Muốn giáo dục phát triển, đừng làm khó trường tư
Có phải vì lo sợ các trường tư hút hết học sinh con em nhà giàu, chất lượng đầu vào tốt nên Sở mới quy định tuyển sinh trong một thời điểm?
Theo số liệu thống kê đăng tải trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2016 – 2017 cả nước có 15.052 trường tiểu học thì các trường ngoài công lập là 113 trường.
Bậc trung học cơ sở, cả nước có 10.928 trường trong đó các trường ngoài công lập là 55 trường.
Trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho thấy, trong năm học 2017-2018 có 54 trường ngoài công lập trong tổng số 740 trường tiểu học trên toàn thành phố.
Trường trung học cơ sở ngoài công lập là 34 trong tổng số 632 trường.
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy trường ngoài công lập đang chiếm số lượng khiêm tốn và tỉ lệ rất nhỏ so với các trường công lập.
Trường ngoài công lập vẫn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong hệ thống trường học hiện nay (ảnh Bạch Đằng).
Chủ trương xã hội hóa đã được Đảng và Nhà nước được xem là một hướng đi để phát triển giáo dục.
Nhưng phát triển bao nhiêu năm nay mà số trường ngoài công lập vẫn chiếm một tỉ lệ ít ỏi như vậy thì đáng để chúng ta suy ngẫm.
Hiện đa phần các trường ngoài công lập mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn còn ở các vùng nông thôn hầu như vắng bóng.
Tại Hà Nội các trường ngoài công lập đang phát triển theo hướng trường chất lượng cao, trường song ngữ, trường quốc tế.
Những ngôi trường này hướng theo nhu cầu được học tập trong môi trường giáo dục tiên tiến, hiện đại của con em gia đình có điều kiện kinh tế khá giả.
Họ mạnh dạn đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, phương pháp giáo dục tiên tiến bắt kịp xu hướng giáo dục của thế giới.
Hướng đi này đã giúp trường ngoài công lập vượt trội trong việc thu hút lượng lớn học sinh con em gia đình có điều kiện kinh tế khá giả vào học tập.
Chị Nguyễn Minh Nguyệt ở quận Ba Đình chia sẻ: “Vào trường tư thục con mình được học trong lớp học chỉ 30 – 35 cháu học sinh.
Các con được chăm sóc tốt hơn và tiếp cận môi trường giáo dục nhân văn, hiện đại.
Vào trường tư phụ huynh như tôi không còn phải lo lắng chuyện con em mình bị ép học thêm, bị cô thầy trù dập hay nộp các khoản thu ngoài quy định một cách “lén lút”…
Video đang HOT
Ưu điểm của các trường tư thục ngày càng lớn là lý do khiến tôi cho con học trường tư chứ không học trường công”.
Giáo dục ngoài công lập đang cần có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển mạnh hơn nữa (ảnh minh họa nguồn giaoduc.net.vn)
Tại Hà Nội phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả ngày càng có xu hướng cho con vào học các trường tư thục.
Điều này đã tạo ra những “xung đột” giữa trường công và trường tư trong việc cạnh tranh đầu vào học sinh.
Chia sẻ với phóng viên, một chuyên gia về giáo dục (xin giấu tên) cho biết: “Trước đây hơn 2 năm trường tư thục được quyền tự chủ trong tuyển sinh. Họ được tuyển sinh đầu cấp trong cả năm học mà không bị ngăn cấm.
Nhưng hai năm lại đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định buộc các trường tư thục tuyển sinh cùng lúc với các trường công lập.
Sự thay đổi này tôi cho rằng xuất phát từ việc cạnh tranh đầu vào của các trường công và tư.
Có lẽ vì sợ các trường tư hút hết học sinh con em nhà giàu, chất lượng đầu vào tốt nên mới sinh ra quy định như vậy”.
Mức độ đúng sai ý kiến của chuyên gia này đến đâu rất khó để xác định nhưng có thực tế việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội buộc các trường tư tuyển sinh cùng với các trường công lập đang gây khó cho các trường này.
Một Hiệu trưởng trường tiểu học tư thục (xin giấu tên) cho biết: “Vì không được tuyển sinh nên khi tổ chức hội thảo, giới thiệu về trường, quảng bá hình ảnh của trường thì chúng tôi chỉ giới thiệu về cơ sở vật chất của nhà trường.
