Muốn hết lạm thu: Bỏ Ban phụ huynh
Để hạn chế tình trạng lạm thu hiện nay nên bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh vì thực tế, đây chỉ là bộ phận nối dài cánh tay giữa một nhóm lợi ích của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp học trong việc đưa ra các khoản thu vô lý.
Trao đổi với PV Infonet, TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng GD-ĐT nêu quan điểm hạn chế việc lạm thu hiện nay. Theo TS Tiến lạm thu trong trường học hay những khoản thu vô lý là vấn đề “ nóng” mỗi khi năm học mới đến. Việc lạm thu ở một số trường học công lập là do đa phần phụ huynh phải chạy theo đề xuất của một số nhóm phụ huynh có điều kiện về kinh tế.
Để khắc phục tình trạng này, TS. Phạm Đỗ Nhật Tiến đưa ra 2 phương án. Thứ nhất là nên bỏ Ban đại diện cha mẹ HS vì thực tế, đây chỉ là bộ phận nối dài cánh tay giữa một nhóm lợi ích của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp học trong việc đưa ra các khoản thu vô lý. Thứ hai, nếu Bộ GD-ĐT vẫn để Ban đại diện cha mẹ HS tồn tại thì phải có cơ chế kiểm soát hoạt động của họ. Cần có cơ chế giám sát và sử dụng các khoản thu chi rõ ràng…
Ngoài việc phải kiểm soát hoạt động của Ban đại diện cha mẹ, nếu xét thấy các trường phải thu thêm tiền đầu tư xây dựng trường, lớp thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành cần quy định rõ ràng, cụ thể, chỉ thu 1 lần và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Kèm theo đó, cần có quy định cụ thể trong việc xử phạt tổ chức, cá nhân tự ý đặt ra các khoản thu hoặc ấn định mức thu ngoài học phí không đúng quy định. Các cơ sở giáo dục địa phương phải mạnh tay trong việc quản lý những khoản thu sai và giao trách nhiệm đó cho những người đứng đầu cơ sở trường và lớp học.
Theo ông Thống, để hạn chế tình trạng lạm thu hiện nay điều quan trọng cần có sự lên tiếng của phu huynh học sinh
Còn ông Nguyễn Hiệp Thống, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội lại nêu quan điểm: Năm học mới 2013-2014, các khoản thu, chi trong các trường học được tiến hành theo 2 khoản: học phí và ngoài học phí. Các trường trên địa bàn thành phố tiếp tục thu học phí theo Quyết định 22 của UBND thành phố và Hướng dẫn của liên Sở GD-ĐT, Tài chính, Lao động Thương binh & Xã hội về việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo cơ chế thu và sử dụng các khoản học phí thuộc các cơ sở giáo dục quốc dân.
Đối với các khoản thu khác trong nhà trường, bắt đầu từ năm học này, HĐND thành phố Hà Nội yêu cầu có văn bản hướng dẫn thu khác. Văn bản này sẽ do UBND thành phố ban hành dựa theo đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính.
Video đang HOT
Theo đó, đối với khoản thu thỏa thuận, các trường phải tổ chức họp bàn với cha mẹ học sinh để trình bày dự toán chi và dự kiến mức thu, các khoản thu, chi phải công khai, minh bạch. Để kiểm tra việc thu, chi tại các trường học, Sở GD-ĐT tổ chức các đoàn thanh tra đột xuất xuống kiểm tra các đơn vị. Nếu phát hiện trường nào thu không đúng quy định và không được sự đồng tình của phụ huynh, thì sẽ bị xử lý.
Theo ông Thống, Sở đã có văn bản hưởng dẫn thực hiện các khoản thu-chi trong trường học. Trong đó nêu rõ, các trường học không tự đặt ra các khoản thu. Đối với những khoản thu tự nguyện thì phải đảm bảo nguyên tắc thực sự đóng góp tự nguyện của các bậc cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ tổ chức họp tất cả phụ huynh trong trường và lớp để thống nhất về những khoản thu một cách hợp lý. Còn đóng hay không là quyền của phụ huynh học sinh. Nếu phụ huynh nào không đồng tình với những yêu cầu, khoản thu nào đó thì được quyền từ chối.
