Muốn xin nhiều học bổng nhất vào ĐH Mỹ, nên nộp hồ sơ ở thời điểm nào?
Nộp hồ sơ vào Mỹ có nhiều đợt như RD/ED/EA/Rolling Admission… và thường được chia làm 3 vòng chính. Mỗi vòng có những đặc thù riêng, ứng viên tùy khả năng và mục đích để lựa chọn phù hợp.
Nội dung trên được các diễn giả giải đáp trong phòng tham vấn “ Bí quyết săn học bổng và hỗ trợ tài chính khi du học Mỹ” tại triển lãm hơn 50 trường đại học danh giá nhất Mỹ được tổ chức ngày 1/7 ở Hà Nội.
Các diễn giả chia sẻ chiến lược nộp hồ sơ nhằm tối ưu hóa khả năng giành học bổng.
Theo chia sẻ của diễn giả Lê Diệu Linh (một trong những học sinh Việt Nam đầu tiên được học bổng toàn phần vào ĐH Williams, Mỹ), ở đại học Mỹ ,có 3 vòng nộp hồ sơ.
Vòng nộp hồ sơ sớm gồm Early Decision (ED – nộp hồ sơ sớm có ràng buộc) và Early Action (EA – nộp hồ sơ sớm không ràng buộc) xảy ra vào tháng 11.
ED là vòng tuyển sinh có ràng buộc, ứng viên chỉ được nộp duy nhất một trường đại học, nếu được nhận vào trường đó thì cam kết đi và rút đơn ở tất cả các trường khác.
EA cũng là vòng nộp hồ sơ sớm nhưng không ràng buộc. Hạn nộp thường trong tháng 11 hoặc 12 và nhận kết quả vào tháng 1 hoặc 2. Tuy nhiên, vòng này không ràng buộc như ED. Ứng viên có thể chọn ra một trong nhiều trường đại học nhận mình để theo học và đưa ra quyết định cuối cùng về trường mình chọn trước 1/5.
Hầu hết các ứng viên nộp đơn ở đợt sớm có ràng buộc xác định đóng mức chi phí cao để tăng cơ hội được nhận học vào 1 trường đại học họ yêu thích nhất.
Tỉ lệ trúng tuyển của ứng viên nộp vòng này cũng cao hơn so với các vòng sau. Tuy nhiên, hồ sơ của ứng viên nộp vòng này cũng cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng, có sự nổi trội xuất sắc trong thành tích học tập cũng như hoạt động ngoại khóa.
Diễn giả Lê Diệu Linh, tốt nghiệp Đại học Williams – top 1 đại học khai phóng Mỹ.
Thứ hai, vòng thông thường (Regular Decision- RD) diễn ra vào tháng 1 năm sau. Đây là vòng nộp hồ sơ phổ biến nhất và cũng cho nhiều học bổng/hỗ trợ tài chính nhất.
Do vậy, nếu ứng viên nào muốn tối ưu hóa khả năng xin học bổng (xin nhiều học bổng/ hỗ trợ tài chính) thì nên nộp hồ sơ ở đợt này và đợt nộp RD, ứng viên được phép nộp đơn cho nhiều trường khác nhau.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây là vòng đông đảo thí sinh chọn nộp hồ sơ dự tuyển và có thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ hơn 2 vòng trước nên mức độ cạnh tranh cao hơn. Tỷ lệ trúng tuyển một số trường ở đợt này thấp hơn so với hai vòng trước (vòng ED và EA).
Thứ ba, vòng nộp hồ sơ cho đến khi đủ chỉ tiêu (Rolling Admission – RA). Ở vòng này, trường sẽ nhận học sinh cho đến khi đủ chỉ tiêu, thường rơi vào tháng 5 hoặc 6. Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đơn giản hơn các vòng khác. Tỷ lệ nhận học ở vòng này cao, nhất là với ứng viên có khả năng tài chính tốt. Song ở vòng này, trường thường ít xét hỗ trợ tài chính/học bổng cho ứng viên.
“Thông thường, các bạn xin học bổng cần tận dụng hết mức đợt nộp hồ sơ sớm. Vì ở vòng này, các thí sinh sẽ giảm vì không có nhiều thí sinh có thể nộp hồ sơ ở đợt sớm như vậy. Thứ hai, với yêu cầu nộp hồ sơ ràng buộc, thí sinh không được nộp quá nhiều trường. Lượng thí sinh giảm thì chúng ta sẽ giảm được sự cạnh tranh, hơn nữa lúc này ngân sách của trường còn nhiều.
Trong 2 năm gần đây, chúng tôi nhận thấy càng những bạn nộp hồ sơ sớm thì xác suất được nhận và học bổng được nhận sẽ cao hơn rất nhiều”, cô Lê Diệu Linh lưu ý.
