Muốn thi trắc nghiệm Sử điểm cao, đọc kỹ sách giáo khoa

Theo dõi VGT trên

Thi THPT quốc gia năm nay, Lịch sử là một trong những môn lần đầu thi trắc nghiệm. Để đạt điểm cao, thí sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, nắm vững khái niệm, bản chất của sự kiện.

Theo phương án thi THPT quốc gia năm nay, thí sinh có thể đăng ký thi một hoặc cả hai bài thi Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH). Trong đó, bài thi KHXH gồm Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân là những môn lần đầu thi trắc nghiệm.

Mỗi thí sinh sẽ thực hiện liên tiếp 3 môn thi trong thời gian 150 phút với mỗi môn thi 40 câu hỏi. Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn chương trình, nội dung thi tập trung trong sách giáo khoa lớp 12.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều học sinh, giáo viên vẫn hoang mang vì từ khi bộ công bố phương án thi đến khi kỳ thi diễn ra chỉ có 10 tháng để cả cô và trò phải thay đổi cả cách dạy lẫn cách học.

Nhiều áp lực

Giáo viên dạy Lịch sử Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận 9, TP.HCM chia sẻ nỗi khổ khi phải “áp”, “rèn” học sinh thay đổi cách học, tư duy cho kịp kỳ thi.

Giáo viên này nói: “Đầu vào thấp nhưng học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn phải thi đề chung với học sinh các trường THPT, thậm chí là học sinh trường chuyên nên giáo viên gặp nhiều áp lực”.

Muốn thi trắc nghiệm Sử điểm cao, đọc kỹ sách giáo khoa - Hình 1

Học sinh tham quan tìm hiểu lịch sử Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Cũng theo giáo viên này, từ khi có phương án thi, bài kiểm tra 1 tiết, giữa kỳ, kết thúc học kỳ có tới 70% trắc nghiệm, 30% tự luận để rèn học sinh. Tuy nhiên, giáo viên mới chỉ dè dặt ra đề dễ không dám ra đề khó. Vậy nhưng, trong số đó, có tới 1/3 học sinh tích bừa đáp án.

Giáo viên này lo lắng: “Thi trắc nghiệm sẽ nhẹ nhàng hơn cho thí sinh nhưng khi học xong, các em sẽ quên hết, không ghi nhớ được gì”.

Một giáo viên dạy Lịch sử ở trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho rằng, việc thay đổi phương thức thi môn này sang trắc nghiệm là phù hợp, bởi lẽ nó sẽ nhẹ nhàng hơn cho thí sinh. Đến thời điểm này, cả giáo viên và học sinh không còn nhiều băn khoăn, lo lắng.

Câu hỏi có đáp án gây nhiễu khó hơn

Lâu nay, các bài Lịch sử thường hay yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện, ý nghĩa lịch sử mà quên gợi mở cho học sinh cách tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Vì thế, nhiều em sẽ cảm thấy môn học giáo điều, khô cứng.

Video đang HOT

GS.TSKH Vũ Minh Giang

Theo đặt hàng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thạc sĩ Nguyễn Vũ (trường THPT chuyên Quốc học Huế) và thạc sĩ Thái Thị Lợi (THPT Đồng Hới – Quảng Bình) đã viết cuốn sách 1.800 câu trắc nghiệm Lịch sử. Sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 12 thi môn Lịch sử trong tổ hợp KHXH năm nay.

Thầy Nguyễn Vũ cho biết toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm được thầy và cô Lợi ra hoàn toàn trong sách giáo khoa. Có bài, thầy ra 30 câu hỏi nhưng cũng có bài có tới 100 câu trắc nghiệm xoay quanh các sự kiện, khái niệm, ý nghĩa lịch sử.

Các câu hỏi cũng được phân loại theo dạng nhận biết, đọc hiểu, tư duy thấp và vận dụng cần theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT về đề thi trắc nghiệm.

Ngoài nội dung kiến thức cơ bản của từng bài, còn có các câu hỏi móc xích, so sánh các sự kiện lịch sử, các giai đoạn lịch sử với nhau.

Theo thầy Vũ, mỗi câu hỏi trắc nghiệm sẽ có 4 đáp án. Trong đó, một đáp án đúng, 3 đáp án khác có thể hoàn toàn sai hoặc gây nhiễu (gần đúng với đáp án). Học sinh nắm không chắc sẽ hoang mang không biết nên chọn đáp án nào. Trong khi đó, với 40 câu hỏi, thí sinh chỉ có 50 phút để làm bài không có nhiều thời gian để tư duy, suy nghĩ.

Thầy Vũ cho rằng tuy viết sách như một tài liệu thêm cho học sinh ôn tập cũng như rèn cho học sinh kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm trong thời gian ngắn nhưng thầy khuyên, trước hết học sinh phải có kiến thức nền trong sách giáo khoa.

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên dạy Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM, cũng cho rằng trong 4 đáp áp thì kỹ năng quan trọng nhất là học sinh phải biết phân tích đáp án đúng để tích vào.

Để làm được điều này, trước hết, học sinh phải đọc kỹ sách giáo khoa để hiểu đồng thời biết kết nối các sự kiện với nhau tránh nhầm lẫn. Cô Thảo cũng cho rằng phương thức thi trắc nghiệm sẽ giúp thí sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên cũng đòi hỏi học sinh phải đọc sách và tư duy nhiều hơn mới đạt điểm cao.

GS.TSKH Vũ Minh Giang (ĐHQG Hà Nội) đang chủ trì dự án thay đổi cách dạy, học môn Lịch sử trong trường phổ thông cho biết, lâu nay, các bài Lịch sử thường hay yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện, ý nghĩa lịch sử mà quên gợi mở cho học sinh cách tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Vì thế, nhiều em sẽ cảm thấy môn học giáo điều, khô cứng.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử đang làm việc tích cực cho phần ý tưởng, chương trình đổi mới dạy học môn này. Khi hoàn chỉnh sẽ được vận dụng trong đổi mới dạy học Lịch sử trong trường phổ thông.

Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong

Nhiều trường thi thử đánh giá học sinh

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia, nhiều trường đã rục rịch cho học sinh chuẩn bị thi trắc nghiệm 8 môn và môn tự luận để từ đó có đánh giá chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Nguyên, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho rằng dự thảo quy chế có điểm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

"Tuy nhiên, điều khiến trường và phụ huynh lo lắng chính là năm nay có nhiều môn thi hơn nên cả giáo viên, học sinh sẽ vô cùng vất vả trong dạy và học", ông nói.

Thầy, trò chạy đua thời gian

Ông Nguyên cho biết sau khi có dự thảo, trường bắt tay vào chuẩn bị cho học sinh kiểm tra học kỳ I như kỳ thi THPT quốc gia. Học sinh được đánh số báo danh theo tên A, B, C và xếp 24 học sinh/phòng. Vì chưa có khả năng làm được mỗi học sinh một đề, trường chỉ cố gắng mỗi phòng thi có 4 mã đề khác nhau.

Giáo viên các môn cũng được huy động làm ngân hàng đề dựa theo cấu trúc đề minh họa 70% trắc nghiệm, 30% tự luận để học sinh tập dượt.

Ông Nguyễn Quý Xuân, Hiệu trưởng trường THPT Phúc Lợi, quận Long Biên (Hà Nội) cũng cho biết khoảng giữa tháng 12, trường sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ với 5 bài thi như quy định của kỳ thi THPT quốc gia.

Giáo viên được giao ra đề theo cấu trúc đề minh họa. Kỳ kiểm tra sẽ được tổ chức nghiêm ngặt, đảm bảo không có học sinh quay cóp để đánh giá chất lượng học sinh.

Nhiều trường thi thử đánh giá học sinh - Hình 1

Nhiều trường lo lắng tổ chức thi học kỳ như thi THPT quốc gia để đánh giá năng lực học sinh. Ảnh: Tiền Phong.

Cẩn trọng với 5 bài thi

Cô Thái Văn Anh, giáo viên một trường THPT tại Hà Nội cho rằng năm 2015, học sinh dự thi tốt nghiệp chỉ cần thi 4 môn, năm nay đã tăng lên thành 6 môn là một thay đổi lớn.

Từ khi Bộ Giáo dục công bố phương án thi đến nay, giáo viên phải tự đổi mới cách dạy lẫn phương pháp ra đề. Học sinh cũng vừa học vừa lo luyện đề trắc nghiệm để rèn kỹ năng nhanh nhạy chạy đua với thời gian làm bài thi.