“Trong những năm gần đây, tình trạng lạm thu đã gây nên bức xúc trong xã hội. Trong các đợt thanh tra, chúng tôi đều nhận được lời giải thích của nhiều trường học và Ban đại diện cha mẹ học sinh đối với các khoản thu là muốn chia sẻ những khó khăn đối với trường học như: mắc thêm quạt trần hay những vật dụng khác phục vụ cho trường, lớp học…” – ông Thống cũng bức xúc.
Để khắc phục tình trạng lạm thu, năm nay, tất cả lực lượng thanh tra của Bộ, Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT các quận, huyện sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất đối với những khoản thu ở tất cả đơn vị trường học. Nơi nào có sai phạm thu, chi thì sẽ bị xử lý. Vào đợt xét thi đua năm học, nếu cơ sở giáo dục nào mắc sai phạm thì Sở GD-ĐT sẽ cắt thi đua của đơn vị đó.
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học không được thu tất các khoản tiền từ đầu năm. Việc làm này nhằm giảm sức ép đối với phụ huynh, đặc biệt là những gia đình khó khăn. Phụ huynh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện và đứng lên phản ánh những sai phạm tại trường, lớp học.
Tuy nhiên, cơ chế nào để họ có thể tự tin nói lên sự thật và đưa ra quan điểm của mình? Đây là những câu hỏi lớn và là bài toán khó đối với ngành giáo dục và phụ huynh học sinh.
Theo TNO
Những kiểu lạm thu tiền trường quái chiêu
Năm học này, học phí các cấp học phổ thông trong nội thành TP.HCM đã tăng từ 5 đến 7 lần.
Nhiều khoản thu lạ
Khi học phí tăng, nhà trường sẽ có thêm khoản thu để cân đối, tăng thu nhập cho giáo viên và chi thêm cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, các kiểu lạm thu của nhiều trường ngay đầu năm học 2013-2014 đã không giảm đi chút nào mà còn biến tướng thành các kiểu mà dù có tưởng tượng phong phú đến mấy phụ huynh cũng không bao giờ nghĩ ra.
Phụ huynh trường THPT Nguyễn Đình Chính hoa mắt trước thông báo quy định và các khoản thu đầu năm học.
Chị Hồng cho biết, từ ngày tựu trường đến giờ đã gần một tháng, chị phải "è cổ" ra đóng hàng chục thứ tiền học cho con mà vô lý nhất, làm chị "tức anh ách" là khoản hỗ trợ bán trú.
Con chị kể: "Học bán trú sướng lắm mẹ ơi. Buổi trưa cô bảo mẫu đi từng bàn rủ rỉ kể chuyện cho con và các bạn ngủ. Bạn nào khó ngủ, cô ngồi lại nhỏ to kể chuyện, có bạn còn được cô... gãi lưng cho". Cái giá của "kể chuyện và gãi lưng cho các bạn buổi trưa" đã được nhà trường... hiện thực hóa bằng 200.000 đồng/tháng cho mỗi học sinh.
Tại trường THCS C.L (quận 3) còn có kiểu thu tiền ăn bán trú... theo yêu cầu học sinh. Nhiều phụ huynh cho rằng đây đúng là kiểu thu... rất trời ơi. Theo đó, học sinh bán trú hôm trước sẽ yêu cầu cô bảo mẫu lên thực đơn bữa ăn cho ngày mai. Học sinh tha hồ chọn món, món nào được nhiều học sinh lựa chọn thì cô bảo mẫu sẽ yêu cầu nơi cung cấp thức ăn bán trú thực hiện cho học sinh vào ngày hôm sau. Học chưa đến một tháng mà tiền chọn món ăn của mỗi học sinh trường này đã tròm trèm 300.000 đồng. "Chiều học sinh cái kiểu gì kỳ vậy?", anh Lê Công - có con là học sinh lớp 7 của trường kêu trời.
Trường THCS N.T.T (quận 3) thì có khoản thu tiền bao tập khiến phụ huynh bất bình. Theo đó, để có tính mỹ thuật và đồng bộ, học sinh phải đóng khoảng 80.000 đồng/học kỳ để cô bảo mẫu mua giấy bọc sách vở: màu vàng là sách vở Toán, màu đỏ là sách vở Anh văn, màu xanh dương sách vở Lý, màu cam là sách vở Sinh hóa, màu tím là sổ Dặn dò...