Có chiến lược kỹ lưỡng
Theo các chuyên gia, ứng viên cũng nên biết rõ thực sự tài chính gia đình mình có thể đóng góp được là bao nhiêu để có lựa chọn vòng nộp hồ sơ phù hợp nhất. Có nhóm trường đại học không quan tâm học sinh đóng bao nhiêu tiền thường là nhóm Ivy League, tuy nhiên nhóm trường này đòi hỏi học sinh có hồ sơ rất nổi bật.
Ngoài ra, nhóm đại học Mỹ top 40-100, cũng có chất lượng tốt, để có kết quả tối ưu nên có dữ liệu hệ thống các trường đại học tại Mỹ.
Nói về chiến lực phù hợp để tối ưu hóa khả năng giành học bổng ở Mỹ, em Vũ Tuấn Minh (Sinh viên Việt tại Đại học Rice, Mỹ) cho rằng: “Nên hỏi những anh chị đi trước đã từng học ở trường về cách trường cấp học bổng/ hỗ trợ tài chính như thế nào”.
Em Phạm Tuấn Bảo Châu, sinh viên Việt tại Đại học Yale, Mỹ (ngồi giữa) chia sẻ kinh nghiệm bản thân.
Em Phạm Tuấn Bảo Châu (sinh viên Việt tại Đại học Yale, Mỹ) chia sẻ: “Nộp hồ sơ vào Mỹ có nhiều đợt, thường đợt Early Decision hoặc Early Action sẽ có nhiều học bổng hơn. Theo em, nên chọn các trường vừa khả năng tài chính của mình hoặc trường mình thích.
Ngoài ra còn có đợt Restrictive Early Action (REA), chỉ cho nộp hồ sơ vào một trường, những trường sử dụng đợt này thường xét hồ sơ không nhìn vào khả năng chi trả của mình để quyết định xem mình có hợp hay không mà họ chỉ nhìn vào hồ sơ học thuật, độ xuất sắc của ứng viên. Những trường này không có nhiều, trước đây em cũng nộp vòng này vào ĐH Yale”.
Tóm lại, để chinh phục thành công đại học Mỹ, ứng viên cần chuẩn bị sớm, xây dựng hồ sơ tương đối mạnh về học tập, hoạt động ngoại khóa và quan trọng không kém là chọn đúng trường, đánh giá đúng tương quan của hồ sơ của mình so với trường.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Du học sinh Việt định cư ở Mỹ: Ở đâu quen đấy, đánh đổi để nhận về
Người Việt định cư ở Mỹ, đối với cánh đàn ông có lẽ sẽ khó khăn hơn vì bạn bè, nhậu nhẹt, "bù khú" sẽ ít hơn...
Du học rồi sau đó nỗ lực kiếm được việc làm và "thẻ xanh" định cư tại Mỹ, các bạn trẻ Việt đã chấp nhận cùng lúc cơ hội, thách thức và nhiều đánh đổi.
"Cơ hội lớn nhất của anh/ chị khi du học tại Mỹ là gì? Sự đánh đổi lớn nhất của anh chị khi quyết định sống và làm việc tại Mỹ. Anh chị có ý định quay về sống và làm việc tại Việt Nam hay không và tại sao?", một bạn trẻ đặt câu hỏi đến các diễn giả Việt đang định cư tại Mỹ trong chương trình "Xin việc theo con đường khoa bảng tại Mỹ - Cơ hội và thách thức?" diễn ra mới đây.
"Hào nhoáng" cho đàn ông ít hơn ở Việt Nam
Về vấn đề này, TS. Đinh Công Bằng - người có 20 năm làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam và Hoa Kỳ; hiện là nhà hoạt động cộng đồng trong các lĩnh vực giáo dục quốc tế, việc làm, và định cư tại Hoa kỳ chia sẻ rằng, thực ra "sống lâu ở đâu quen đấy".
"Mình thấy bạn bè mình sống lâu ở châu Âu, hay sang Singapore, sang Úc, Canada thì ai cũng nghĩ đấy là nơi tuyệt vời nhất thế giới và những bạn quay về Việt Nam thì cũng bảo: chỗ này tuyệt vời nhất thế giới", nó là cảm quan khó có thể so sánh.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm sống ở Mỹ, mình nghĩ đàn ông Việt sẽ khó khăn hơn phụ nữ một chút vì bạn bè, nhậu nhẹt bù khú sẽ ít hơn. Còn đánh đổi gì? Nếu dành riêng cho bản thân, thì theo mình nghĩ, hào nhoáng cho bản thân ở xã hội Việt Nam nhiều hơn cho đàn ông Việt (đặc biệt ở lứa tuổi trung niên). Nếu ai thích cái đó nhiều hơn thì tại Mỹ không có vì ở quốc gia này, mọi thứ đi vào rất cụ thể nên bớt hào nhoáng hơn.
Những thứ cho mình thì quá nhiều, rất nhiều lựa chọn trong cuộc sống và mọi thứ khác", TS Bằng cho biết.
Theo TS. Bằng, những người có giao tiếp xã hội thì người đó sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi sống tại Mỹ. Ngược lại, một số người sống thiên hướng đóng khép về mặt xã hội sẽ thấy nước Mỹ không phải là nơi của họ.