Chúng tôi không dám đề cập đến việc tuyển sinh vì Sở sẽ phạt. Việc này thực sự vô lý!
Tôi đã từng có phản ánh với phòng giáo dục về những bất cập này nhưng không hiểu sao năm nay chưa có thay đổi”.
Chính vì cấm đoán tự chủ tuyển sinh nhưng các trường vẫn phải tự lo đầu vào cho trường mình nên dẫn đến tình cảnh “mạnh ai nấy chạy”. Từ đó phát sinh ra đủ chiêu trò khác nhau trong tuyển sinh.
“Không thể ngồi chờ chết được!” – một giáo viên trường tư than thở. Cô giáo này chia sẻ thêm, trường cô dạy không tuyển sinh mà thực hiện việc ghi danh học sinh.
Phụ huynh nào muốn con học tại trường thì đến ghi danh và nộp 4 triệu đồng.
Muốn con được vào học thì phải trắc nghiệm năng lực IQ trước chuyên gia Việt Nam và Quốc tế. Khi cháu đã vượt qua thì đương nhiên nhà trường tiếp nhận vào học lớp 1.
Rõ ràng, Sở thì cấm tuyển sinh trước thời hạn nhưng các trường vẫn tìm cách lách.
Phân tích thấu đáo hiện tượng này ta thấy rằng khi một quy định không phù hợp với khách quan thì việc “vượt rào” quy định là điều khó tránh khỏi.
Trong khi Sở cấm nhưng phụ huynh họ lại có nhu cầu muốn sắp xếp ổn thỏa việc học cho con mà không phải đợi đến cùng lúc đồng loạt đổ xô đi mua hồ sơ, chen chúc xô đẩy nhau để nhập học.
Chính nhu cầu khách quan như vậy nên Sở có cấm thì cũng khó kiểm soát được những hình thức biến tướng khác trong tuyển sinh.
Nhu cầu được tự chủ trong tuyển sinh của các trường tư là yêu cầu chính đáng.
Chỉ khi nào trong chính sách tuyển sinh tạo điều kiện thuận lợi thì các trường tư mới có điều kiện phát triển nhanh hơn, cùng với các trường công góp phần vào sự nghiệp thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục
.Theo giaoduc.net.vn
VinUni: Cú hích cho đại học Việt?
Sự tham gia của Vingroup trong lĩnh vực giáo dục đại học sẽ trở thành hiệu ứng lan tỏa và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khối các trường ngoài công lập.
Sự tham gia của Vingroup trong lĩnh vực giáo dục đại học sẽ trở thành hiệu ứng lan tỏa và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khối các trường ngoài công lập.
Và sự mạnh lên của các trường ngoài công lập sẽ trở thành cú hích cho hệ thống công lập, thúc đẩy hệ thống này chuyển dịch tích cực.
Đây là nhận định của nhiều chuyên gia khi trước sự xuất hiện của VinUni - thương hiệu giáo dục của Tập đoàn Vingroup.
Phối cảnh trường VinUni.
Đại học đẳng cấp quốc tế: cần mô hình mới
Chiến lược có một trường đại học lọt top 200 trường đại học hàng đầu thế giới vào năm 2020 đã được Chính phủ Việt Nam đặt ra từ năm 2006 với đường hướng cụ thể là liên kết với các đối tác lớn để thành lập các trường đại học đẳng cấp quốc tế. Các trường này hoạt động theo mô hình đại học công lập.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, mục tiêu lọt top 200 của các trường đại học Việt Nam còn quá xa vời. Sau hơn 10 năm đề ra chiến lược, các trường đều không đảm bảo được hai yếu tố quan trọng là thu hút được thầy giỏi và trò giỏi.
Trong khi các cơ sở công lập với sự hậu thuẫn đắc lực của nhà nước cả về tài chính và cơ chế vẫn chưa mang lại hiệu quả mong đợi thì ở hệ thống trường tư, một số trường cũng thất bại. Dù đầu tư lớn, liên kết quốc tế, nhưng vẫn chật vật tuyển sinh với chất lượng đầu vào rất thấp.
Trong bối cảnh đó, việc Tập đoàn Vingroup tham vọng xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế được nhiều chuyên gia đánh giá là một tín hiệu tích cực.
Theo Vingroup, Đại học VinUnisẽ được xây dựng trên chuẩn mực cao nhất về nghiên cứu, giảng dạy, việc làm và triển vọng quốc tế.
