Muôn nẻo đường lập nghiệp
Với những thí sinh dự thi đại học, có lẽ hiếm có bạn nào đặt cho mình câu hỏi nghiêm túc: “Tôi là ai? Tôi đang đứng ở đâu? Tôi có những tố chất và khả năng gì? Mong ước và khát vọng của tôi trong tương lai là gì?”…
Rất nhiều học sinh đi thi chỉ vì muốn làm hài lòng bố mẹ, thi vào những ngành “hot” và thi để cốt đỗ một trường nào đó, làm sinh viên… Đây là những tâm sự của các sĩ tử bày tỏ cùng “Chọn nghề cùng bạn” – cuộc thi do báo VietNamNet và Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain – Aptech tổ chức.
Chuyên gia tin học không có bằng đại học
Khách mời giao lưu với những thí sinh thi trượt đại học trong cuộc thi chọn “Chọn nghề cùng bạn” có chuyên gia lập trình trẻ Lê Mạnh Cường. Anh từng là thí sinh 8X không có bằng ĐH đoạt giải Á quân kỳ III – cuộc thi lập trình viên năm 2006 (Developer of the year 2006), chưa qua một trường ĐH công nghệ nào nhưng lại được các đồng nghiệp trong nghề coi là “chuyên gia của Java”.
Lỡ nhịp vào ĐH và ở nhà trong khi các bạn cùng trang lứa thi đỗ ĐH nhập trường, nhập lớp, Cường cũng cảm thấy rất buồn nhưng anh đã tự nghĩ cách để cứu lấy mình. Và Cường tự ngồi lại ngẫm nghĩ về các thế mạnh của mình, kết hợp với việc tìm hiểu các nhu cầu nghề nghiệp trên thị trường, cuối cùng, cậu quyết định chọn con đường tin học.
Tháng 9/2003, Mạnh Cường thi đỗ và nhập học tại Aptech. Tại đây, Cường đã tìm lại đuợc chính mình và rèn luyện hằng ngày để nâng cao kiến thức cũng như chuyên môn trong thực tế. Sau một thời gian, Cường đã trở thành một chuyên gia phần mềm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ Java. Hiện Cường là một trong những nhân viên nhỏ tuổi nhất của công ty Hoatech, đảm nhận vị trí chuyên gia kỹ thuật. Cường chia sẻ: “Tôi không bao giờ hết ước mơ. ĐH không phải là lựa chọn duy nhất. Trong lĩnh vực nào cũng vậy, đặc biệt là trong công nghệ thông tin, nếu tôi làm việc tốt thì chắc chắn sẽ không ai đuổi việc tôi bởi lý do tôi không có bằng ĐH cả”.
Từ câu chuyện và suy nghĩ của Cường, chúng ta có thể thấy rằng cánh cổng vào giảng đường Đại học là con đường tốt để mọi người phấn đấu nhưng đó không phải là cánh cửa duy nhất và còn rất nhiều con đường khác để đến đích thành công. Nên nhớ việc học tập là suốt đời. Dù học nghề thì cũng vẫn có nhiều cơ hội để tiếp xúc con đường học tập lên cao hơn.
Những yếu tố quyết định việc chọn nghề
Video đang HOT
Cuộc thi “Chọn nghề cùng bạn” thực sự là một diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều thí sinh với hơn 3.000 bài dự thi và hàng trăm thư viết tay. Những tâm sự này khiến nhiều bậc phụ huynh và các chuyên gia phải giật mình. Đó là nhiều bạn không tìm hiểu về nghề nghiệp sẽ làm, thi ĐH như kiểu “nhắm mắt thi cho xong”, giải phóng áp lực của cha mẹ, của xã hội, ra trường chỉ cần một nghề nghiệp để só công ăn việc làm và kiếm sống. Hay xu hướng bắt chước, cứ thấy nghề nào “hay hay”, nghề nào nhiều bạn trong lớp đăng ký … thế là thi mà không hề nghĩ đến việc liệu bản thân mình có độ tương thích nhất định đối với yêu cầu công việc hay không. Theo tiến sĩ Trịnh Hòa Bình đến từ Viện Xã hội học – một trong những chuyên gia tư vấn chọn nghề cho các bạn HS, đây là xu hướng chọn nghề mì ăn liền. Kết của của xu hướng này là các bạn HS đã hy sinh cả sở thích của mình mà vẫn không chọn đúng ngành nghề theo học.
