Muốn học thêm, học sinh phải viết đơn
“Học sinh muốn học thêm phải có đơn tự nguyện xin học và được phụ huynh đồng ý xác nhận” – đó là một trong những nội dung về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Theo quyết định mới của UBND TP Đà Nẵng, các trường không được tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học. Trong ảnh: một lớp học tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Đà Nẵng.
Chiều 10/4, ông Lê Trung Chinh – giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng – cho biết đã chính thức triển khai quyết định của UBND TP Đà Nẵng về quản lý dạy thêm, học thêm.
Cũng theo ông Chinh, từ 2 ngày qua, các tổ chức, cá nhân đã bắt đầu đến sở để làm thủ tục, hồ sơ đăng ký mở lớp dạy thêm.
Video đang HOT
Trước đó, sáng 9/4, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã chủ trì hội nghị triển khai quyết định của UBND TP Đà Nẵng về quản lý dạy thêm, học thêm với sự tham dự của các trường THPT, quận, huyện và các phòng GD-ĐT. Lãnh đạo ngành giáo dụcĐà Nẵng nhận định quyết định về quản lý dạy thêm, học thêm năm 2013 của thành phố là chặt chẽ và quyết liệt hơn.
Ông Nguyễn Minh Hùng – phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng – cho biết một trong những nội dung quan trọng của quyết định quản lý dạy thêm, học thêm mà UBND TP ban hành là: “Các trường THPT, THCS, trung tâm GDTX được phép tổ chức dạy thêm, học thêm tại trường cho học sinh. Học sinh muốn học thêm phải có đơn tự nguyện xin học và được phụ huynh đồng ý xác nhận”. Từ đó, xem xét học lực của học sinh đăng ký học thêm để chia lớp làm 2 cấp độ: loại khá trở lên và loại trung bình trở xuống.
Cũng theo ông Hùng, giáo viên, nhà trường tuyệt đối không được ép buộc học sinhhọc thêm để thu tiền. Ông Hùng cũng cho rằng một nội dung khác mà nhiều lãnh đạo trường THPT, các phòng giáo dục – đào tạo quận, huyện đang rất quan tâm. Theo đó, giáo viên không được phép dạy thêm cho học sinh lớp chính khóa mà mình đang giảng dạy tại trường. Không được cắt giảm nội dung chương trình chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm, không dạy thêm trước những nội dung chương trình chính khóa.
Trong quá trình thực hiện, giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra vi phạm trong dạy thêm, học thêm. Chủ tịch các quận, huyện chịu hình thức xử lý kiểm điểm, phê bình nếu để xảy ra vi phạm kéo dài trong hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
Đối với giáo viên, nếu vi phạm thì chịu các hình thức xử phạt: lần 1 sẽ bị kiểm điểm, khiển trách, không xem xét danh hiệu thu đua. Lần 2: bị cảnh cáo trước toàn ngành, kéo dài thời gian nâng lương thêm 1 năm. Lần 3: bị điều chuyển công tác và xem xét cho thôi việc.
Theo Tuổi Trẻ
GV dạy thêm trong nhà trường không được trực tiếp thu chi tiền học thêm
Theo quyết định quy định về dạy thêm, học thêm của UBND tỉnh Hậu Giang, việc phụ đạo cho các học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, giáo viên không được phép thu tiền của học sinh, không coi việc đó là dạy thêm, học thêm.
Theo quyết định vừa mới được UBND tỉnh Hậu Giang ban hành, số tiết dạy thêm, học thêm trong 1 buổi học là không quá 3 tiết (trừ buổi tối); quy mô của một lớp dạy thêm không quá 45 học sinh (HS)/lớp.
Mức thu tiền học thêm đối với học thêm trong nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ HS với nhà trường, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của địa phương, được công khai trong hội nghị công nhân viên chức và hội nghị Ban đại diện phụ huynh HS. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên (GV) dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm
Đối với học thêm ngoài nhà trường mức thu tiền học thêm cũng sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ HS với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.
Việc quản lý và sử dụng tiền học thêmđối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, trường thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho GV trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Trong đó 80% học phí chi thù lao cho GV trực tiếp dạy thêm và 20% chi cho công tác tổ chức, quản lý các cấp, kiểm tra, điện nước, sửa chữa cơ sở vật chất, văn phòng phẩm trong quá trình dạy thêm, học thêm.
Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thì tổ chức, cá nhân mở lớp sử dụng 90% tổng số học phí; 10% còn lại chi cho công tác quản lý.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan ban ngành có thẩm quyền cần kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Huỳnh Hải
Theo dân trí
Sáu bài toán cho 'tư lệnh' ngành giáo dục Văn phòng Quốc hội vừa có thông báo yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận thời gian tới gấp rút giải 6 "bài toán" đã hứa. Ảnh minh họa. Văn phòng Quốc hội vừa có thông báo số 597 truyền đạt kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại...