“Mượn” Văn Hóa Làm Chất Liệu Sáng Tạo Trong Thời Trang Cao Cấp: Sai Một Li, Đi Một Dặm
Có lẽ, giới mộ điệu không còn mấy lạ lẫm trước những BST lấy cảm hứng từ các nền văn hóa khác nhau đến từ nhiều nhà mốt xa xỉ thời gian qua. Thế nhưng, ranh giới giữa việc “lấy cảm hứng” và “chiếm đoạt” văn hóa là vô cùng mong manh.
Không mới mà cũng chẳng bao giờ cũ, chiếm đoạt văn hóa dường như là một trong những đề tài “ nóng hổi” khiến giới thời trang xôn xao trong suốt hơn một thập kỷ qua. Các nhà thiết kế thường chọn văn hóa đặc trưng của các quốc gia làm nguồn sáng tạo không phải vì chúng khiến BST của họ trông khác biệt hơn so với những mùa trước, cũng chẳng phải chiêu trò tạo tiếng vang dư luận. Mà ở đây, văn hóa, bên cạnh nghệ thuật, là chiếc cầu nối gắn kết các quốc gia, sắc tộc và giới tính lại với nhau. Chính vì lẽ đó mà giới mộ điệu có thể dễ dàng tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo từ văn hóa và nghệ thuật thông qua các tạo tác thời trang của các nhà mốt danh tiếng. Thế nhưng, một khi một BST có sự xuất hiện của các yếu tố văn hóa, điều này thường dẫn đến hai kết quả: một là tôn vinh nền văn hóa đó, hai là chiếm đoạt văn hóa.
Rõ ràng, bốn kinh đô thời trang lớn nhất thế giới bao gồm Anh, Mỹ, Ý và Pháp đều là quê nhà của hầu hết các thương hiệu thời trang xa xỉ có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của địa hạt thời trang. Nhìn chung, các nhà mốt xuất thân từ bốn kinh đô này đều mang lối thiết kế Bourgeois (phong cách tư bản) đặc thù: cổ điển, sang trọng và chỉn chu với nhiều lớp trang phục, phụ kiện. Nhưng các nhà mốt không thể dặm chân tại chỗ ở mỗi đất nước của mình, mà cần phải “xâm nhập” thị trường tiềm năng màu mỡ hơn cũng như lãnh địa sáng tạo đột phá, mới mẻ hơn. Để làm được như vậy, niềm tự hào về di sản mang đậm dấu ấn Bourgeois vẫn chưa đủ, thậm chí phong cách này còn khá lạ lẫm so với cách ăn mặc của nhiều nước Á Đông, buộc các thương hiệu phải tạo nên những phép lai không chỉ kích thích niềm khao khát sở hữu của giới mộ điệu, mà còn không làm lu mờ các biểu tượng đặc trưng của nhà mốt. Và văn hóa chính là “chất xúc tác” mà các nhà thiết kế lồng ghép vào trong các BST của họ.
Quay trở lại câu chuyện về chiếm đoạt văn hóa trong thời trang. Đây chẳng phải vấn đề diễn ra gần đây, mà nó đã có từ trước khi thuật ngữ “thời trang”, “xu hướng” và “phong cách” được ra đời. Ở những năm thuộc thế kỷ 17, giới quý tộc Anh và Pháp vô cùng ưa chuộng sự lịch lãm và quyền lực từ bộ suit ba mảnh – bộ trang phục truyền thống từ các nước Hồi giáo. Không dừng lại ở đó, người của thời đại Nhiếp chính Anh thường diện mẫu quần churidaar truyền thống của Ấn Độ nhưng với phom dáng vừa vặn hơn. Những dẫn chứng đơn giản đó đã phần nào cho thấy sự giao thoa các nền văn hóa đã xuất hiện từ những thế kỷ trước, diễn ra đồng thời với việc truyền bá tôn giáo và tín ngưỡng ở các nước.
Ở thời điểm thời trang vươn lên trở thành một trong những nền công nghiệp bạc tỷ, cũng có không ít nhà thiết kế sử dụng yếu tố văn hóa làm chất liệu sáng tạo. Trong đó có thể kể đến BST CHANEL Métiers d’Art 2011 của NTK Karl Lagerfeld với những bộ trang phục lấy cảm hứng từ đồ truyền thống Ấn Độ như saree, anarkalis và salwar-kameez; BST Gucci Thu Đông 2019 với chiếc mũ Indy Turban của người theo đạo Sikh; và còn nhiều trường hợp khác.