Ông Nguyễn Văn Nguyên cũng cho rằng Bộ GD&ĐT tạo điều kiện cho học sinh đăng ký cả 5 bài thi nhưng lần này, trường cũng quyết định thi thử cả 9 môn (trừ Tin học, Thể dục) để từ kết quả đó có đánh giá chất lượng học sinh cũng như giúp học sinh có cái nhìn về khả năng của mình để lựa chọn môn thi đúng đắn hơn.

Việc trước mắt, từ nay đến kỳ thi không còn nhiều thời gian, trường sẽ tập trung toàn bộ đội ngũ giáo viên giỏi cho lớp 12 để dạy học và ôn tập. Lãnh đạo Phòng khảo thí của một sở GD&ĐT bày tỏ lo lắng kỳ thi năm nay với nhiều đổi mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đến kết quả thi của thí sinh.

Ông phân tích có những môn lần đầu thi trắc nghiệm như Lịch sử, Giáo dục công dân, Toán... giáo viên, học sinh vô cùng bối rối trong việc tìm kiếm tài liệu, đề thi để luyện đề trong khi Bộ không phát hành tài liệu ôn thi nào. Chưa kể, ở thời điểm này, nhiều sở mới cuống cuồng đi tập huấn cho giáo viên phương thức ra đề thi trắc nghiệm.

Nhiều trường ĐH muốn tự chủ tuyển sinh

PGS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết trường muốn được tự chủ xét tuyển sinh ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia. Còn theo kinh nghiệm sau một năm thực hiện tuyển sinh theo nhóm, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng nếu cả nước là nhóm lớn thì rất phức tạp về mặt kỹ thuật.

"Nếu đơn thuần các trường chốt cứng chỉ tiêu thì phần mềm kỹ thuật chạy được ngay lập tức và chỉ sau vài giờ đồng hồ là cho ra kết quả. Nhưng câu chuyện không đơn giản như thế vì còn phụ thuộc số lượng thí sinh đăng ký vào từng ngành; có ngành phải điều chỉnh, có ngành không điều chỉnh nên sẽ rất khó khăn", PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay.

Hơn nữa, theo phân tích của Hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội, trong quá trình chạy phần mềm, có những vấn đề sẽ xảy ra khó có thể lường trước được. Với một nhóm nhỏ, việc xử lý sự cố còn dễ, với hơn 400 trường ĐH, lúc đó xử lý thế nào?

Ví dụ tại nhóm GX năm 2016, ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa có 400 chỉ tiêu nhưng có tới 1.800 thí sinh đăng ký. Lúc chạy phần mềm lần đầu, điểm trúng tuyển trung bình lên đến 9,3. Trường phải đưa ra các tiêu chí phụ để đưa mức điểm chuẩn về 8,7 với 600 thí sinh trúng tuyển, nhưng chỉ có 320 thí sinh nhập học.

Chính vì vậy, PGS Trần Văn Tớp cho rằng năm 2017, thay vì tổ chức cả nước là một nhóm lớn, bộ có thể đưa ra các nhóm nhỏ theo khu vực địa lý với nguyên tắc các trường có thể tự nguyện tham gia, như thế vừa đảm bảo quyền tự chủ của các trường vừa chống ảo.

Riêng nhóm GX, nếu Bộ GD&ĐT quyết định cả nước chỉ xét tuyển chung một phần mềm thì các trường trong nhóm cũng hoàn toàn ủng hộ. Còn nếu bộ cho các trường tự quyết thì nhóm dự kiến sẽ mở rộng nâng số trường lên khoảng 20 trường trong khu vực Hà Nội.

Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cho rằng tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường. Bộ nên để các trường tự làm công việc của mình, chỉ hỗ trợ khi cần thiết, không nên làm thay các trường.

Giải pháp nào chống 'ảo'?

Các trường mong muốn được giao quyền tự chủ nhưng bên cạnh đó, lại rất lo "ảo". PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, đề xuất lần đầu xét tuyển, bộ nên cho thí sinh chỉ có một nguyện vọng.

"Kinh nghiệm năm 2016 cho thấy 25% thí sinh đủ điểm xét tuyển không đỗ lần đầu nhưng vẫn không tham gia xét tuyển những lần bổ sung tiếp theo. Có thể hiểu các em chỉ có nhu cầu học ở một trường, ngành nhất định nào đó, trượt thì thôi nên cho các em đăng ký nhiều nguyện vọng cũng không cần thiết. Một nguyện vọng, xét xong, không đỗ thì xét bổ sung, các trường thiếu cũng tuyển bổ sung", PGS Đoàn Quang Vinh nêu ý kiến.

