Muốn thầy cô hạnh phúc, ban giám hiệu cần thay đổi
Tâm thế vui, thoải mái, dạy học sẽ tốt, bỏ sức chăm lo cho học sinh cũng chẳng tiếc công. Một khi bị áp lực, mọi bực dọc sẽ trút lên đầu những học sinh vô tội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động “ Trường học hạnh phúc”, với thông điệp, thầy cô giáo thay đổi để hướng đến một môi trường sư phạm văn minh, thân thiện.
Trường học hạnh phúc được tạo nên bởi các hành vi chuẩn mực, trước hết là của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tâm, tận lực.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến ba tiêu chí yêu thương, an toàn, tôn trọng; hướng đến sự tôn trọng, thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ học sinh.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: VTV.vn.
Là một giáo viên, chúng tôi nhận thấy phong trào “Trường học hạnh phúc” do Bộ phát động vô cùng ý nghĩa và thiết thực.
Thế nhưng muốn học sinh được hạnh phúc thì trước hết mỗi thầy cô giáo phải được hạnh phúc.
Cụ thể, thầy cô trước tiên cần được tôn trọng, cần được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông.
Nhưng hiện nay, không ít trường học vẫn chưa làm được điều đó.
Giáo viên đến trường còn mang cảm giác ức chế sao học trò có những tiết học vui?
Chỉ khi thầy cô thấy vui, thấy thoải mái thì những tiết học mới thăng hoa, hiệu quả và ngược lại.
Thầy cô mà buồn bực thì luôn cau có, tiết học sẽ nặng nề biết nhường nào?
Và nguy hại hơn, đôi lúc học sinh chính là tác nhân làm bùng cơn giận dữ vô cớ và “sóng gió” sẽ trút xuống đầu các em.
Thầy cô không vui, thầy cô bị áp lực, bị căng thẳng phần nhiều đến từ những hành xử của Ban giám hiệu nhà trường.
Video đang HOT
Một số Ban giám hiệu đang sử dụng quyền uy của mình để tạo áp lực không nhỏ lên đầu giáo viên.
Không ít giáo viên than thở: “Đến trường mà lòng cứ nặng như chì, đầu óc căng thẳng, nặng nề cứ muốn dạy nhanh hết tiết rồi về cho khỏe”.
Tai họa từ “bờ vách có tai”
Để quản lý, không ít Ban giám hiệu các trường đã thiết lập một “đội mật vụ” quanh mình.
Đội quân này có nhiệm vụ nghe ngóng, nắm bắt tình hình của giáo viên để về báo cho Ban giám hiệu chấn chỉnh và đối phó.
Thôi thì có rất nhiều chuyện để trình báo, phần lớn là những chuyện không ai dám nói trong cuộc họp, không ai dám góp ý thẳng với Ban giám hiệu như về cách ứng xử, cách làm việc của họ với giáo viên hay chuyện về những bất cập của thông tư này, nghị định kia, chuyện về phương pháp dạy học chưa hiệu quả…
Không ít việc “nói đi thì nhẹ nói lại thì nặng” hay người trình báo “có ít xít ra nhiều” theo kiểu thêm mắm thêm muối, kiểu trả thù cá nhân…
Một người mắc lỗi cả trường “lãnh đủ”
Khi được “mật báo”, có hiệu trưởng xử sự một cách tế nhị như mời riêng những thầy cô ấy về phòng hỏi chuyện để tìm hiểu thêm.
Nhưng không ít hiệu trưởng chẳng thẩm tra, chẳng cần lắng nghe phản hồi từ cấp dưới.
Thế rồi họ mang ra cuộc họp hội đồng nhà trường nói móc mỉa, nói bóng nói gió, nói ám chỉ xa gần.
Có hiệu trưởng còn sỗ sàng lên giọng ngay trong cuộc họp theo kiểu như:
“Ai nói gì tôi biết hết. Các anh chị lo dạy dỗ, đừng tụm năm tụm ba tám chuyện rách việc lắm”…
Cuộc họp hội đồng nhà trường lẻ ra là nơi bàn về chuyên môn, bàn về những biện pháp giúp đỡ học sinh để nâng cao chất lượng dạy học…lại trở thành nơi để hiệu trưởng tỏ oai quyền.
Phần lớn, giáo viên nín lặng ngồi nghe, một số thầy cô giáo lớn tuổi bức xúc: “Ai nói, ai làm, tôi đề nghị chỉ tên và nói nhanh gọn. Chứ kiểu bóng gió, chửi hoài như thế này đau óc lắm”.
Dù nói thế, cũng chỉ để nghe, chứ chẳng thay đổi được gì bởi có những hiệu trưởng họ tự cho mình cái quyền được dạy dỗ giáo viên.
Bởi thế nên phần lớn các buổi họp hội đồng giáo viên đều có cảm giác chính mình đang bị tra tấn nhiều hơn là ngồi họp.
Chưa nói đến việc những giáo viên bị tố sẽ vĩnh viễn nằm trong danh sách “đen” của Ban giám hiệu.
