Muốn làm nghề tốt cần kỹ năng, thái độ tốt
Đây là một trong những nội dung được đại diện các doanh nghiệp, các trường cao đẳng trao đổi sôi nổi trong tọa đàm ‘Chọn trường nghề cho lối vào đời’ do báo Tuổi Trẻ và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức sáng 25-8.
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm sáng 25-8 tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ – Ảnh: NHƯ HÙNG
Giáo dục nghề nghiệp là một mảng nội dung luôn được báo Tuổi Trẻ coi trọng. Nhiều năm qua, chúng tôi đã có những giải thưởng khuyến khích, tôn vinh giáo dục nghề nghiệp. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục hiến kế, với mục đích hàng đầu là giúp cho các bạn học sinh thêm những con đường vào đời thú vị nhất.
Nhà báo Đỗ Văn Dũng (phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ)
Tại buổi hội thảo, ông Trần Thiên Long – phó chủ tịch, tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM – nêu ra thực tế nhiều doanh nghiệp, khu chế xuất thích tuyển lao động phổ thông hơn so với cao đẳng hay trung cấp, trừ khi vướng các quy định bắt buộc. Nguyên do là bởi không ít cơ sở sử dụng lao động phải bỏ thời gian đào tạo lại.
Mang dép lê vào khu công nghiệp
Ông Long cho biết nhà trường và doanh nghiệp cần thêm nhiều liên kết để đi đường dài với nhau. Nhà trường nên mời gọi các chuyên gia từ doanh nghiệp về trường cộng tác giảng dạy, ngược lại doanh nghiệp có thể liên kết và đặt ra những đầu bài cho các trường giải quyết.
“Có thể cộng tác và hỏi các doanh nghiệp về nhu cầu, số lượng cần đào tạo để có được tiếng nói chung. Nếu không, sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng thì mất thêm nhiều thời gian đào tạo lại” – ông Long nói.
Một vấn đề khác mà ông Long đặt ra là về kỹ năng mềm. Trong đào tạo, doanh nghiệp luôn quan tâm kỹ năng mềm hơn so với các kiến thức chuyên môn.
“Chúng tôi có trao đổi với các giám đốc nhân sự của các doanh nghiệp lớn đều yêu cầu cái này. Họ cho rằng kiến thức, bằng cấp chỉ chiếm 25% quyết định lựa chọn một nhân sự, còn lại nằm ở thái độ, kỹ năng.
Chẳng hạn, đa số lao động đều nhạy bén nhưng lại không có tính cẩn thận, hay nhắm mắt tự ý bỏ qua những quy trình nên lắm lúc làm ảnh hưởng đến toàn bộ đơn hàng của doanh nghiệp. Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn cũng còn rất yếu” – ông Long nói thêm.
Tương tự, ông Lại Văn Sơn – giám đốc Công ty TNHH FujiTech – kể một trường hợp, các bạn trẻ theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà ông có dịp cộng tác được ông hướng dẫn rất kỹ về tác phong công nghiệp.
Video đang HOT
Khi xuống công trình, các bạn làm về điện phải mang giày, có bảo hộ, vừa ra dáng chuyên nghiệp, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.
Nhắc nhở rất kỹ là thế nhưng vẫn có những nhóm học viên khi đến các khu công nghiệp thực tập lại đi… dép lê. Lúc bị đơn vị nhắc nhở thì lấy lý do không có điều kiện chuẩn bị giày.
Bản thân ông Sơn cũng là người xuất thân từ trường nghề, theo học hệ 9 . Nhờ tự mày mò và chịu khó làm lụng, ông Sơn giờ đã trở thành giám đốc của FujiTech – công ty chuyên lắp đặt và bảo trì thang máy.
“Khi đó kinh tế gia đình không cho phép nên tôi chọn con đường học điện để sớm có việc làm phụ giúp gia đình” – ông Sơn nói. Có kinh nghiệm bước từ một người thợ lên giám đốc, ông Sơn chia sẻ các bạn trẻ cần cần cù và chắt chiu từng cơ hội có được.
Cần thời gian thay đổi
Trước những “đặt hàng” từ phía các doanh nghiệp tại buổi tọa đàm, ThS Trương Quang Trung – phó hiệu trưởng Trường CĐ Cao Thắng (TP.HCM) – đồng tình thái độ, kỹ năng hay tác phong công nghiệp là rất cần thiết với các học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp.
