Muôn kiểu chống trộm mít ‘bá đạo’ chỉ có ở Việt Nam
Đê đôi pho vơi vân nan “mit tăc”, nhiêu khô chu đa nghi ra nhưng cach chông trôm đôc đao, sang tao không giông ai. Thâm chi, du chi con môt qua cung phai lam hang rao bao vê.
Nôi khô cua nha co cây mit sai nhât xom. Anh: Xa luân.
Môt cây mit trong khu đô thi Linh Đam (Hoang Mai, Ha Nôi) đươc gia chu rao kin mit. Anh: Anh Tuân.
Theo môt sô ngươi dân quanh khu vưc, chi phi lam hang rao bao vê qua mit nay lên tơi ca triêu đông. Anh: Anh Tuân.
Con đây la môt cây mit trong khu đô thi Đai Thanh (Ta Thanh Oai, Ha Nôi). Anh: Hoang Minh.
Thanh tri vưng chăc như thê nay, trôm muôn đôt nhâp cung kho. Anh: Hoang Minh.
Video đang HOT
Ba thang trơi chông trôm nhưng khi bô qua mit, gia chu khoc không thanh lơi. Anh: FB Trương Đai hoc Công nghiêp TP HCM.
Thuê ngươi han săt bao vây, chu nha yên bê ngu ngon. Anh: FB Nguyên Công Tuân.
Dung khoa khoa lai. Anh: Baohatinh.
Lồng sắt chăc se đảm bảo hơn. Anh: Baohatinh.
Mit cô chu trông, ai hai la ăn đon. Anh: Baohatinh.
Mit cua nang va cach chông trôm hiêu qua. Anh: FB daophay Bảydaophay.
Du chi môt qua cung phai lam hang rao chăc chăn. Anh: FB Phu Phambaphu.
Theo xaluan.com
Đội tranh hạng ba World Cup có đường biên giới kỳ lạ nhất thế giới: xuyên qua một quán bar
Đường biên giới của Bỉ với Hà Lan là một trong những lằn ranh thực sự khiến người ta phải nhức đầu khi nghĩ đến.
Tưởng tượng của bạn về đường biên giới là như thế nào? Đa phần sẽ nghĩ đến một khu vực được canh phòng cẩn thận, với hàng rào và quân đội 2 nước xung quanh.
Nhưng sự thực thì không phải đường biên giới nào cũng như vậy. Như Bỉ chẳng hạn, quốc gia chuẩn bị tranh giải 3 - 4 tại World Cup 2018 có đường biên giáp với Hà Lan hết sức kỳ lạ. Cụ thể, nó đi xuyên qua một hàng cafe, xuyên qua sân vườn nhà dân, và xuyên qua cả một quán bar. Để rồi khu vực này trở thành một trong những nơi có nếp sống thú vị đến mức chẳng thấy được ở một nơi nào khác.
Baarle - những thị trấn phức tạp nhất thế giới
Hình ảnh dưới đây được chụp từ Google Earth, về một thị trấn nhỏ mang tên Baarle-Nassau của Hà Lan. Một thị trấn tưởng như hết sức bình thường, với khoảng 7000 cư dân sinh sống.
Nhưng không! Nếu phóng to tấm hình, bạn sẽ thấy những đường kẻ màu vàng. Và phần bên trong đường kẻ ấy thực chất lại là địa phận của nước Bỉ, với cái tên Baarle-Hertog.
Cộng đồng này nhỏ thôi, chỉ có 2.300 cư dân sinh sống, nhưng lại khiến cho đường biên của 2 đất nước trở nên cực kỳ phức tạp.
Thị trấn của Bỉ vốn được tạo thành từ 24 lô đất không liền kề nhau. 21 trong số đó được bao quanh bởi đất của người Hà Lan, 3 lô còn lại thì nằm tràn cả lên đường biên giữa 2 nước. Vậy nên mới có chuyện một khu vực mà có đến 2 quy định của 2 nước khác nhau là như vậy.
Nhưng chưa hết đâu! Baarle-Hertog là thị trấn của Bỉ nằm trong đất của người Hà Lan, nhưng bên trong Baarle-Hertog lại có thêm một số vùng đất của Hà Lan nữa. Tất cả đã khiến cho đường biên giới giữa hai đất nước này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
Câu chuyện chồng chéo này là do một số hiệp ước, thỏa thuận phức tạp thời Trung cổ giữa các công tước xứ Brabant và chủ đất Breda. Nội dung của các thỏa thuận này sau đó được đưa vào hiệp ước quy định biên giới Maastricht năm 1843.
Vùng màu đỏ là của Baarle-Hertog, nhưng bên trong lại có thêm một số vùng vẫn của Hà Lan (màu xanh)
Cùng một quán cafe: ngồi ghế này là Bỉ, ngồi ghế kia là Hà Lan
Quán cafe nằm trên đường biên giới giữa Hà Lan và Bỉ
Do có đường biên phức tạp và chồng chéo, những người sinh sống tại Baarle-Nassau và Baarle-Hertog đã phải làm quen với các quy định và quyền hạn pháp lý khác nhau được phân theo... từng con đường. Tùy vào việc đứng ở đâu mà bạn có thể làm những việc được cho là bất hợp pháp tại Bỉ, nhưng được cho phép ở Hà Lan.
Nhưng điểm thú vị nhất là đường biên giới phức tạp này cũng chạy xuyên qua rất nhiều ngôi nhà. Đôi khi là một góc vườn, có thể là phòng khách, thậm chí xuyên thẳng qua quán cafe và một vài quán bar nữa. Ngồi nhâm nhi ly cafe ở Bỉ, nhưng đổi chỗ một cái là thành một buổi chiều lãng mạn tại Hà Lan là điều có thực tại Baarle-Hertog.
Hiếm khi có đường biên giới nào xiên vẹo như của Bỉ với Hà Lan
Chưa hết đâu! Hai quốc gia có quy định về thời gian hoạt động các nơi công cộng, trong đó Hà Lan yêu cầu đóng cửa sớm hơn. Thế là khách hàng trong các quán bar nằm trên đường biên giới, họ chỉ cần nhấc bàn, đặt qua phía Bỉ là có thể "quẩy tiếp" một cách thoải mái.
Tham khảo: Citylab
Theo Helino
Nếu bây giờ làm việc này ở Hawaii, bạn sẽ bị phạt hơn 100 triệu đồng kèm 1 năm ngồi tù Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Đất đai Hawaii, trong 10 ngày qua đã có hơn chục người bị bắt vì điều này. Núi lửa Kilauea phun trào là một hiện tượng thiên nhiên được xếp vào tầm cỡ thảm họa, chôn vùi hàng trăm ngôi nhà và đòi hỏi hàng ngàn người trên đảo Hawaii phải sơ tán. Nêu vậy...