việc "Lãnh đạo Thành phố dự Khai giảng năm học 2019 - 2020". Công văn của UBND TP.HCM nêu:...