Hiện nay, trường không có một môn học hẳn hoi mang tên “kỹ năng mềm”, nhưng thầy cô thường lồng ghép các bài học quan trọng về kỹ năng trong các đồ án, dự án của sinh viên.
Ngoài ra, trường thường lưu ý các bạn về tác phong sạch sẽ, trước hết phải luôn làm không gian xung quanh mình sạch, gọn gàng. Hay trước mỗi đợt thực tập, thầy cô thường dặn dò các bạn rất kỹ về kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều bạn thường mắc lỗi: cách gọi và nghe điện thoại.
“Chúng tôi dạy các em khi gọi điện đến các sếp hay đối tác cần xưng tên trước, sau cần hỏi xem đầu dây bên kia có tiện nghe máy hay không. Những chuyện đó dù nhỏ nhưng sẽ gây ấn tượng với các doanh nghiệp” – ông Trung nói.
Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận để tạo được tác phong công nghiệp cần có thời gian, không phải chỉ với sinh viên mà còn ngay ở các thầy cô.
Chẳng hạn trước đây, hẹn dạy hay họp vào lúc 8 giờ thì 8 giờ mới có mặt. “Như thế là xem như trễ, phải có mặt sớm hơn. Chúng tôi đưa ra nhiều quy định và thường xuyên nhắc nhở. Thú thật sau 2 năm các thầy cô mới quen dần với tác phong này” – ông Trung nói.
ThS Nguyễn Đăng Lý – hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM – cũng cho biết trường ông không có môn kỹ năng mềm mà lồng vào từng học phần. Để mang tính thực tiễn, trường khuyến khích các khoa liên kết với lãnh đạo, chuyên gia từ các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ giảng dạy.
“Một số khoa trong trường đã lập ra các câu lạc bộ doanh nhân đồng hành, trực thuộc các khoa. Câu lạc bộ này giúp phản biện chương trình dạy học hay hỗ trợ khoa trong việc tìm quỹ học bổng hoặc việc làm đầu ra” – ông Lý nói.
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
ThS Ngô Thị Quỳnh Xuân – hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn – cho rằng việc định hướng ngành nghề cho các em không nên đợi đến cấp III mà có thể bắt đầu từ cấp II thông qua nhiều hoạt động giúp bạn trẻ trải nghiệm.
Bà Xuân cho biết một thực tế hiện nay là nhiều giáo viên cũng không rõ về hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Khi giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh làm hồ sơ xét tuyển, thường chỉ hướng dẫn hồ sơ cho các trường đại học mà bỏ qua các trường nghề.
Nhiều hướng đi sau lớp 9
Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm 2020 - 2021. Theo chỉ tiêu lớp 10 công lập với hơn 66.000 thì dự kiến có gần 20.000 học sinh không trúng tuyển.
Học sinh Trường trung cấp Việt Giao (TP.HCM) trong giờ thực hành nghiệp vụ buồng phòng du lịch khách sạn. Đây là một trong những trường tuyển nhiều học sinh vào học khi tốt nghiệp THCS - Ảnh: NHƯ HÙNG
Tôi nghĩ rằng học trường công không phải là con đường duy nhất. Học tiếp tục bậc THPT ở trường nghề, học nghề cũng là con đường sáng cho tương lai.
Ông NGUYỄN VĂN LÂM (phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM)
Hướng đi nào cho những em này?
Còn nhiều lựa chọn
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, nếu không đậu vào các trường THPT công lập, học sinh có thể chọn tiếp tục học ở các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cũng cho hay những em không đậu lớp 10 công lập vẫn còn nhiều lựa chọn tại các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
"TP.HCM có hơn 100.000 học sinh hoàn thành THCS nhưng có 82.000 em tuyển sinh vào lớp 10. Nghĩa là hơn 20.000 em đã xác định được việc học ở bậc THPT. Và sau kỳ thi, khoảng 20.000 em đó sẽ lựa chọn ở các trường ngoài công lập, GDTX và hệ thống các trường giáo dục nghề nghiệp. Tổng chỉ tiêu tôi nắm được từ các hệ này là hơn 35.000. Tức là tất cả học sinh đều có quyền lựa chọn sau THCS rất thuận tiện" - ông Hiếu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Hiếu thông tin thêm: "Hiện nay chương trình GDTX và THPT giống nhau. Các em chọn trường trung cấp chuyên nghiệp đi làm phụ giúp gia đình sau đó học liên thông vẫn được. Hoặc các em chọn trung tâm GDTX tại địa phương cho gần nhà, đi lại tiện. Nhìn chung, phải đặt việc chọn trường sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình lên trước tiên...".