Với cơ sở vật chất hiện đại, nguồn vốn đầu tư ban đầu lên đến 5.000 tỷ đồng, lại đứng trên vai "người khổng lồ" về chuyên môn (hợp tác với các trường thuộc nhóm Ivy League như Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania), VinUni cho biết không chỉ hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn xếp hạng mà còn tham vọng xếp hàng đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học thế giới như: Quacquarelli Symonds, Times Higher Education...
Tập đoàn Vingroup ký kết hợp tác với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania về dự án Đại học VinUni.
Là người chèo lái một trường đại học tư, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT cho rằng các trường tư sẽ có sự năng động và nhanh nhạy hơn so với các trường công, nhất là trong việc quốc tế hóa.
Lãnh đạo Đại học FPT cũng cho biết đầu tư giáo dục đại học thời điểm hiện nay là khá thách thức, khi cung - cầu đã có sự bão hòa nhất định, nhiều trường đại học tư không tuyển nổi sinh viên, trong khi đó, để xây dựng trường cần vốn hàng nghìn tỷ đồng.
Giáo dục Việt Nam được Ngân hàng thế giới đánh giá là tiên phong đổi mới.Theo báo cáo được Ngân hàng thế giới công bố ngày 15/3/2018, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục.7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới cũng đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT cũng bày tỏ sự tin tưởng: "Vingroup đã có kinh nghiệm trong thị trường giáo dục khi phát triển hệ thống Vinschool.
Có thể là bài toán khó, nhưng khi VinUni làm thì chắc họ sẽ phải tính, phải lôi kéo lực lượng giỏi vào cuộc cùng giải vấn đề này, sau đó đầu tư lớn. Việc trở thành một đại học đẳng cấp quốc tế chúng ta hãy chờ xem, ít nhất đã có dấu hiệu tốt".
Thêm lựa chọn cho người học
Nhìn ở góc độ người học, Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Đại học Thành Tây, nhận định sự tham gia thị trường giáo dục đại học của Vingroup sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn hơn.
"Khi nhiều người tham gia bán hàng thì người mua càng có lợi, nhất là khi Vingroup muốn tham gia vào mảng thị trường giáo dục đại học cao cấp," ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, để đạt được khát vọng như Vingroup đặt ra là điều không dễ dàng, phải đầu tư lâu dài và bền bỉ kiên trì mục tiêu. Tuy nhiên, nhìn vào cách làm của họ thường thấy trong những mảng kinh doanh khác, chúng ta có thể tin tưởng.
Đây cũng là chia sẻ của phó giáo sư Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Theo ông Lập, việc Vingroup gia nhập thị trường giáo dục đại học, nhất là ở thị phần chất lượng cao, sẽ làm phong phú thêm thị trường, tạo điều kiện tốt hơn để thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam phát triển, cung ứng nguồn nhân lực tốt cho xã hội.
Vẫn theo ông Lê Trường Tùng, trong khi trường ngoài công lập chỉ chiếm hơn 10% thị phần giáo dục đại học, một con số quá thấp, thì sự tham gia của Vingroup sẽ làm mạnh hơn khối trường ngoài công lập.
Và sự mạnh lên của các trường ngoài công lập sẽ tác động ngược trở lại, trở thành cú hích cho hệ thống công lập, thúc đẩy hệ thống này chuyển dịch tích cực. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường giáo dục đại học Việt.
Đại học VinUni giai đoạn 1 (tới năm 2030) sẽ được đầu tư số tiền là 5000 tỉ đồng, có trụ sở tại Hà Nội, trường dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2018 và chính thức tuyển sinh vào năm 2020.VinUni đã ký kết hợp tác chiến lược với một số Đại học Tinh hoa thuộc Top 20 Đại học tốt nhất toàn cầu, như Đại học Cornell và Đại học Pen.
Theo giaoduc.net.vn
Thi THPT và xét tuyển sinh ĐH, C: Thí sinh chờ đợi để đưa ra quyết định cuối cùng Sau 4 ngày thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018 (từ 1/4), theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia tuyển sinh và các trường THPT cũng như ĐH, CĐ là thí sinh tự tin, bình tĩnh; tâm lý chung là còn nghe ngóng chứ chưa vội đưa ra quyết định cuối cùng. Thí sinh cần...