Mường Ảng nỗ lực vận động học sinh dân tộc thiểu số ra lớp
Nhận thức hạn chế, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đường từ nhà đến lớp quá xa… là những nguyên nhân cơ bản khiến mục tiêu huy động học sinh dân tộc thiểu số ra lớp ở huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) gặp nhiều khó khăn.
Song với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019 Mường Ảng đã cơ bản khắc phục khó khăn, số lượng học sinh ra lớp tăng vượt bậc, chất lượng giáo dục toàn diện của huyện được nâng lên rõ rệt.
Thầy, trò ở điểm bản Chan 2 , xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng trong giờ học.
Kể về khó khăn trong công tác huy động học sinh ra lớp những năm trước, thầy Lê Văn Thống, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) huyện Mường Ảng gói gọn trong mấy chữ: “Gian nan vô cùng”. Những câu chuyện kể về sự gian nan ấy nếu chắp lại sẽ như một… trường ca. Bởi phong tục, tập quán và nếp nghĩ, cho nên phụ huynh, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao không coi trọng sự học như khu vực thành phố, thị trấn. Với bà con, trai lớn đến tuổi phải lấy vợ, gái lớn lấy chồng mà tuổi lấy vợ lấy chồng lại thường từ tuổi 13. Vì vậy, nhiều em học sinh THCS chỉ về nhà nghỉ Tết hay nghỉ hè là đã hoàn thành “việc hệ trọng” đời người. Không ít em lấy vợ, lấy chồng rồi ngại đi và nghỉ luôn; số trở lại trường là rất ít. Bên cạnh đó là tình trạng học sinh mẫu giáo, nhà trẻ ít đi học cũng phổ biến bởi cha mẹ bận đi làm nương không có thời gian đưa con đến lớp; nhiều gia đình đem con đi làm và ở nương cả tháng trời. Do đó, dù có muốn giáo viên cũng không thể tìm gặp mà vận động, tuyên truyền.
Nhận thấy đầy đủ nguyên nhân, thực trạng khiến tỷ lệ huy động học sinh ra lớp của huyện nhiều năm không đạt, đầu năm 2018, Phòng GD và ĐT chủ động tham mưu UBND huyện báo cáo, xin ý kiến Thường trực Huyện ủy để ban hành văn bản phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, tổ chức hội đoàn thể thuộc huyện phải cùng ngành giáo dục vào cuộc tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp; coi huy động học sinh ra lớp là nhiệm vụ chung của toàn huyện chứ không riêng trách nhiệm ngành giáo dục. Nhiều giải pháp được đề ra song giải pháp cơ bản là tập trung mọi nguồn lực xây dựng trường, lớp học kiên cố, trang bị thêm trang thiết bị phục vụ dạy và học, tạo điều kiện tốt để phụ huynh yên tâm cho con đi học. Với các nhà trường, phải bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh; bảo đảm chế độ ăn cho học sinh bán trú, sao cho chất lượng bữa ăn được nâng lên và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trường học. Công tác điều tra phổ cập, nắm bắt điều kiện hoàn cảnh từng học sinh được thực hiện thường xuyên để không chỉ nhà trường mà các tổ chức đoàn thể có biện pháp động viên, thăm hỏi phù hợp.
