Muôn kiểu sinh viên làm thêm dip cận Tết
Nhiều sinh viên tranh thủ khoảng thời gian nghỉ trước Tết hay thậm chí không về quê ăn Tết cùng gia đình mà quyết định ở lại đi làm thêm đủ mọi ngành nghề, từ dọn dẹp nhà cho đến phục vụ bàn.
Bán hoa
Theo tin tức từ báo Dân Việt, trong số các mặt hàng bán cho dịp Tết thì hoa là lựa chọn đầu tiên của nhiều bạn sinh viên. Bởi hầu hết các bạn đều nghĩ rằng, buôn hoa không cần đầu tư nhiều vốn, không cần cửa hàng to mà vẫn thu được lãi cao, hơn nữa, đây lại là mặt hàng tiêu thụ rất cao trong dịp Tết.
Các sản phẩm hoa được sinh viên kinh doanh cũng rất đa dạng, từ hoa tươi, chậu hoa cảnh nhỏ cho đến hoa giấy, hoa giả tự chế… Năm ngoái, Lê Thủy (sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội) tranh thủ cùng người yêu “cá kiếm” dịp Tết bằng cách kinh doanh hoa tươi. Thủy tìm đến vườn hoa Mê Linh và Tây Tựu (Hà Nội) để nhập các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, lay ơn… sau đó đem về chợ Thành Công bán.
Bán hoa là vông việc ưa thích của nhiều nhóm sinh viên vào dịp tết. Ảnh minh họa
Thủy chia sẻ, trước khi quyết định buôn hoa đã phải tìm hiểu rất nhiều về cách chọn hoa, bó hoa, giữ cho hoa tươi… Cô bạn cùng người yêu thường xuyên phải dậy từ 2, 3 giờ sáng đến điểm lấy hoa, sau đó chuyển về chợ thật sớm để giữ chỗ. “Ngồi bán hoa như ngồi trên đống lửa, vì sợ trời nắng hoa nở sớm. Chưa kể không bán hết hàng thì chỉ còn cách đổ bỏ” – Thủy chia sẻ với PV báo Lao động Thủ đô.
Video đang HOT
Dọn dẹp nhà cửa
Hai năm học tập tại Hà Nội là hai năm Vũ Văn Minh (quê Thái Bình), sinh viên Trường ĐH công nghiệp, về nhà vào ngày 27, 28 tết do bận đi làm thêm. Minh cho biết, cuối năm, nhiều gia đình muốn “lột bỏ” không gian cũ bằng cách dọn dẹp, tân trang lại căn nhà của mình để đón tết.
Bởi thế, dịch vụ dọn nhà trở nên đắt hàng và đó là cơ hội để nhiều sinh viên làm thêm. Nhiều người nghĩ việc dọn nhà phù hợp với phụ nữ nhưng hiện nhiều gia đình thích thuê nam giới bởi ngoài dọn dẹp lau chui nhà cửa, nam giới còn có thể đảm nhận công việc sắp xếp lại giường tủ, đánh lại tường nhà, thậm chí sơn lại nhà.
Phục vụ bàn
Hầu hết những nơi thu hút đông đảo sinh viên đến làm thêm thường là các quán café, quán nước, chạy bàn các hàng ăn hay bán hàng cho shop quần áo, giày dép…Bởi lẽ, công việc tại đây cũng tương đối nhẹ nhàng mà mức lương cao, báo Kinh tế và Đô thị đưa tin.
Dịp cận Tết, các nhà hàng, quán cà phê rất đông khách nên có nhu cầu thuê sinh viên làm thêm rất cao. Ảnh minh họa
Đa số sinh viên làm thêm trong dịp Tết thường chọn hình thức làm việc theo ca. Bởi vì các bạn có thể chủ động hơn trong công việc. Thông thường, ca sáng chủ yếu từ 7h đến 12h trưa, chiều từ 13h đến 19h, tối từ 19h đến 23h, thậm chí có bạn có thể kiếm thêm ở ca muộn hơn tức là từ 23h đến 6h sáng hôm sau.Tùy theo từng nơi và thời gian làm việc mà mức lương trả cho người làm thêm cũng khác nhau, chủ yếu dao động từ 100-200 nghìn đồng/ca.