Một câu chuyện được ngay chính những nhà tuyển dụng của Aprotrain – Aptech đưa ra, kể về hai trường hợp đến xin học và làm việc tại Aprotrain – Aptech: một người đam mê, yêu thích tin học, muốn thử sức ở vị trí này; một người lại mong đi làm để kiếm nhiều tiền nuôi gia đình. Ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain – Aptech đã nói rằng sau khi thảo luận nội bộ, đa số ý kiến cho rằng nên chọn trường hợp số 2, bởi người này có mục tiêu và động lực thực tế để học và làm việc. Họ biết bản thân cần gì, khả năng tới đâu và làm gì để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Đi đâu để được tư vấn chọn nghề?
Để chọn cho mình một nghề thích hợp, một công việc yêu thích và đáng giá đúng khả năng của mình thì khó có ai xác định chính xác được. Vì vậy, các em rất cần được giúp đỡ, được tư vấn. Vấn đề đặt ra: Đi đâu để được tư vấn? Nhất là vào thời điểm hiện tại, khi kỳ thi ĐH đã kết thúc và nhiều thí sinh trượt ĐH đang phân vân nên tiếp tục ôn thi hay đi học trường nghề.
Câu hỏi đã được ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp – Bộ GD&ĐT trả lời. Theo ông, hiện tại, mảng tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay còn chưa được chú ý đúng tầm. Tại các tỉnh cũng chưa có trung tâm tư vấn hướng nghiệp, tuy nhiên cần chú trọng về tính hiệu quả hơn nữa. Trường ĐHQG Hà Nội đang chuẩn bị đào tạo thạc sĩ ngành Tâm lý học hướng nghiệp, liên kết với Pháp, chuẩn bị một kiến thức tổng hợp về sư phạm tâm lý, kinh tế, lao động, thị trường… Đây là những nhân lực để chuẩn bị cho việc tư vấn hướng nghiệp cho các em HS sau này. Bộ GD – ĐT sẽ xúc tiến mạnh hơn các chương trình hướng nghiệp, đào tạo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp không chỉ cho HS mà cho tất cả những ai có nhu cầu học tập, tìm việc.
Trong thời gian chờ đợi, một bài trắc nghiệm nhỏ được các chuyên gia đưa ra để tìm được nghề nghiệp phù hợp với mình nhất: Hãy trả lời câu hỏi “Trong cuộc sống, làm việc gì thì mình cảm thấy thoải mái nhất?” Đây cũng chính là câu hỏi đầu tiên của các chuyên gia với những ai cần tư vấn chọn nghề.
Thông tin tuyển sinh Hệ thống Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech:
Chỉ tiêu tuyển sinh: 1000 sinh viên
Lập trình viên Quốc tế ACCP: 400 sinh viên
Kỹ thuật viên phần mềm ITT: 600 sinh viên
Đối với những sinh viên đăng ký nhập học trước ngày 15/08 sẽ nhận được những hỗ trợ thiết thực từ “Quỹ Khai Nghiệp” của Aprotrain-Aptech.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech
TP. HỒ CHÍ MINH: tòa nhà APTECH, số 32, đường D2 (góc D2 và D5), P.25, Q.Bình Thạnh.
Tổng đài Tư vấn Tuyển sinh : (08) 35 129 620
E-mail : aptech2@aprotrain.com
HÀ NỘI: tầng 4, tòa nhà APTECH, 285 Đội Cấn, Ba Đình.
