Muôn vàn chuyện học văn của teen khối A
Những teen khối A có rất nhiều bạn văn hay, đặc biệt là chất văn triết lí, có sự tư duy logic chặt chẽ, chải chuốt chẳng khác gì các bạn khối C đâu đấy!
Ai cũng biết những teen khối A thì cực siêu với những công thức lí, các phương trình hóa học dài “bất tận” và những bài toán hình hóc búa. Mọi người thường cho rằng dân khối A khô khan, suốt ngày chỉ biết cắm đầu cắm cổ vào mớ lí thuyết tẻ nhạt đó. Các bạn đã nhầm rồi đấy! Bởi những teen khối A có rất nhiều bạn văn hay, đặc biệt là chất văn triết lí và có sự tư duy logic chặt chẽ, một nét rất riêng với giọng lãng mạn, chải chuốt chẳng khác gì các bạn khối C.
Học văn cũng có công thức
Hẳn nhiều bạn sẽ ngạc nhiên, vì sao lại thế? Bởi văn chương là vô tận, không có điểm giới hạn, cùng một chủ đề nhưng mỗi người mỗi ý, còn với toán thì lại khác, một đề bài và chỉ một đáp số. Nhưng bạn thử để ý xem nhé, một bài văn bao giờ cũng có đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Chỉ cần bạn làm đầy đủ ý và câu văn mạch lạc là đã “Ok” rồi. Không còn gì phải lo lắng nữa.
Hạnh (17t) nói là dân chuyên toán lại không có năng khiếu văn chương nên mỗi lần kiểm tra văn là mình rất ngại. Chưa bao giờ điểm văn của mình qua ngưỡng 8 điểm, thế nhưng cũng chưa bao giờ dưới 6. Không biết phải gọi là gì, bí quyết hay thói quen, nhưng mỗi lần làm văn mình đều viết theo một khuôn mẫu, dàn bài muôn đề như một! Có gì về nhân vật là bê vào xen kẽ những dòng nhận xét, suy nghĩ, cảm nhận. Cuối bài bằng một câu tóm lại thế là ung dung nộp. Mỗi lần trả bài cô không chê bài mình dở, cô chỉ đùa là mình viết bài nào cũng như bài nào y khuôn như nhau, chỉ khác nhân vật.
Video đang HOT
Thực ra với những bạn không có năng khiếu văn thơ thì đây quả là một cách hiệu quả. Bởi với yêu cầu và thang chấm điểm thì bạn viết đúng và đủ ý đã có điểm trên trung bình. Cộng thêm trình bày sạch sẽ, chữ viết nữa thì môn văn cũng không có gì đáng phải lo.
Học văn cũng cần tư duy
Việc học toán có ích rất nhiều cho việc viết văn, bởi những bạn học được khối A hầu hết là những người có đầu óc tư duy rất tốt. Đặc biệt với những bạn giỏi hình học thì môn văn không phải là vấn đề trở ngại. Nếu cứ nghĩ học văn là thuộc lòng thì khác gì chúng ta như một con vẹt? Học văn trước hết cần hiểu nội dung của vấn đề nói đến là gì? Có thể một chủ đề nhưng có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau, chỉ cần một từ ngữ cũng đã làm vấn đề chuyển theo hướng khác. Vì vậy, cần phải xác định và phân tích rất kĩ đề bài yêu cầu mình làm gì.
Khó nhất vẫn văn nghị luận xã hội và văn chứng minh bởi việc đưa ra các luận điểm và lập luận để giải thích, chứng minh vấn đề là khá “cay cú”. Nhưng điều này lại được các bạn khối A giải quyết ngon lành. Bởi kĩ năng chứng minh hình học, vật lí của các bạn là khá tốt. Nói vậy không phải có ý rằng các bạn khối C tư duy kém hơn. Nhưng có nhiều bạn đồng tình cho rằng những bạn học tốt khối A thì có thể viết văn rất hay, ở đây mình không dám nói là học tốt cả khối C, bởi để học được khối C thì quả là không phải dễ chút nào.
Tùng (18t) chia sẻ: “Dù theo khối A nhưng mình thấy môn văn cũng có nhiều thú vị. Nó giúp mình có vốn sống, biết yêu thương và chia sẻ, không những thế, văn học còn làm giàu thêm tâm hồn mỗi người. Để làm được một bài văn hay bạn cần phải huy động rất nhiều kiến thức tổng hợp từ trong sách vở rồi đến cuộc sống thực tế bên ngoài. Điều quan trọng là phải làm sao gắn kết các lí lẽ của mình một cách hợp lí nhất, mạch lạc nhất và thuyết phục người đọc, người nghe nhiều nhất.”
Kết
Ứng dụng các kĩ năng trong việc học các môn chính của mình vào việc học văn là một trong những bí quyết của các teen khối A. Vì vậy, nếu lâu nay bạn vẫn còn sợ môn văn thì bây giờ sự lo lắng ấy đã được giải tỏa rồi đó. Hãy cứ nghĩ rằng mỗi đề văn như một bài toán và bạn sẽ giải nó theo cách của riêng mình thì sẽ ra được đáp số thôi, phải vậy không?
Theo K14
Điểm sàn khối A, D: 13 điểm; khối B, C: 14 điểm
Sáng nay 8/8, Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT đã họp và thống nhất mức điểm sàn năm 2011 như sau: điểm sàn khối A, D là 13, khối B, C là 14 điểm. Điểm sàn CĐ của khối A, D là 10, của khối B, C là 11.
Mức điểm sàn năm nay tương đương như năm 2010.
Về quy định điểm trúng tuyển, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm);
Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 1,5 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết.
Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.
Về việc đăng ký xét tuyển, thí sinh lưu ý, đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm Giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét tuyển.
Thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn ĐH trở lên; vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường cao đẳng thuộc các đại học) khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0).
Các trường quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn điểm sàn.
Thí sinh dự thi cao đẳng theo đề thi chung, chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH; trường CĐ thuộc các ĐH) khi có tổng điểm 3 môn thi từ mức điểm tối thiểu theo quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Các trường cao đẳng quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn mức điểm tối thiểu quy định.
Theo Dân Trí
Điểm sàn khối A, D: 13, khối B, C: 14 Cuối giờ sáng nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm sàn của kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2011, theo đó, điểm sàn từ 13-14 điểm đối với các trường ĐH, 10-11 đối với các trường CĐ. Thí sinh xem lại đáp án sau môn Toán khối A tại ĐH Ngoại thương Hà Nội. Đúng vào ngày đẹp (8/8), sau...