Đa dạng ngành nghề
Theo thống kê của Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, hiện thành phố có 567 cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: 52 trường cao đẳng, 65 trường trung cấp, 86 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 364 cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung cấp cho thị trường lao động gần 250.000 người tốt nghiệp các trình độ. Chất lượng đào tạo một số lĩnh vực như điều dưỡng, dược sĩ, y sĩ... được quan tâm tuyển dụng. Bình quân, khối trung cấp có gần 80% học sinh tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, khối cao đẳng thì có gần 82%.
Ông Nguyễn Văn Lâm, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, đánh giá: "Công tác tuyển sinh các hệ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp trong năm 2019 vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó có 9 ngành dịch vụ tiếp tục chiếm tỉ trọng cao trong tổng số người học tuyển mới (chiếm hơn 75%), còn lại là 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và nghề tự do, dịch chuyển lao động".
Ông Lâm dẫn cụ thể ngành cơ khí điện, điện công nghiệp, công nghệ thông tin, đó là những ngành nhu cầu xã hội cao. "Dẫn như thế để các em học sinh cân nhắc lựa chọn ngành trong đa dạng các ngành ở hệ thống giáo dục nghề nghiệp" - ông Lâm nói.
Giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp
Cô Hồng Thị Thanh Thủy, phó hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM, cho biết: "Môi trường học tập ở trường chúng tôi luôn chào đón các em. Hiện tại chỉ tiêu chung cho cả cao đẳng, trung cấp là 1.775 em, tăng 10% so với năm trước. Hiện trường có 14 nghề đào tạo. Các em hoàn thành THCS vào đây học tiếp THPT hệ GDTX do trường kết hợp với Trung tâm GDTX - hướng nghiệp dạy nghề Gia Định dạy tại trường, song song với học nghề tự chọn mà các em thích. Các em chỉ học 1 năm rưỡi, năm cuối cấp tập trung học văn hóa nhiều hơn để thi hoàn thành THPT. Sau đó có thể liên thông lên cao đẳng".
Về cơ hội việc làm, cô Hồng Thị Thanh Thủy thông tin trường sẽ giới thiệu việc làm cho các em sau khi ra trường bởi trường có liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho sinh viên.
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý - hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM - cho biết hai năm qua trường đang áp dụng chương trình đào tạo 9 hệ cao đẳng (gồm đào tạo 7 môn văn hóa phổ thông) để đón các em học sinh hoàn thành THCS. Số học sinh đăng ký mỗi năm đều tăng.
"Số học sinh lớp 9 vào trường nghề theo hướng đào tạo này không những tăng về số lượng, mà cả chất lượng. Năm đầu tiên chỉ 20% số học sinh giỏi, năm tiếp theo con số này tăng lên 34,7%. Năm nay tiếp tục triển khai chương trình đào tạo đó. Trường áp dụng dạy 7 môn văn hóa và kèm dạy cao đẳng nghề cho học sinh ngay khi các em bước vào học chương trình lớp 10, 11".
Ông Lý cho biết thêm: "Các em có thể chọn những ngành đào tạo đại trà như: dược, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhà hàng khách sạn, điện công nghiệp... hoặc các chương trình chất lượng cao, chương trình quốc tế mà trường liên kết".
Nhiều con đường học tập khác nhau
Thạc sĩ Trần Thanh Hải - hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông - nói: "Có nhiều môi trường, nhiều con đường học tập khác nhau. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay là gần 1.000, các em sẽ học hệ GDTX được trường phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên đào tạo văn hóa cho học sinh. Đồng thời có các nghề thông dụng phù hợp như điều dưỡng, chăm sóc sắc đẹp, thiết kế đồ họa, công nghệ...".
Phân luồng sau THPT: Học nghề không lo thất nghiệp Trong tổng số hơn 900 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có khoảng 250 nghìn thí sinh không đăng ký xét tuyển Đại học (ĐH). Theo ông Đồng Văn Ngọc- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng (CĐ) Cơ điện Hà Nội, điều này cho thấy những tín hiệu tốt trong tâm lý của học sinh. Đó cũng là...