Điển hình trong thực hiện giải pháp huy động học sinh ra lớp ở Mường Ảng là Đảng ủy, UBND xã Búng Lao. Với phương châm “Duy trì số lượng là việc của cấp ủy, chính quyền; bảo đảm chất lượng là việc của nhà trường”, từ năm 2018 Đảng ủy xã Búng Lao đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các nhà trường trên địa bàn xã phối hợp về từng bản vận động học sinh đi học; đưa nội dung duy trì tỷ lệ chuyên cần vào hội nghị giao ban tuần, tháng và coi đó là một trong những tiêu chí xét gia đình văn hóa để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân với việc tạo điều kiện cho con em đến trường. Đảng ủy xã còn giao nhiệm vụ cho từng đồng chí đảng ủy viên, cán bộ phụ trách bản cùng giáo viên vận động học sinh đã nghỉ học đi học trở lại. Nhờ đó, tỷ lệ huy động học sinh các cấp học ở Búng Lao tăng lên rõ rệt. Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Búng Lao Nguyễn Ngọc Hùng cho biết: Nhờ quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nên năm học 2018 – 2019 công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh các cấp ở Búng Lao đã không chỉ đạt mà còn vượt chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó, cấp THCS đạt 98%; cấp tiểu học và trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
Với Trường mầm non Hua Nguống, xã Ẳng Cang, việc vận động học sinh ra lớp được Ban giám hiệu nhà trường phân công cụ thể cho từng giáo viên. Do vậy, ngoài nắm rõ điều kiện hoàn cảnh từng học sinh, giáo viên địa bàn còn là người nắm rõ tâm tư của phụ huynh, học sinh để có cách động viên, thuyết phục phù hợp. Cô Đỗ Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mầm non Hua Nguống cho biết: 100% học sinh trên địa bàn là con em đồng bào DTTS, điều kiện sống hết sức khó khăn. Các bản vùng cao, xa trung tâm, như: Pú Cai, Pú Khớ, Pá Liếng, Hua Nặm thì không chỉ đường đi khó mà điều kiện sống của bà con càng khó hơn nhiều. Tại những bản này, 100% tỷ lệ hộ nghèo, nhiều em có bố mẹ mắc tệ nạn xã hội không được chăm sóc, nuôi dạy bình thường như bao trẻ khác. Để vận động học sinh ra lớp, đầu năm học hay sau những kỳ nghỉ dài, giáo viên nhà trường phải về từng gia đình thăm hỏi, giúp đỡ các em; nhiều cô giáo dùng cả tháng lương của mình để sắm quần áo mới động viên các em đến lớp. Với cách làm cụ thể, trách nhiệm và nghĩa tình của đội ngũ giáo viên, năm học 2018-2019 Trường mầm non Hua Nguống đã hoàn thành chỉ tiêu huy động trẻ mầm non ra lớp đạt 100%; tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 90%.
Điểm lại một số kết quả Phòng GD và ĐT huyện Mường Ảng đạt được trong năm học 2018 – 2019, thầy Lê Văn Thống khẳng định: Nổi bật nhất là tỷ lệ huy động học sinh DTTS ra lớp tăng vượt bậc; thực trạng học sinh nghỉ học, bỏ học ở nhà theo bố mẹ đi nương giảm rất nhiều. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 37,1% (tăng 7,8% so với năm học trước); trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi đạt 99,8% (tăng 6% so với năm học trước); tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%; tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi ra lớp đạt hơn 99%. Để học sinh DTTS yên tâm theo học, phòng GD và ĐT chỉ đạo thực hiện nghiêm chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ học sinh bán trú, hỗ trợ tiền ăn cho trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi… đúng quy định, bảo đảm chế độ đến đúng, đủ cho học sinh thụ hưởng.
Video đang HOT
Năm học mới sắp bắt đầu, những ngày này không riêng các thầy, cô giáo Phòng GD và ĐT huyện Mường Ảng lặn lội về từng bản, đến từng nhà gặp gỡ, vận động phụ huynh cho con ra lớp mà mỗi cán bộ, công chức huyện Mường Ảng cũng đang đồng hành cùng các thầy, cô trên những nẻo đường. Họ cùng nhau vượt đường xa dặm thẳm trên cùng hành trình nỗ lực đưa trẻ em DTTS đến trường, để sự học vùng cao ngày càng khởi sắc.
BÀI, ẢNH: LÊ LAN VÀ BÍCH HẠNH
Theo Nhân dân
Bố qua đời, nữ sinh trúng tuyển vào ĐH Dược phải gác lại giấc mơ giảng đường
Nhận giấy báo trúng tuyển Đại học Dược Hà Nội đáng lẽ là ngày hạnh phúc nhất đối với Thủy, nhưng đó lại là ngày đau đớn nhất bởi đúng ngày hôm ấy bố em qua đời sau cơn bạo bệnh.