Video đang HOT
Nhìn ở nhiều góc độ, quả thật rất khó để có thể xác định “lai lịch” thật sự của các phom dáng trang phục cơ bản (chẳng hạn như chân váy, áo thun, áo sơ mi…). Qua nhiều năm, giới mộ điệu xem đó là tài sản chung của nền thời trang. Riêng những dấu ấn mang bản sắc đặc trưng của các dân tộc, tôn giáo và quốc gia cần phải được tôn trọng. Chiếm đoạt văn hóa không còn là vấn đề khi các nhà mốt chia sẻ rõ ràng về nguồn cảm hứng về nền văn hóa mà họ khai thác trên các món đồ thời trang. Có như vậy, đất nước sở hữu nền văn hóa đó mới có thể cảm nhận được sự trân trọng và tôn vinh của thương hiệu dành cho giá trị tinh thần tự hào của họ.
Đời thường hóa thời trang cao cấp: Đồ đẹp là để diện chứ không phải để dành
Thời trang cao cấp đang dần đi sâu vào phong cách đời thường, biến những món đồ vốn cơ bản trở nên sang trọng theo cách đầy tinh tế.
Chỉ cần nắm trong tay những bí kíp này thì dù diện đồ đơn giản đến mấy cũng ghi điểm tuyệt đối nơi công sở.
Những năm gần đây, làn sóng thời trang cao cấp/thời trang xa xỉ đã cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên nhiều mặt của cuộc sống. Khác xa với định kiến chỉ có mặt ở các bữa tiệc đẳng cấp hay các thảm đỏ quan trọng, thời trang cao cấp giờ đã ngày càng tiệm cận trở nên gần gũi, du nhập vào đời sống thực tế của mỗi người. Ngay trong chính street style đời thường của các ngôi sao lớn lẫn giới trẻ, các món đồ hiệu dần xuất hiện phổ biến hơn, có thể dễ dàng bắt gặp trong các outfit xuống phố.
Việc giản dị hóa thời trang cao cấp, đưa thời trang xa xỉ gắn liền với đời thường được gọi với cái tên mỹ miều và uyên bác hơn: "casual luxe". Đây là cách mà các thương hiệu thời trang cao cấp tiếp cận với giới trẻ, là cách các thương hiệu cao cấp gắn bó với khách hàng trong cuộc sống thực tế. Những thương hiệu như Hermès, Chanel, Gucci... trước đây thường bị cho là "ngoài tầm với" vì mức giá quá cao nay đã dần dần góp mặt vào những buổi dạo phố, trà chiều hay những buổi cà phê cuối tuần thảnh thơi.
Casual luxe là gì?
Casual luxe là sự kết hợp giữa nét dân dã đời thường và tính sang trọng đẳng cấp. Những món đồ thời trang cơ bản, năng động thoải mái có thể diện hằng ngày như áo phông, áo khoác, áo sơ mi khi được làm bằng chất liệu vải dệt hay các loại vải sang trọng cao cấp như satin, lụa, sequin, ren, da, voan... là ví dụ điển hình về casual luxe. Sự kết hợp này đem lại kết quả rất đáng chú ý, bởi nó giúp người diện có được vẻ ngoài thoải mái gần gũi mà vẫn tạo được sự đẳng cấp sang chảnh thể hiện vị thế của bản thân.
Casual luxe nhận được đông đảo sự ủng hộ, đặc biệt là ở giới trẻ và phái nữ - những người thích trẻ trung hiện đại nhưng phải kèm theo sự "chanh sả" đẳng cấp mà không quá hào nhoáng bóng bẩy. Thêm vào đó, sức ảnh hưởng của phong cách thời trang tối giản cũng giúp casual luxe được lòng nhiều đối tượng hơn.
Sức ảnh hưởng của casual luxe
Nhìn vào cách các thương hiệu thời trang cao cấp đang dần "giản dị hóa" phom dáng lẫn kiểu cách cắt may, tiết chế màu sắc trang phục là sẽ hiểu casual luxe đang được phổ biến tới mức nào. Có cầu thì mới có cung, mới có sự thay đổi.
Không thể phủ nhận, sức ảnh hưởng về mặt phong cách của các nghệ sĩ toàn cầu đến thế hệ Gen Z là cực kỳ khủng khiếp. Nó khiến chính những "ông lớn" trong làng thời trang buộc phải nhanh chóng thích ứng và chuyển mình, biến những bộ cánh từ hào nhoáng, cầu kỳ trước đây giờ trở nên tối giản và dễ ứng dụng - xuôi theo trào lưu casual luxe.
Những nghệ sĩ Hàn Quốc có sức ảnh hưởng lớn tới giới trẻ như BLACKPINK, TWICE, Song Hye Kyo... thường xuyên xuất hiện trên Instagram với loạt outfit đi chơi dạo phố cập nhật cuộc sống đời thường. Những món đồ thời trang họ mặc đúng là đến từ các thương hiệu cao cấp như Chanel, Gucci, Dior... nhưng chúng không hề lộng lẫy hay làm lố quá đà. Không dùng để khoe ra thương hiệu, các item ấy mang phom dáng cơ bản, vẫn thể hiện được nét đặc trưng riêng của nhà mốt nhưng theo cách tinh tế, khéo léo để người diện dễ dàng ứng dụng vào thời trang đời thường.
Và đó chính là mục tiêu mà các thương hiệu thời trang xa xỉ đang hướng tới: thúc đẩy doanh số và tăng độ nhận diện với người dùng thông qua việc đưa sản phẩm vào đời thường như 1 minh chứng "mua về để dùng chứ không phải để trưng". Bởi thế, không quá bất ngờ khi casual luxe lại được các thương hiệu lớn hưởng ứng đến vậy.
Mang thời trang cao cấp đi vào đời thường
Không dừng lại ở những tên tuổi đình đám toàn cầu, casual luxe còn cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các bạn trẻ từ Á sang Âu. Minh chứng rõ ràng nhất trong thời gian qua có thể kể đến những món đồ hot hit làm mưa làm gió trên mạng xã hội cho đến ngoài đời như: chân váy cạp trễ của Miu Miu, áo cardigan của Jacquemus...
Muốn ứng dụng casual luxe, bạn có thể học hỏi những cái tên có ảnh hưởng trong làng thời trang. Điển hình nhất là cô nàng Jennie - fashion icon Hàn Quốc với gu thời trang sang trọng mà tinh tế, thời thượng tạo nên xu hướng. Nhìn vào Instagram của Jennie, dễ thấy các item được cô nàng lựa chọn khi đi dạo phố, đi chơi ngoài trời thường đến từ những thương hiệu lớn như Chanel nhưng được mix&match và chọn lựa khéo léo. Đó là kiểu bodysuit đen - trắng tối giản, là chiếc áo phông đen Calvin Klein, là váy Alexander McQueen...
Ngoài Jennie, còn có những idol thế hệ mới gen 4 cũng đang cho thấy tiềm năng về mảng thời trang, trở thành hình mẫu mà các bạn trẻ Gen Z học hỏi lên đồ. Trong đó, mỹ nhân thế hệ mới, idol 2k4 Jang Won Young với phong cách tiểu thư sang chảnh đã thành công đem thời trang cao cấp vào cuộc sống đời thường một cách mềm mại và tinh tế. Cô nàng thường diện những mẫu trang phục cơ bản mang tính ứng dụng cao như chân váy/ áo sơ mi của Miu Miu, áo len Prada... tạo nên vẻ ngoài đáng yêu ngọt ngào nhưng vẫn thần thái "chanh sả".
Giản dị hóa thời trang cao cấp vẫn luôn là xu hướng nhận được đông đảo sự hưởng ứng trong suốt những năm gần đây. Những món đồ hiệu ngày càng đi gần hơn vào đời thường, xuất hiện với tần suất lớn trong kiểu dáng trang phục cơ bản mang tính ứng dụng cao. Với sự tối giản mà tinh tế, casual luxe đã cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ với đường lối kinh doanh của các nhà mốt lớn mà còn với cả nhu cầu mua sắm, phong cách ăn mặc của dân tình.
Bức thư tình tuyệt đẹp, vô điều kiện dành cho thời trang khiến ai cũng ao ước Tuần lễ thời trang cao cấp Pairs 2022 với show diễn đến từ nhà mốt của thế giới sáng tạo vô thực: Schiaparelli cùng ngôn ngữ thời trang quyến rũ bởi NTK Daniel Roseberry. Với một không gian xa hoa, những người mẫu bị vây quay làn sương khói mờ ảo đang sải bước trên sàn diễn ấm cúng, Roseberry đã đưa giới...