Du học rồi sau đó nỗ lực kiếm được việc làm và "thẻ xanh" định cư tại Mỹ, các bạn trẻ Việt đã chấp nhận cùng lúc cơ hội, thách thức và nhiều đánh đổi.
Qua 10 năm ở Mỹ, TS. Quyên Nguyễn (nhà khoa học Việt công ty dược Abbvie, Hoa Kỳ) cho biết, cơ hội lớn nhất khi sang Mỹ du học là được học và làm việc trong một môi trường vô cùng chuyên nghiệp.
"So sánh đơn giản là khi mình học đại học ở Việt Nam thì trong 4 năm đại học mình chưa bao giờ chạy thành công một phản ứng hóa học nào hết nhưng bây giờ một ngày, mình có thể chạy thành công 10 phản ứng vì mình được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp hơn, cơ sở vật chất thiết bị thí nghiệm, người hướng dẫn giỏi giúp mình học được rất nhiều và tự tin với kiến thức chuyên ngành", nữ tiến sĩ chia sẻ.
Theo chị Quyên, đánh đổi lớn nhất đối với chị là không được ở cạnh gia đình, bạn bè nhưng ở đâu thì quen đấy, không có bạn bè ở Việt Nam thì mình có bạn bè bên Mỹ.
"Tạm thời mình chưa có ý định quay về Việt Nam làm việc vì vẫn đang trong giai đoạn tích lũy kinh nghiệm và ổn định công việc", TS. Quyên Nguyễn tâm sự.
Cơ hội và thách thức song hành, vượt qua để bám đuổi mục tiêu lớn
Bạn Uyên Trần (cử nhân Tai chinh trương Iowa State, hiện là nhân viên công ty Rockwell Collins, Mỹ) cho biết, cũng như những người Việt du học, em cũng như mọi người phải chấp nhận đánh đổi xa gia đình nhưng bù lại, Uyên có những mối quan hệ mới, bạn bè mới, mở rộng kiến thức.
Uyên chia sẻ câu chuyện của bản thân: "Bản thân em khi còn là sinh viên năm nhất, năm hai đã băn khoăn việc có nên quay trở lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp không, định hướng lâu dài là ở đâu. Năm hai, em nhận được lời mời làm thực tập ở Mỹ, nhưng em cũng từ chối lời mời đó và quyết định trở về Việt Nam để thử nghiệm xem là môi trường làm việc nước nhà như thế nào.
Em thực tập ở một công ty là quỹ đầu tư mạo hiểm của tập đoàn đa quốc gia để thử xem những điều đã học ở trường lớp tại Mỹ có thể áp dụng mang về thực hành ở Việt Nam hay không.
Em nghĩ những bạn thực sự giỏi, biết tận dụng hết khoảng thời gian ở Mỹ học tập, làm việc thì ở đâu các bạn cũng có thể làm việc và phát triển rất tốt dù có về Việt Nam, qua Singapore, qua Mỹ hay các nước châu Âu khác.
Thứ hai, cá nhân em xác định mục tiêu lâu dài của bản thân là muốn đóng góp nhiều nhất có thể cho Việt Nam và song song với việc phát triển bản thân, tích lũy thêm kinh nghiệm chuyên ngành.
Qua thực tế thực tập làm việc ở cả hai quốc gia, em thấy cái mình có thể làm tốt nhất là vẫn tiếp tục làm việc ở Mỹ, trau dồi thêm kinh nghiệm bản thân, song song đó có thể tham gia các hoạt động cộng đồng để chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ Việt cùng ước mơ du học Mỹ".
Chị Đoàn Thị Minh Phượng (Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Hành chính công ở trường Đại học Indiana, Bloomington, Hoa Kỳ) cho rằng: "Người Việt được đào tạo ở Mỹ thì thái độ cách nhìn nhận vấn đề rất mở, đa chiều. Đó cũng là một cái lợi, tư duy phân tích, giải quyết, cách nhìn vấn đề nhiều chiều giúp họ luôn luôn có nhiều phương án, miễn sao mình bám đuổi được các mục tiêu lớn của bản thân".
Chị Phượng nhấn mạnh, ở Mỹ có rất nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên song hành là những thách thức và nếu vượt qua được những thách thức đó thì các bạn sẽ ngày một phát triển bản thân hơn.
Lệ Thu (ghi)
Theo Dân trí
56 sinh viên đầu tiên của ĐH Fulbright Việt Nam nhập học ĐH Fulbright Việt Nam đã quyết định nhận 56 thí sinh nhập học vào trường trong năm học đầu tiên khai giảng vào tháng 9 tới. Các thí sinh TP.HCM tham gia tuyển sinh vào ĐH Fulbright Việt Nam - Ảnh: FUV Các thí sinh trúng tuyển đến từ 18 tỉnh thành; trong đó 20% đến từ miền Bắc, 25% từ miền Trung,...