Giờ đây giấc mơ giảng đường của em đành phải gác lại bởi mẹ em cũng đang bị ung thư.
Đó là hoàn cảnh éo le, nỗi đau đớn tột cùng của em Hồ Thị Thủy (18 tuổi) ở thôn Hòa Lạc, xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Khi các bạn cùng trang lứa chuẩn bị hành trang lên đường nhập học thì Thủy đang phải chịu tang bố. Và giấc mơ giảng đường đại học của Thủy có lẽ khép lại bởi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn (Ảnh: Khắc Mai)
Thủy là con út của ông Hồ Khánh Tùng (64 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tâm (56 tuổi). Nhiều năm liền, Thủy luôn là học sinh xuất sắc, 2 năm lớp 10 và 11 đạt danh hiệu học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh.
Những tờ giấy khen về kết quả học tập của Thủy
Đầu năm nay, mẹ Thủy được phát hiện bị ung thư vú. Đó thực sự là cú sốc lớn đối với Thủy khi kỳ thi quan trọng (tốt nghiệp THPT) chuẩn bị diễn ra. Kìm nén nỗi đau, Thủy vẫn cố gắng hoàn thành các bài thi của mình.
Khi nỗi đau, nỗi lo về sức khỏe của mẹ vẫn còn đó, thì Thủy tiếp tục chịu một cú sốc khác: bố em bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối.
Bố mẹ Thủy làm ruộng, thỉnh thoảng đi biển mưu sinh. Khi cả bố và mẹ đều mắc trọng bệnh, kinh tế gia đình trở nên túng quẫn, tiền bạc dành dụm nhiều năm qua được dồn để chữa bệnh.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 vừa qua, Thủy đạt 24,7 điểm khối A (Toán 9,2; Vật lý 7,25; Hóa học 8,25). Em đăng ký nguyện vọng 1 vào Học viện Kỹ thuật Quân sự song thiếu một điểm. Thủy sau đó làm hồ sơ xét tuyển bổ sung vào Đại học Dược Hà Nội và trúng tuyển.
Có lẽ Thủy chỉ giữ tờ giấy báo trúng tuyển đại học làm kỷ niệm
Ngày 20/8, Thủy nhận được giấy báo trúng tuyển của Đại học Dược Hà Nội. Đáng lẽ đây là ngày hạnh phúc nhất đối với Thủy, bởi đó là thành quả suốt 12 năm nỗ lực, phấn đấu. Thế nhưng, đó lại là ngày đau đớn nhất, bởi cũng tối hôm ấy, bố em đã trút hơi thở cuối cùng.
Nếu như các bạn cùng trang lứa đang hồ hởi chuẩn bị hành trang lên đường nhập học thì trong mái nhà của gia đình em Thủy đầy tang tóc, đau thương. Và có lẽ giấc mơ giảng đường sẽ dừng lại với em.
"Giờ em đậu vào ngành Dược nhưng để theo đuổi được thì rất tốn kém. Gia đình gặp nhiều biến cố, em không biết phải làm thế nào cả. Em tính nghỉ đại học, đi làm thuê để kiếm tiền giúp mẹ xạ trị ung thư", Thủy buồn bã nói.
Biết thông tin về hoàn cảnh éo le của em Thủy, lãnh đạo huyện Thạch Hà đã tới chia sẻ, động viên
Cô Đoàn Thị Huyền, giáo viên chủ nhiệm em Thủy chia sẻ: "Dù gia cảnh khó khăn và nhiều biến cố song em luôn biết vươn lên nghịch cảnh, trở thành học sinh giỏi của trường. Thủy xứng đáng là tấm gương vượt khó cho nhiều bạn khác noi theo".
"Sau những biến cố của em thì phía nhà trường cũng đang kêu gọi, tìm cách giúp em ấy được nhập học để thực hiện giấc mơ của mình", cô Huyền cho biết thêm.
Xuân Sinh
Theo Dân trí
Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi Nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi cha mẹ nhưng có nhiều nổ lực vươn lên trong học tập đã được nhận học bổng. Ngày 20/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Sojitz Việt Nam trao tặng 273 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn...