Muốn học giỏi, hãy học cách chia sẻ
Nhiều bạn thường nghĩ rằng nên giữ khư khư cho mình những bí kíp, cách giải một bài toán hay,… Chúng tớ sẽ nói với bạn về điều ngược lại nhé!
Chia sẻ – động lực để tiến lên
Bạn đạt được một thành quả nào đó, đạt giải cao trong một cuộc thi hay chỉ đơn giản là tìm ra đáp án cho một bài toán khó. Hãy mang niềm vui ấy ra san sẻ với bạn bè. Niềm vui sẽ nhanh chóng được nhân đôi, nhân ba. Ngay cả khi họ có nói bạn “hâm hâm” chút đỉnh thì cũng thật tuyệt vời khi được tâm sự với bạn bè đúng không nào.
Điều tương tự, nếu bạn gặp khó khăn. Đừng giấu diếm và sợ mọi người chê cười. Hãy nói với mọi người, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều ý kiến, đóng góp, để có thể nhanh chóng tìm ra phương án tốt nhất!
Chia sẻ – để không sợ sai
Không ai có thể chắc chắn rằng mình đúng trong mọi trường hợp. Đôi lúc, bạn tin tưởng rằng mình nắm chắc phần thắng, nhưng đáp án lại hoàn toàn khác biệt. Bạn kiểm tra lại và phát hiện ra rằng mình đã sai ở đâu đó. Khi ấy, bạn hối tiếc rằng tại sao không mang ra trao đổi với bạn bè. Một người không thể nhìn thấy cái sai của chính mình nhưng người ngoài cuộc thì có thể mà, đúng không?
Video đang HOT
Mai Anh (Đống Đa, HN) từng bị “lừa” một vố đau điếng mà chẳng biết kêu ai. Nhờ chăm chỉ lùng tin trên mạng, Mai Anh biết tới một hội thảo được tổ chức ở Myanmar. Cô nàng hăm hở đăng kí và tuyệt nhiên không nói với bạn bè vì sợ mọi người… xí chỗ. Nhận được thư thông báo từ bên kia gửi về rằng đã được chọn, cô nàng ngay lập tức mua vé máy bay tốn vài triệu đồng.
Hơn một tuần sau không thấy tổ chức bên kia hồi âm chút gì, mọi thông tin về hội thảo bỗng dưng biến mất để rồi sau đó thế chỗ bằng lời xin lỗi rằng tổ chức không đủ khả năng thực hiện. Cô nàng buồn đến mức không biết nên giải quyết sao, chỉ ước giá như nói với bạn bè, mọi người cùng tìm hiểu, có lẽ đã phát hiện ra tổ chức kia không đủ tin tưởng từ trước.
Chia sẻ – để nhận sẻ chia
Người ta thường nói rằng chẳng ai chia sẻ với người khác để mong nhận lại một điều gì đó từ người đối diện. Sự thật không hoàn toàn như thế. Bởi rõ ràng chúng ta chẳng thể nào đòi hỏi người khác trao đổi thông tin với mình trong khi ta luôn có thói quen giữ nhẹm mọi điều mình biết. Sự ích kỉ, chưa khi nào được chứng minh rằng sẽ mang lại kết quả tốt. Nó sẽ nhấn chìm bạn trong những suy nghỉ nhỏ nhen, không sao thoát ra được.
Chia sẻ – để tự tin hơn
Khi bạn nắm trong tay một cơ hội nào đó, bạn có khả năng chiến thắng nó. Nhưng cảm giác liệu có tuyệt vời không khi sau đó, bạn bè nói rằng bạn là kẻ “khôn lỏi”, thiếu tự tin đến mức không cho ai biết thông tin để có thể cạnh tranh công bằng. Bạn tự trấn an bản thân rằng thời đại này, ai nắm thông tin, người đó thắng. Nhưng cứ thử tưởng tượng, bạn biết trước thông tin về bài kiểm tra sắp tới, bạn quyết định không nói với bạn bè mình và rõ ràng điểm của bạn sẽ cao nhất lớp. Chiến thắng, khi đó, có thực sự vẻ vang và bạn có thể tự hào?
Theo TTVN
Giúp trẻ cải thiện khả năng học tập
Trong khi đó, không ít ông bố, bà mẹ không những thiếu kiến thức và kỹ năng để giúp con tập trung vào việc học mà còn gây áp lực không nhỏ cho chúng bằng mong muốn con phải học giỏi.
Bởi thế, tọa đàm "Giải pháp cải thiện khả năng học hỏi của trẻ" được tổ chức cuối tuần qua thực sự mang lại nhiều trải nghiệm cho những người làm cha, mẹ.
Chuẩn bị từ sớm nhưng phải đúng cách là điều nhiều bà mẹ đã rút ra được sau khi nghe Viện phó Viện Dinh dưỡng - PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Vụ phó Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Thị Thắm và TS tâm lý Lê Văn Hảo cung cấp thông tin khoa học và những lời khuyên bổ ích.
Bên cạnh việc học, cha mẹ nên cùng trẻ chơi những trò chơi phát triển trí tuệ giúp trẻ thông minh hơn. Ảnh: Linh Tâm
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, 3 tháng cuối thai kỳ cho đến 2 tuổi là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ, bởi khi đứa trẻ lên 2 não bộ đã đạt 80% trọng lượng não người trưởng thành.
Phần não trán, chiếm 1/3 não bộ, làm nhiệm vụ trung tâm hình thành sự thông minh, đóng vai trò quan trọng với tiềm năng học tập của trẻ. Đặc biệt, phần não này phát triển rất nhanh so với các phần khác ngay từ khi trẻ trong bụng mẹ cho đến 2 tuổi.
Trong giai đoạn này, phần não trán cần một lượng lớn DHA, để tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và hoạt động của cơ thể - nền tảng quan trọng cho quá trình học hỏi sau này của trẻ. Chuyên gia dinh dưỡng giải thích, DHA là một axit béo thuộc nhóm omega 3 có một đặc điểm quan trọng là cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
Nhưng trong những năm đầu đời, trẻ không ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau và thường thiếu DHA, ví dụ như để có 100mg DHA mỗi ngày, trẻ phải ăn 4 quả trứng hoặc 7 cái đùi gà chiên hay 30-40 gram cá. Trong khi đó đối với trẻ sơ sinh (từ 9 đến 12 tháng) hàm lượng DHA cần thiết là 17mg/100 kcal, với trẻ nhỏ (từ 1 đến 6 tuổi) là từ 75mg/ngày (tùy theo lứa tuổi và cân nặng).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu DHA trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có chỉ số IQ thấp, cụ thể nếu được bổ sung sớm với hàm lượng đúng DHA là 17mg/100kcal và ARA 34mg/kcal thì trẻ 9 tháng tuổi sẽ tập trung, ghi nhớ tốt hơn 75mg/ngày với trẻ trên 1 tuổi thì đến 18 tháng, chỉ số phát triển trí tuệ của trẻ cao hơn 7 điểm, đến 48 tháng chỉ số IQ ngôn ngữ cao hơn 6 điểm so với trẻ không được bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ.
Bởi vậy, lời khuyên dành cho các bà mẹ là chú ý bổ sung các thực phẩm nhiều DHA như cá, thủy sản trước và trong khi mang thai cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đối với trẻ nhỏ, ngoài chế độ ăn cần bổ sung sữa có chứa DHA với lượng 500-600ml mỗi ngày.
Cùng với chuẩn bị đúng và sớm về chế độ dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý TS Lê Văn Hảo đã đem đến những phân tích tâm lý khá thú vị và từ đó ông đưa ra những lời khuyên hữu ích để cha mẹ giúp con tập trung, ghi nhớ và giải quyết vấn đề - 3 việc quan trọng giúp trẻ học tốt.
Làm sao để giúp trẻ tập trung? Câu trả lời của chuyên gia tâm lý khá đơn giản, ai cũng có thể thực hiện như tạo môi trường học tập tốt như tắt tivi rèn luyện khả năng tập trung bằng những trò chơi như tô vẽ, nghe câu chuyện rồi kể lại duy trì sự tập trung bằng cách thiết lập thời gian biểu...
Theo Hà Nội mới
Nước mắt người mẹ nghèo có con đỗ ĐH Biết tin con gái Đặng Minh Hậu đỗ Học viện Tài chính, cả nhà bà Phạm Thị Hanh (thôn Lưu Xá, xã Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) ôm nhau khóc vừa mừng, vừa lo. Bà chưa biết lấy tiền đâu cho con ăn học. Bà Phạm Thị Hanh - mẹ em Đặng Minh Hậu - kể hoàn cảnh gia đình với phóng...