Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy đi cầu thang bộ!
Một bài tập đặc biệt tại nhà ngắn gọn, dễ thực hiện mà không cần máy móc tập thể dục, đã được khoa học chứng minh có thể giảm triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2, đốt cháy calo và duy trì vóc dáng, theo Express.
ShutterStock
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng leo cầu thang có thể làm giảm tới 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Trước đây, chưa ai xem leo cầu thang là một hình thức tập thể dục thực thụ, nhưng đối với nhân viên văn phòng và những người không có thời gian đến phòng tập, leo cầu thang nhanh chóng trở thành trào lưu mới để duy trì vóc dáng và giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2.
Những người mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích tập thể dục thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nguyên nhân là do các cơ bắp đang hoạt động sẽ sử dụng nhiều glucose hơn là các cơ bắp đang nghỉ ngơi.
Leo cầu thang bộ là một trong những bí mật được ít được tiết lộ nhất trong việc phòng ngừa bệnh tật, bác sĩ Harvey Simon, phó giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết.
Nghiên cứu, do Trung tâm y tế Bệnh viện Toyota Hidaka (Nhật) thực hiện, được đăng trên tạp chí của Mỹ, chuyên nghiên cứu về bệnh tiểu đường BMJ Open Research Research and Care, đã quan sát thấy chỉ cần đi bộ lên xuống cầu thang trong vòng 2 giờ sau khi ăn, có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị kháng insulin.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã đánh giá 16 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 2, tất cả đều không bị biến chứng mạch máu ngoại vi do bệnh tiểu đường và không thường xuyên leo cầu thang hằng ngày.
Những người tham gia được chia ngẫu nhiên vào hai thử nghiệm khác nhau, đi cầu thang và không đi cầu thang, với khoảng cách nghỉ ngơi giữa 2 thử nghiệm là 2 tuần.
Những người tham gia được hướng dẫn thực hiện leo cầu thang sau 60 và 120 phút sau mỗi bữa ăn (bữa sáng, bữa trưa và bữa tối). Mỗi lượt gồm 8 – 10 vòng liên tục từ tầng 1 lên tầng 2 và xuống lại tầng 1 (một tầng gồm 13 – 15 bậc) trong vòng 3 phút. Yêu cầu đi lên nhanh, sau đó đi xuống cầu thang từ từ. Sau khi leo cầu thang 3 phút, nghỉ 1 – 2 phút, lại tiếp tục 3 phút đi cầu thang, cứ thế lặp lại trong 1 giờ. Nhóm còn lại không leo cầu thang.
Sau 2 tuần thực hiện thử nghiệm, cả 2 nhóm nghỉ 2 tuần và thay đổi thử nghiệm, nhóm đã leo cầu thang sẽ nghỉ và nhóm nghỉ sẽ bắt đầu leo cầu thang theo cùng cách trên.
Kết quả là lượng đường trong máu của họ đã giảm đáng kể sau khi leo cầu thang, so với khi không leo cầu thang.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ cần 2 lần leo cầu thang vào lúc 60 phút sau bữa ăn và 120 phút sau bữa ăn, mỗi lần trong 3 phút, thực hiện đều đặn sau 3 bữa ăn: sáng, trưa và tối. Nghĩa là chỉ cần 6 lần leo cầu thang với tổng cộng 18 phút, sau 3 bữa ăn mỗi ngày, là đã đủ để giảm đường huyết. Nếu khó giữ thăng bằng, hãy vịn vào lan can và đi với tốc độ khá nhanh nhưng không quá vất vả.
Leo cầu thang sau bữa ăn sẽ đốt cháy calo, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm lượng đường trong máu và từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể của một người.
Các nghiên cứu cho thấy, lượng calo đốt cháy trong một phút khi leo cầu thang nhiều hơn so với chạy bộ.
Bằng cách leo cầu thang, một người siêng năng tập thể chất có thể tiết kiệm được nhiều chi phí mỗi năm cho các phòng tập thể dục tốn kém.
Ngoài ra, leo cầu thang hằng ngày giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Leo 8 tầng thang bộ mỗi ngày giúp giảm 33% nguy cơ tử vong sớm.
Theo Thanh niên
Bác sĩ cảnh báo: Leo cầu thang là "môn thể thao ngớ ngẩn" nhất cho đầu gối
Nhiều người không biết rằng, khi leo cầu thang, khớp gối của họ sẽ phải chịu áp lực cao gấp 4 lần trọng lượng cơ thể.
"Bạn chọn leo cầu thang như một môn thể thao? Sau khi đọc bài này, bạn sẽ muốn thay đổi suy nghĩ của mình".
Đó là nội dung bài viết của bác sĩ Rao Ruizhen, người ủng hộ quan điểm của tiến sĩ Gary Rao Rui rằng: Leo cầu thang là "môn thể thao ngớ ngẩn" do đầu gối sẽ dễ bị tổn thương vì phải mang trọng lượng gấp 4 lần cơ thể.
Đầu gối phải chịu áp lực gấp 4 lần trọng lượng cơ thể khi bạn leo cầu thang.
Ví dụ, một người nặng 60kg sẽ có tải trọng lên đầu gối hơn 200kg khi leo cầu thang, đi càng nhanh thì áp lực càng lớn.
Ông chia sẻ rằng có ba loại người nên cố gắng tránh loại hoạt động này: Người có đôi chân cong vòng kiềng, phụ nữ đang mang thai và bệnh nhân tim mạch.
Ngoài ra, những người có đầu gối không tốt cũng cần chú ý đến những điểm sau:
1. Không nâng vật nặng khi leo cầu thang.
2. Khi một trong hai chân bị yếu, leo cầu thang cần bước chân khỏe lên trước, xuống cầu thang dùng chân yếu trước.
3. Đừng làm đau đầu gối của mình chỉ vì muốn có một đôi chân săn chắc.
Rao Ruizhen cho hay nhiều người muốn có đôi chân thon thả, săn chắc nên chọn leo cầu thang để tập luyện, nhưng cái họ có được chỉ là làm tổn hại đầu gối của chính mình.
Thực tế, leo cầu thang không phải là một bài tập thể dục xấu, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với nó. Rao Ruizhen cho biết xuống cầu thang còn nguy hiểm hơn lúc lên, bởi nếu cơ bắp không đủ sức sẽ gây tổn hại sụn đầu gối, dây chằng xương bánh chè cũng có nguy cơ bị chấn thương cao.
Theo doisongphapluat.com
20 sai lầm nhỏ gây béo bất ngờ mà bạn không hay (P2) Những sai lầm dù nhỏ cũng có thể khiến cân nặng bạn tăng vù vù. 11. Bạn không cắt giảm lượng carbohydrate Nếu bạn có nhiều cân nặng để giảm và/hoặc các vấn đề về trao đổi chất như tiểu đường loại 2 hoặc tiền đái tháo đường, bạn có thể muốn xem xét chế độ ăn kiêng low-carb. Trong các nghiên cứu...