Đồng ý với ý kiến của PGS Đoàn Quang Vinh, một vị chuyên gia giáo dục cho rằng lần đầu xét tuyển nên cho mỗi thí sinh một nguyện vọng.

Trước đó, từ năm 2015, khi tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT đã có ý tưởng cả nước chung một phần mềm xét tuyển. Nhưng năm đó, các trường không đồng tình.

Đến năm 2016, ý tưởng này tiếp tục được đưa ra dù trước đó, bộ đã quyết định cho nhóm GX được tuyển sinh. Nhưng sau đó, Bộ GD&ĐT vẫn vấp phải sự phản đối của các trường.

Theo Nguyễn Hà - Nghiêm Huê / Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trùm Điền Quân Color Man đi xin việc, nói về việc phá sảnTrùm Điền Quân Color Man đi xin việc, nói về việc phá sản
11:48:00 12/04/2025
Đám cưới đang viral khắp MXH: Chú rể đã đẹp trai còn cao 1m88, cô dâu xinh yêu ngất ngâyĐám cưới đang viral khắp MXH: Chú rể đã đẹp trai còn cao 1m88, cô dâu xinh yêu ngất ngây
12:18:24 12/04/2025
NSND Công Lý 10 lần sang Nhật chữa bệnh, vợ phải lo từng đồngNSND Công Lý 10 lần sang Nhật chữa bệnh, vợ phải lo từng đồng
11:47:20 12/04/2025
Kim Soo Hyun nhận tin "sét đánh ngang tai"Kim Soo Hyun nhận tin "sét đánh ngang tai"
11:40:24 12/04/2025
Soi visual dàn Chị Đẹp tổng duyệt concert: Minh Hằng tươi rói sáng bừng, Diệu Nhi lộ dấu hiệu tăng cânSoi visual dàn Chị Đẹp tổng duyệt concert: Minh Hằng tươi rói sáng bừng, Diệu Nhi lộ dấu hiệu tăng cân
14:04:53 12/04/2025
Lộ video 13 giây khiến HIEUTHUHAI nhận bình phẩm khiếm nhã khắp MXHLộ video 13 giây khiến HIEUTHUHAI nhận bình phẩm khiếm nhã khắp MXH
13:21:19 12/04/2025
Bài tập tiếng Việt dưới đây sẽ khiến bạn hoài nghi về khả năng dùng tiếng mẹ đẻ của chính mìnhBài tập tiếng Việt dưới đây sẽ khiến bạn hoài nghi về khả năng dùng tiếng mẹ đẻ của chính mình
15:56:36 12/04/2025
NSND Hồng Vân suýt bỏ vai vì sốt cao, nhiễm trùng máu đến mức cấp cứuNSND Hồng Vân suýt bỏ vai vì sốt cao, nhiễm trùng máu đến mức cấp cứu
12:13:51 12/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Minh Tú bất ngờ bật khóc khi nhắc tới một người đã khuất

Minh Tú bất ngờ bật khóc khi nhắc tới một người đã khuất

Sao việt

17:40:20 12/04/2025
Trong tập Miss International Queen Vietnam 2025 vừa phát sóng mới đây, giám khảo Minh Tú đã có những chia sẻ xúc động, khiến mọi người trong khán phòng rưng rưng nước mắt.
Ngôi sao 81 tuổi bí mật đính hôn cùng tình trẻ

Ngôi sao 81 tuổi bí mật đính hôn cùng tình trẻ

Sao âu mỹ

17:37:42 12/04/2025
Ngôi sao nhạc rock Mick Jagger, 81 tuổi, thủ lĩnh nhóm nhạc The Rolling Stones, đã đính hôn bí mật cùng mỹ nhân Melanie Hamrick, 37 tuổi.
Diễn biến gây sốc trong vụ ồn ào tình ái của tài tử Kim Soo Hyun

Diễn biến gây sốc trong vụ ồn ào tình ái của tài tử Kim Soo Hyun

Sao châu á

17:35:25 12/04/2025
Sau cuộc họp báo đầy nước mắt của tài tử xứ Hàn Kim Soo Hyun, những mâu thuẫn giữa anh và gia đình cố nghệ sĩ Kim Sae Ron chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hoa khôi bóng chuyền quân đội gây sốt ở Cúp Hùng Vương

Hoa khôi bóng chuyền quân đội gây sốt ở Cúp Hùng Vương

Sao thể thao

17:33:52 12/04/2025
Chủ công Nguyễn Thị Phương của Thông tin Đông Bắc gây ấn tượng mạnh không chỉ bởi tài năng mà còn sắc đẹp tại giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025.
Diện những kiểu áo này cùng quần jeans là chuẩn đẹp

Diện những kiểu áo này cùng quần jeans là chuẩn đẹp

Thời trang

17:06:24 12/04/2025
Một cách dễ dàng để nắm bắt ngay xu hướng diện trang phục họa tiết hoa cỏ mang đặc trưng của mùa hè chính là một chiếc áo voan in hoa. Phối chiếc áo xinh đẹp này cùng quần jeans cạp cao và sneakers rồi nàng không còn phải bận tâm về vẻ ...
Bức ảnh chụp KTX của một hot girl khiến dân tình hoảng hốt, đòi đi viện ngay: Xinh gái mà sao...

Bức ảnh chụp KTX của một hot girl khiến dân tình hoảng hốt, đòi đi viện ngay: Xinh gái mà sao...

Netizen

16:41:06 12/04/2025
Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao trước bức ảnh ghi lại cảnh tượng bên trong một phòng ký túc xá của một nữ sinh được mệnh danh hot girl - nơi lẽ ra phải là không gian sống gọn gàng, ngăn nắp thì lại khiến nhiều người choáng váng
Thực đơn 4 món nhà làm, nhìn là muốn ăn ngay

Thực đơn 4 món nhà làm, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:26:16 12/04/2025
Chỉ cần chút thời gian vào bếp là đã có ngay mâm cơm khiến ai nhìn cũng muốn ăn liền tay. Hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!
Mỹ nhân Trung Quốc là "yêu phi họa quốc" từ trong cốt cách: Đẹp nghiêng nước nghiêng thành, xé truyện bước ra ở phim mới

Mỹ nhân Trung Quốc là "yêu phi họa quốc" từ trong cốt cách: Đẹp nghiêng nước nghiêng thành, xé truyện bước ra ở phim mới

Hậu trường phim

16:09:39 12/04/2025
Ngay lúc này, mạng xã hội đang rần rần với loạt ảnh tạo hình mới của Vương Sở Nhiên trong bộ phim cổ trang Còn Ra Thể Thống Gì Nữa (Thành Hà Thể Thống).
Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan

Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan

Thế giới

16:06:55 12/04/2025
Ông cũng nhấn mạnh hai bên đã chỉ định cơ quan phía Mỹ phụ trách đàm phán với Hàn Quốc. Giới chức Mỹ đã lắng nghe lập trường của Hàn Quốc và chia sẻ quan điểm cũng như kỳ vọng của Washington.
Thành viên gầy nhất BLACKPINK "há hốc" khi xem Lisa tại Coachella, dàn "trai lạ" xuất hiện còn bạn trai tỷ phú thì sao?

Thành viên gầy nhất BLACKPINK "há hốc" khi xem Lisa tại Coachella, dàn "trai lạ" xuất hiện còn bạn trai tỷ phú thì sao?

Nhạc quốc tế

16:00:30 12/04/2025
Bên dưới sân khấu, thành viên gầy nhất BLACKPINK gây phấn khích khi không ngừng quẩy bên dưới theo từng set nhạc hay há hốc khi Lisa trình diễn.
Hai mẹ Hà Nội sống bằng lương 20 triệu/tháng, vẫn đều đặn tiết kiệm 5 triệu: Không phải vì giàu, mà vì biết tính toán!

Hai mẹ Hà Nội sống bằng lương 20 triệu/tháng, vẫn đều đặn tiết kiệm 5 triệu: Không phải vì giàu, mà vì biết tính toán!

Sáng tạo

15:54:00 12/04/2025
Tưởng như bất khả thi giữa đất Hà Nội đắt đỏ, nhưng hai người mẹ dưới đây vẫn khiến nhiều người bất ngờ khi chia sẻ cách sống tiết kiệm khoa học, đều đặn để dành 5 triệu đồng mỗi tháng dù thu nhập chỉ 20 triệu.