Còn trường THCS Đ.T.H (quận 1) có khoản thu 450.000 đồng/năm tiền sổ liên lạc điện tử. Thắc mắc về khoản thu này thì phụ huynh được giải thích, đây là tiền tin nhắn mà giáo viên chủ nhiệm gửi cho phụ huynh vào khoảng 19h hằng ngày để phụ huynh nhắc nhở con em mình học và làm bài tập cho ngày mai. "Vậy thì nhà trường duy trì sổ Dặn dò để làm gì?", một phụ huynh (xin giấu tên) thắc mắc. Với thắc mắc đó, vị phụ huynh này được nhà trường giải thích, ở lứa tuổi THCS, học sinh và thậm chí cả phụ huynh rất... hay quên nên ngoài việc ghi dặn dò những bài gì phải làm ở nhà, phải học cho ngày mai, thì nhà trường thêm cái tin nhắn cho... chắc ăn.
Cái sướng, cái tiện cho nhà trường đã được cụ thể hóa bằng những số tiền cụ thể. Nhưng để "lách" các quy định của ngành giáo dục, nhiều trường "chẻ" việc thu tiền này thành những khoản nhỏ, nay thì 100.000 - 200.000 đồng, tuần sau thì 300.000 - 400.000 đồng.
"Lẻ mẻ, lắt nhắt như vậy để phụ huynh khỏi... xót ruột, thắc mắc vì phải đóng một cục cả triệu đồng. Nhưng cộng lại thì cũng cỡ đó chứ không ít", chị Hồng ngao ngán nói.
Ngành giáo dục bó tay?
Không chỉ sáng tác ra các khoản thu, một số trường còn có các kiểu cấm rất kỳ lạ. Như ở trường THCS Sông Lô (quận Phú Nhuận), đầu năm học mới, hàng trăm phụ huynh ngã ngửa vì nhà trường chỉ cho phép học sinh của trường sử dụng bộ sách giáo khoa có... con dấu của trường. Quy định kỳ lạ này khiến cả trăm phụ huynh méo mặt bởi trước khi bước vào năm học mới, họ đã cùng con em mình mua sắm đồng phục, tập vở, sách bút với tất cả sự nao nức chờ đón ngày khai trường. Cuối cùng thì sau ngày khai giảng, tất cả đều "dở khóc dở cười".
Tại trường THPT Nguyễn Đình Chính (quận Phú Nhuận) cũng vậy. Nhà trường chỉ cho phép học sinh mua đồng phục có dán phù hiệu của trường. Học sinh nào lỡ mua đồng phục ở ngoài (dù giống hệt: quần/váy xanh, áo trắng) mà thiếu cái phù hiệu thì chỉ còn nước... bỏ đi.
Trao đổi về những kiểu cấm, lạm thu rất quái chiêu này, bà Nguyễn Ngọc Kim Thanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, thanh tra của ngành giáo dục thành phố sẽ xử lý mạnh tay khi phát hiện trường nào "né" các quy định về thu và phụ thu mà ngành giáo dục đã ban hành đầu năm học 2013-2014. Nhưng khi được hỏi là ngành giáo dục sẽ xử lý mạnh tay như thế nào, xử phạt và chế tài ra sao thì bà Thanh cũng chỉ biết là làm theo những quy định về thanh kiểm tra, xử lý, xử phạt của ngành từ nhiều năm nay. Đây cũng là câu trả lời kiểu... hòa cả làng của ngành giáo dục TP.HCM trong buổi làm việc với các đại biểu HĐND TP.HCM vào giữa tháng 8 vừa qua, khiến nhiều đại biểu HĐND thành phố rất bất bình.
Trong khi ngành giáo dục TP.HCM chưa tìm ra phương thuốc để đặc trị lạm thu với sự "lạng lách" thiên biến vạn hóa của các trường thì học sinh vẫn phải đến trường và vẫn là "miếng mồi" béo bở, màu mỡ để các kiểu thu quái chiêu tung hoành!
Theo VNE
Đồng phục học đường: Bộ không bắt buộc, trường đổi xoành xoạch Bộ GD-ĐT vừa ra văn bản chỉ đạo không bắt buộc học sinh phổ thông mặc đồng phục hằng ngày đến trường. Trên thực tế, nhiều trường tại TP.HCM đã có đồng phục riêng, đủ màu, đủ kiểu, từ đầu tháng 8. Đồng phục đủ sắc màu ở các trường học tại TP.HCM Năm học này, Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh (Q.6) đổi...