Muốn giảm vị đắng của mướp đắng, nhất định phải làm đúng bước này
Mướp đắng (khổ qua) có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích vị đắng của loại quả này.
Để giảm bớt vị đắng của mướp đắng, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây.
Chọn mướp đắng
Khi mua mướp đắng, bạn nên chọn những quả có nốt sần nổi càng to, các nốt sần cách nhau càng thưa thì phần thịt quả sẽ dày và ít đắng. Những quả có nốt sần nhỏ, dày đặc, xếp không đều nhau thường có thịt mỏng và vị cũng đắng hơn.
Những quả có đầu nhọn, tương đối thẳng thường ngon nhưng sẽ có vị đắng hơn. Những quả đầu to vị đắng sẽ không gắt.
Nếu thấy mướp đắng hơi ngả vàng chứng tỏ là quả đã già, vị đắng sẽ ít nhưng thịt dễ bị mềm.
Mướp đắng có màu nhạt thì vị đắng sẽ nhạt hơn và dễ ăn hơn. Mướp đắng càng sẫm màu thì vị đắng càng đậm.
Có một số cách sơ chế sẽ giúp làm giảm vị đắng của mướp đắng.
Cạo sạch phần cùi trắng bên trong ruột
Khi bổ mướp đắng ra, bạn hãy lấy hết phần hạt và dùng thìa cạo sạch phần cúi trắng bên trong ruột quả. Làm cách này, vị đắng sẽ giảm đi rõ rệt.
Mướp đắng sau khi mua về hãy rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và ruột trắng, cắt miếng hoặc lát mỏng tùy sở thích. Bỏ mướp đắng vào bát nước lạnh và rửa khoảng 3-4 lần, làm như vậy vị đắng sẽ giảm.
Ướp lạnh
Sau khi thái mướp đắng thành lát mỏng, bạn có thể cho mướp đắng ướp với đá hoặc bỏ mướp đắng vào hộp rồi để vào tủ lạnh. Ở nhiệt độ thấp, vị đắng sẽ giảm đi đáng kể và mướp cũng giòn hơn. Cách này rất thích hợp để ăn sống mướp đắng.
Video đang HOT
Ướp muối
Trước khi nấu, bạn có thể ướp mướp đắng với muối khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mướp đắng sẽ giảm vị đắng đi rất nhiều.
Đun sôi một nồi nước, thêm một thìa cà phê muối rồi cho mướp đắng đã thái miếng vào chần nhanh trong khoảng 2 phút. Vớt mướp đắng ra và xả nước lạnh cho thật nguội. Khi đó, mướp đắng sẽ không còn vị đắng như ban đầu.
Nấu chung với thực phẩm khác
Có nhiều cách khác nhau để chế biến mướp đắng. Khi nấu chung mướp đắng với một số nguyên liệu khác, vị đắng sẽ giảm đi đáng kể. Bạn có thể làm món mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt đều rất ngon.
Mướp đắng nhiều tác dụng tốt nhưng lại 'đại kỵ' với 4 nhóm người sau
Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Mướp đắng không chỉ là món ăn có hương vị hấp dẫn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng. Dưới đây là những tác dụng của mướp đắng cũng như những người không nên ăn mướp đắng.
Tác dụng của mướp đắng với sức khỏe
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, mướp đắng (khổ qua) là loại quả ăn được có vị đắng.
Trong thành phần của loại thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin (C, B1, B12,...), canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, beta-caroten,...
Có thể kể đến các tác dụng cho sức khỏe của người sử dụng đến từ loại thực phẩm này như sau:
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2
Đây l loại thực phẩm làm giảm lượng đường trong máu qua việc làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Loại thực phẩm này tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 2.
Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, bạn nên thận trọng về việc muốn sử dụng khổ qua. Điều này là để tránh trường hợp làm giảm lượng đường trong máu quá mức.
Giảm cholesterol trong máu
Sử dụng khổ qua cũng có tác dụng trong việc giúp làm giảm cholesterol trong máu. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế một cách đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tiêu thụ khổ qua sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật và nhiễm khuẩn. Từ đó, giúp phòng ngừa cảm lạnh, hạn chế khả năng bị dị ứng thực phẩm. Cùng với đó, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng khó tiêu hay chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Giảm tình trạng táo bón
Trong thành phần của khổ qua có chứa chất xơ giúp kích thích nhuận tràng. Do vậy, việc tiêu thụ loại thực phẩm này có thể giúp cơ thể dễ dàng đi đại tiện hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón.
Một số tác dụng khác
Bên cạnh những tác dụng đã được kể đến, khổ qua còn là một loại thực phẩm có tác dụng tốt cho người bị viêm gan, xơ gan; giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa; làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích; góp phần cải thiện thị lực; giúp thanh nhiệt, giải độc.
Những người không nên ăn mướp đắng
Mướp đắng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, 4 nhóm người sau đây không nên ăn mướp đắng.
Người huyết áp thấp
Theo vị lương y, trong quả mướp đắng chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, nên những người có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng mướp đắng.
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nếu lạm dụng, ăn quá nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày.
Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.
Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Lương y Sáng cho biết, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn nhiều mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Người mới phẫu thuật
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho rằng việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng trong ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật.
Những điều cần lưu ý khi ăn mướp đắng
Khi ăn mướp đắng bạn cần lưu ý những điều dưới đây để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Tiêu thụ với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Không kết hợp sử dụng khổ qua với tôm hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.
- Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống.
- Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.
Trên đây là những người được khuyến cáo không nên ăn mướp đắng. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa mướp đắng nhé.
Cách bảo quản khổ qua dùng quanh năm vẫn giữ được dinh dưỡng Mướp đắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường hệ thống miễn dịch. Các phương pháp bảo quản thích hợp như làm lạnh, đông lạnh có thể giúp duy trì độ tươi và hương vị của thực phẩm trong thời gian dài. 1. Lợi ích...