Tổng đài Tư vấn Tuyển sinh : (04) 37 623 654
E-mail : aptech@aprotrain.com
Website: http://www.aptech-news.com
Theo PLXH
Sức nóng ngành chứng khoán giảm nhiệt
Hơn 4 năm trước, ngành Chứng khoán của mùa thi 2005-2006 "sốt xình xịch", thì nay ngành này đã giảm nhiệt. Đây là lời cảnh báo cho xu hướng chọn nghề theo trào lưu của thí sinh và phụ huynh.
Thị trường tuyển dụng thờ ơ, nhưng nhà trường vẫn lạc quan
Năm 2009, nhiều người đã nhìn thấy rõ sự sụt giảm mạnh của nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Chứng khoán. Theo thông số của mạng tuyển dụng trực tuyến Vietnamwork thì số cung và cầu của ngành Chứng khoán năm 2009 sụt giảm mạnh nhất với mức giảm là 63% về nhu cầu tuyển nhân sự và 9% về nhu cầu cung nhân lực. Không ít công ty chứng khoán tại TPHCM đã sa thải nhân viên để tinh gọn bộ máy.
Năm 2010, thị trường tuyển dụng ngành Chứng khoán không trở nên quá bi quan nhưng đây là năm đầu tiên đón một lứa sinh viên mới ra trường. Số lượng cử nhân ngành này đông đảo và không ít người trong số đó 4 năm trước đã chọn chứng khoán vì cơn sốt hầm hập của nó.
Học viện Ngân hàng vừa cho "ra lò" lứa K10 với 140 sinh viên. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, phó chủ nhiệm Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng cho rằng cơ hội có việc làm của sinh viên ngành này vẫn cao: khoảng 70% sinh viên đã có việc làm.
Theo thầy Phương, so với thời điểm năm 2006-2007, sức nóng của nguồn nhân lực chứng khoán đã giảm nhiệt nhưng cơ hội việc làm của sinh viên vẫn rất lớn. Mùa hè năm nay, thầy Phương cũng đã liên hệ được cho 40 sinh viên năm thứ 3 đi kiến tập tại các công ty chứng khoán.
Học chứng khoán ra trường làm kế toán, ngân hàng
Bắt đầu mở chuyên ngành từ năm 2000, Đại học Kinh tế Quốc dân vừa tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập chuyên ngành Thị trường chứng khoán. "Nhiều sinh viên của tôi ra trường giờ đã có mức thu nhập hàng trăm triệu cho tới cả tỷ đồng mỗi tháng", PGS.TS. Trần Đăng Khâm, trưởng bộ môn Thị trường chứng khoán, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho biết.
Cũng theo thầy Khâm, mức thu nhập trăm triệu đồng là bình thường đối với sinh viên ngành này sau khi ra trường. Mức lương các công ty thường trả là 10 triệu đồng một tháng, bên cạnh đó là phần trăm theo doanh thu môi giới. Đặc biệt, với những người phụ trách nhóm khách VIP thì mức thu nhập là khổng lồ.
"Hiện việc tuyển dụng nhân lực ngành này không còn rầm rộ như mấy năm trước nhưng cơ hội việc làm với thu nhập cao vẫn rất rộng mở. Mọi người thường nghĩ các em ra trường chỉ làm chứng khoán, nhưng các em có thể làm cả kế toán, ngân hàng, tài chính. Lứa ra trường gần đây nhất là K47 đều đã có công việc ổn định", thầy Khâm cho biết thêm.
Theo Sinh Viên Việt Nam
Bạn hợp với ngành nghề 'hot' nào? (Zing)- Mỗi thành công đều bắt nguồn từ sự lựa chọn đúng đắn. Bạn đang phân vân giữa rất nhiều nghề "hot" của ngành kinh tế: Tài chính kế toán, Quản trị kinh doanh Quốc tế hay Tài chính Ngân hàng? Trắc nghiệm nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời: 1. Tưởng tượng của bạn về mình sau 10...