Bạn Lê Thị Thảo (sinh viên học viện Bưu chính Viễn thông) chia sẻ: ” Như mọi năm, năm nay mình cũng đi làm thêm dịp Tết. Công việc cũng tương đối nhẹ nhàng chỉ là bưng bê ở quán nước. Nếu tính trung bình theo thu nhập của bản thân làm thêm trong dịp Tết thì đủ được phần nào cho việc chi tiêu cho học tập, sinh hoạt trong một vài tháng tới. Vì vậy mình nghĩ những ngày Tết được coi là khoảng thời gian “vàng bạc” của sinh viên làm thêm như mình”.
Theo VietQ.vn
Tết Ất Mùi 2015 dự kiến được nghỉ 9 ngày
Cán bộ, công nhân viên chức có thể sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2015 liên tục 9 ngày từ 15/2/2015 đến hết 23/2/2015.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo tờ trình Chính phủ về việc nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần vào dịp nghỉ lễ năm 2015 đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cán bộ, công nhân viên chức có thể sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2015 liên tục 9 ngày.
Cụ thể, dịp nghỉ Tết Dương lịch, công chức, viên chức đi làm thứ Bảy (27/12/2014) để nghỉ thứ Sáu (2/1/2015). Như vậy, dịp nghỉ Tết dương lịch, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ ngày 1/1 đến hết ngày 4/1/2015. Tống số ngày nghỉ của dịp này là 4 ngày nghỉ liên tục.
Dịp nghỉ Tết âm lịch, công chức, viên chức nghỉ Tết từ thứ Ba (17/2) đến hết thứ Bảy (21/2/2015), tức là từ ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ đến hết ngày mùng 3 tháng giêng năm Ất Mùi và nghỉ bù vào thứ Hai (23/2/2015), do ngày nghỉ hằng tuần thứ Bảy trùng ngày mùng 3 Tết.
Về hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần dịp nghỉ Tết Âm lịch, công chức, viên chức đi làm thứ Bảy (14/02/2015) để nghỉ thứ Hai (16/02/2015).
Như vậy dịp nghỉ Tết Âm lịch, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ ngày 15/02/2015 đến hết ngày 23/02/2015 (tức là từ 27 tháng chạp năm Giáp Ngọ đến hết mùng 5 tháng giêng năm Ất Mùi). Tổng số ngày nghỉ của dịp này là 9 ngày nghỉ liên tục với 4 ngày cuối năm Giáp Ngọ và 5 ngày đầu năm Ất Mùi.
Tại dự thảo tờ trình Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2015, dịp nghỉ Tết Dương lịch, Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Chiến thắng 30/4, Ngày Quốc tế lao động 1/5 có tình huống 1 ngày làm việc xen kẽ giữa các ngày nghỉ.
Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Chiến thắng 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5: Công chức, viên chức đi làm thứ Bảy (25/4/2015) để nghỉ thứ Hai (27/4/2015); đi làm thứ Bảy (9/5/2015) để nghỉ thứ Tư (29/4/2015). Như vậy, dịp nghỉ lễ này, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ ngày 26/4/2015 đến hết ngày 3/5/2015. Tổng số ngày nghỉ của dịp này là 8 ngày nghỉ liên tục.
Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Theo Tất Định (Khám phá)
Doanh nghiệp thưởng tết 100 nghìn đồng - Sở Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH) Đắk Lắk đã gửi công văn đến 300 doanh nghiệp trên địa bàn yêu cầu báo tình hình thưởng Tết Ất Mùi năm 2015, song chỉ có 32 doanh nghiệp báo cáo. Thông tin trên được Sở LĐTB&XH Đắk Lắk cho biết chiều nay (29/1). Theo đó, về phía doanh nghiệp tư nhân,...