Muốn học ngành diễn viên điện ảnh – truyền hình cần gì?
Trong hàng chục các ngành nghề thuộc nhóm ngành đặc thù (có môn thi năng khiếu), hiện nhiều thí sinh quan tâm đến ngành diễn viên điện ảnh- truyền hình. Vậy để theo học ngành này thí sinh cần điều kiện gì?
Sinh viên ngành diễn viên điện ảnh- truyền hình Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Ngành học “hot”, trường nào đào tạo?
Trong nhiều năm gần đây, phim ảnh trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của xã hội. Ngoài yếu tố kịch bản hấp dẫn, đạo diễn xuất sắc thì diễn xuất của diễn viên cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công của một bộ phim.
Nhiều người vụt sáng trở thành sao sau một vai diễn – điều này khiến nhiều bạn trẻ đam mê bộ môn nghệ thuật thứ 7 lựa chọn theo học ngành diễn viên điện ảnh- truyền hình.
Thực tế, tại TP.HCM và khu vực miền Nam, nhu cầu chế tác phim điện ảnh – truyền hình ngày càng lớn. Trong đó, TP. HCM đã trở thành trung tâm quan trọng hàng đầu cả nước trong việc chế tác, sản xuất phim; có nhu cầu rất lớn và cấp thiết về đội ngũ làm phim.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực điện ảnh – truyền hình được đào tạo tại TP.HCM hiện khá ít ỏi và thiếu đồng bộ (Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM khoảng 80 chỉ tiêu/năm) chưa đáp ứng nhu cầu thực tế trước mắt cũng như lâu dài.
Video đang HOT
Vì vậy, ngoài Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM có đào tạo ngành học trên, thì hiện nay cũng có một vài đơn vị tham gia hiệu quả vào tiến trình đào tạo đội ngũ điện ảnh – truyền hình ở trình độ đại học, theo loại hình chính quy – hệ tín chỉ. Đơn cử là Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Tuy mới thành lập nhưng ngành học này được Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đầu tư tối đa cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị giảng dạy và học tập. Đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có thâm niên và kinh nghiệm giảng dạy luôn cập nhật những kiến thức hiện đại.
Đáng chú ý, theo Thạc sĩ Đào Như Hùng- Trưởng bộ môn Diễn viên Điện ảnh- Truyền hình Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Nhiều thầy cô là diễn viên nổi tiếng, từng tham gia nhiều phim điện ảnh và truyền hình sẽ trực tiếp lên lớp dạy sinh viên, qua đó truyền đạt kinh nghiệm thực tế từ những vai diễn đã trải qua, giúp sinh viên hình dung rõ hơn, đầy đủ hơn về ngành học của mình.
Dự án phim – web drama “Nỏ thần” do sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đóng
Muốn học ngành diễn viên điện ảnh- truyền hình cần gì?
Để theo học ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ngoài vệc xét kết quả kì thi THPT môn thi ( đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT) và xét kết quả học bạ THPT (đối với phương thức xét kết quả học bạ) các thí sinh còn phải tham gia thi năng khiếu do Nhà trường tổ chức. Thí sinh cũng có thể sử dụng kết quả thi từ các trường khác.
Thạc sĩ Đào Như Hùng Trưởng bộ môn Diễn viên Điện ảnh Truyền hình, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết: Ở bài thi năng khiếu, các thí sinh sẽ trải qua bài kiểm tra viết và thi vấn đáp. Ngoài ra thí sinh phải trình diễn một tiểu phẩm do các em tự sáng tác hoặc được tư vấn của thầy, cô.
“Để chuẩn bị tốt cho phần thi vấn đáp các em cần trang bị cho bản thân kiến thức về văn hóa , xã hội, có kiến thức về văn học Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, các em nên dành thời gian để xem các bộ phim điện ảnh, truyền hình trong và ngoài nước để có được sự cảm thụ tốt nhất về các tác phẩm về nghệ thuật, cũng như hình thành khả năng diễn xuất cho mình” – Thạc sĩ Hùng nói.
Nhằm giúp sinh viên có kết quả thi tốt, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng tổ chức ôn thi miễn phí cho sinh viên khối ngành có môn thi năng khiếu. Thạc sĩ Hùng lưu ý, để theo học tốt ngành học này ngoài đam mê ra các em phải có ý thức nghề nghiệp luôn học tập hăng say có tư duy sáng tạo, trau dồi kiến thức chuyên môn, làm giàu vốn sống của mình.
Năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh ngành diễn viên điện ảnh – truyền hình với 4 phương thức xét tuyển: Xét kết quả kỳ thi THPT theo tổ hợp môn; xét kết quả học bạ THPT, xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia; Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển.
Lịch thi năng khiếu của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ được chia thành nhiều đợt, đợt thi đầu tiên dự kiến vào ngày 31/7/2020.
Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM tổ chức kỳ thi riêng vào tháng 9
Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi riêng tại trường với 2 môn năng khiếu.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM - MINH LUÂN
Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM vừa thông báo phương án tuyển sinh năm 2020, trong đó trường tổ chức kỳ thi riêng 2 môn năng khiếu và xét tuyển môn văn theo học bạ THPT lớp 12.
Các ngành bậc ĐH dự kiến tuyển 220 chỉ tiêu gồm: Đạo diễn sân khấu 25 chỉ tiêu; diễn viên kịch, điện ảnh-truyền hình 80 chỉ tiêu; đạo diễn điện ảnh-truyền hình 65 chỉ tiêu; quay phim 30 chỉ tiêu; diễn viên sân khấu kịch hát dự kiến 20 chỉ tiêu.
Theo đó, thí sinh dự thi vào trường ngoài đáp ứng các điều kiện chung của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH, còn cần đủ điều kiện riêng của trường đối với một số ngành đặc thù. Trong đó, thí sinh dự thi ngành diễn viên kịch, điện ảnh-truyền hình cần trong độ tuổi từ 18 đến 23; Thí sinh dự thi ngành diễn viên sân khấu kịch hát, trong độ tuổi từ 18 đến 26.
Quy trình thi năng khiếu gồm 2 vòng, sơ tuyển (12.9 đến 15.9) và chung tuyển (17.9 đến 22.9).
Trong đó, vòng thi sơ tuyển chỉ áp dụng với ngành diễn viên kịch, điện ảnh-truyền hình. Thí sinh sẽ được sơ tuyển bằng kiểm tra tiếng nói trên hình thức đọc thơ hoặc đọc một đoạn văn; Kiểm tra thẩm âm bằng hát một bài hoặc đoạn bài hát; Kiểm tra năng khiếu diễn xuất bằng diễn một tiểu phẩm đã chuẩn bị có 1-2 nhân vật, trong đó thí sinh diễn chính (tiểu phẩm không quá 5 phút).
Vòng chung tuyển sẽ xét điểm 3 môn, trong đó thí sinh sẽ dự thi 2 môn và xét tuyển môn 3. Môn 1 thí sinh sẽ phân tích tác phẩm nghệ thuật bằng cách xem phim hoặc xem đĩa tác phẩm sân khấu và viết bài phân tích.
Môn 2 thí sinh sẽ thể hiện phần năng khiếu bằng các hình thức khác nhau tùy theo đặc thù từng ngành đào tạo.
Môn 3 là xét tuyển học bạ lớp 12 môn văn, trong đó ngành đạo diễn điện ảnh truyền hình, diễn viên kịch-điện ảnh chỉ xét những thí sinh trúng tuyển vào vòng chung tuyển. Ngành đạo diễn sân khấu, quay phim, diễn viên sân khấu kịch hát xét với tất cả thí sinh đăng ký dự thi. Thời gian nhận học bạ từ ngày 17.9 đến 17 giờ ngày 20.9.
Trước đó, một số trường ĐH đã công bố phương án tuyển sinh chính thức năm 2020. Trong đó, đáng chú ý một số trường quyết định không tổ chức thì thi riêng để tuyển sinh trong năm nay như: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội...
Tuyển sinh đại học 2020: Muôn kiểu lọc đầu vào Đến thời điểm này, hầu hết các trường đại học (ĐH) đã công bố phương án tuyển sinh. Có trường chỉ dùng 1 phương án, nhưng có trường lại kết hợp đến 5 phương án khác nhau để lựa chọn thí sinh. Xét học bạ kiểu "đặt gạch" Xét học bạ là phương án được nhiều trường ĐH sử dụng trong mùa tuyển...