Thế rồi, nhất cử nhất động của họ cũng bị để ý, bị soi mói một cách gắt gao.
Trong thực tế, những trường học có Ban giám hiệu nhà trường tâm lý, thân thiện và tôn trọng giáo viên thì các thầy cô thấy thoải mái và làm việc hiệu quả hơn nhiều.
Có giáo viên bật mí: “Tâm thế vui, thoải mái, dạy học sẽ tốt, bỏ sức chăm lo cho học sinh cũng chẳng tiếc công. Nhưng một khi bị áp lực, mọi bực dọc sẽ trút lên đầu những học sinh vô tội”.
Thế nên, kêu gọi thầy cô chúng ta thay đổi thì đầu tiên Ban giám hiệu mỗi nhà trường cần có sự thay đổi trong cách hành xử với giáo viên.
Thảo Ly
Theo giaoduc.net.vn
Để nụ cười luôn trên môi học sinh trong mỗi ngày đến lớp
Sáng 29/10, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) tổ chức hội thảo Xây dựng trường học hạnh phúc vì sự phát triển của mỗi học sinh.
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nỗ lực xây dựng trường học hạnh phúc
Hội thảo được tổ chức để thảo luận, bàn bạc và cùng đưa ra những giải pháp thể hiện quyết tâm chung tay xây dựng những lớp học, trường học hạnh phúc, hướng về học sinh, vì sự phát triển của mỗi học sinh.
Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cùng các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, lãnh đạo các nhà trường và đông đảo các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm.
Hội thảo Xây dựng trường học hạnh phúc
Thầy Đàm Tiến Nam- Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ: Có thể nói nhận thức về sự cần thiết của việc Xây dựng trường học hạnh phúc đã đạt được thống nhất cao.
Tuy nhiên, như thế nào là trường học hạnh phúc; làm gì để có trường học hạnh phúc; trường học hạnh phúc cần gì... vẫn luôn là những trăn trở của mỗi thầy cô giáo, mỗi nhà quản lý giáo dục.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Với những nỗ lực trong những năm qua, đến nay trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt được những thành quả nhất định trên hành trình Xây dựng trường học hạnh phúc. Nhưng để nụ cười luôn đồng hành cùng các con trong từng ngày đến lớp, để niềm vui hạnh phúc luôn tràn ngập sân trường, cần phải thay đổi nhiều hơn nữa, hành động nhiều hơn nữa để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho các con.
Thầy Nam bày tỏ: Học sinh đến trường không phải chỉ để học, mà đến trường là để sống và cuộc sống luôn cần có hạnh phúc. Việc Xây dựng trường học hạnh phúc luôn là mục tiêu, là nhiệm vụ trọng tâm của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong tháng 10, Trường đã tổ chức liên tiếp hai hội nghị chuyên đề về Xây dựng trường học hạnh phúc, thể hiện quyết tâm của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo
Tại hội thảo, cô Phạm Thị Bích Ngọc- giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 đã chia sẻ quá trình thay đổi của mình: Tôi đã thay đổi để học sinh của mình được hạnh phúc hơn. Giờ đây, với kinh nghiệm tích luỹ sau nhiều năm đi dạy, tôi được nhà trường giao làm khối trưởng khối 1.
Sự cố gắng vươn lên đã có kết quả và quan trọng hơn là niềm đam mê, tinh thần trách nhiệm đã giúp cô giáo trẻ như tôi gắn bó với sự nghiệp "trồng người". Tôi có thêm không chỉ một học sinh yêu mình như Tim mà hầu như được đón nhận điều đó từ tất cả học sinh trong các lớp tôi từng dạy trong những năm qua.
Những mô hình lớp học được chia sẻ để lan tỏa
Còn cô Vũ Tuyết Nga- giáo viên lớp 8D chia sẻ: Xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi thầy cô. Ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, khát khao ấy được lan toả từ những người thầy dành cả cuộc đời gieo hạnh phúc cho con trẻ đến những tâm hồn trẻ thơ luôn mong muốn thầy cô mình hạnh phúc.
Tất cả được nhúng trong bầu không khí giá trị sống để từ thầy cô đến học trò đều dũng cảm thay đổi bản thân, chấp nhận sự khác biệt. Thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc đã tạo nên lớp học hạnh phúc. Niềm hạnh phúc không chỉ ở lại mái trường mà còn lan toả về gia đình để phụ huynh cũng hạnh phúc với niềm vui của học sinh.
An Nhiên
Theo giaoducthoidai
Cô thay đổi, trò hạnh phúc khi đến trường Đúng như lời hứa của tôi hồi đầu năm với ban phụ huynh, em học sinh đó đã tiến bộ không ngờ, không còn đánh bạn cũng như tiếp diễn những hành động bất thường. Thầy cô cùng cán bộ quản lý giáo dục thay đổi vì mái trường hạnh phúc, giáo dục sẽ khởi sắc. Trong hành trình tìm kiếm những tấm...