Muốn đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ 5 tỷ đồng
Đây là quy định được nêu trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
Chiều 13/11, với 93,36% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Luật gồm VIII chương, 76 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, môt sô y kiên đại biểu đề nghị xem xét việc sử dụng khái niệm “vốn chủ sở hữu”, cần thay bằng “vốn điều lệ” để phù hợp Luật Doanh nghiệp trong điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra làm việc kỹ với các cơ quan hữu quan và thống nhất quy định “vốn điều lệ” thay cho “vốn chủ sở hữu” như dự thảo Luật đã chỉnh lý. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)
Bên cạnh đó, dù tại phiên thảo luận, có ý kiến đại biểu đề nghị bỏ quy định người lao động phải trả tiền dịch vụ (Điều 23), nhưng Uỷ ban thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị giữ quy định này.
Theo báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần giảm tối đa chi phí tiền dịch vụ cho người lao động và tiến tới người lao động không phải chi trả tiền dịch vụ để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Tuy nhiên, trước mắt Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội cho tiếp tục quy định về tiền dịch vụ.
Video đang HOT
Để bảo đảm công khai, minh bạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý Điều 23 theo hướng làm rõ hơn về tiền dịch vụ, quy định chặt chẽ các nguyên tắc thu tiền dịch vụ. Trong đó có quy định trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì doanh nghiệp chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ hai bên đã thỏa thuận.
Luật cũng quy định mức trần tiền dịch vụ mà doanh nghiệp được thu từ người lao động, tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả…
Về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước (các điều 66, 67 và 68), có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung quy định về việc phân bổ, hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cho các địa phương để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, mở rộng và phát triển thị trường lao động ở nước ngoài.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc sử dụng và chi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước phải căn cứ vào nguyên tắc đóng và đối tượng đóng. Dự thảo Luật đã không còn quy định Nhà nước đóng góp vào Quỹ này và chỉnh lý quy định các trường hợp, nội dung hỗ trợ cụ thể đối với người lao động, đối với doanh nghiệp dịch vụ để tránh trùng lắp với việc hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép được tiếp thu, chỉnh lý như dự thảo Luật.
Lực lượng công an chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
Nghị quyết tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LLGGHBLHQ) cũng được Quốc hội thông qua với sự tán thành của 94,40% tổng số đại biểu.
Với Nghị quyết được thông qua, từ 1/7/2021, ngoài sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an cũng được cử tham gia LLGGHBLHQ.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt trình bày báo cáo
Nguyên tắc tham gia LLGGHBLHQ, theo Nghị quyết, được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và quản lý nhà nước của Chính phủ.
Việc tham gia LLGGHBLHQ cũng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo đảm độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, điều kiện và khả năng của Việt Nam; tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Đặc biệt, Nghị quyết nêu rõ, LLGGHBLHQ chỉ tham gia hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh, duy trì hòa bình sau xung đột, vì mục đích nhân đạo trên cơ sở đề nghị của Liên hợp quốc và chỉ triển khai ở quốc gia, khu vực đã được Liên hợp quốc thành lập phái bộ và tại các cơ quan của Liên hợp quốc.
Trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng & An ninh cho biết, Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn trong dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc “4 không” của chính sách quốc phòng Việt Nam.
UBTVQH cho rằng, chủ trương “4 không” là những nguyên tắc của chính sách đối ngoại quốc phòng tại Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 và việc tham gia LLGGHBLHQ là một lĩnh vực của công tác đối ngoại quốc phòng. Trên cơ sở các chủ trương này, Điều 4 dự thảo Nghị quyết đã thể chế thành những nguyên tắc trong việc tham gia LLGGHBLHQ.
Đề nghị thí điểm lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Có ý kiến đề nghị Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong một thời gian nhất định, tại một số địa phương trước khi ban hành Luật.
Chiều 24-10, tại phiên họp trực tuyến của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình dự án Luật. Ảnh:quochoi.vn
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, các lực lượng gồm bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã, thị trấn bán chuyên trách gọi chung là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; được hình thành và phát triển từ những ngày đầu của chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Hiện nay, việc xây dựng, ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là cần thiết. Bởi việc này nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước...
chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: quochoi.vn
Báo cáo thẩm tra về sự cần thiết ban hành Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết các thành viên của ủy ban cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành luật này.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng đây là vấn đề lớn, tác động trực tiếp tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Cụ thể, có nhiều nội dung liên quan đến công tác tổ chức, vị trí pháp lý của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, kinh phí, ngân sách bảo đảm,...chưa thống nhất với quy định của một số luật hiện hành. Dự thảo Luật cũng chưa đề cập đến các tổ chức tự nguyện, tự quản, các mô hình khác của quần chúng nhân dân đang tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Chưa kể, một số nhóm chính sách mới trong Luật chưa được Chính phủ đánh giá một cách chi tiết, toàn diện, sát thực tiễn.
"Vì vậy, đề nghị Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong một thời gian nhất định, tại một số địa phương để có thời gian tổng kết, đánh giá sự cần thiết cũng như tính khả thi của chính sách trước khi ban hành Luật" - đại biểu Võ Trọng Việt nêu.
Theo đại biểu Việt, có ý kiến cho rằng hiện nay đã thực hiện chính quy công an xã, đã đảm nhiệm các nhiệm vụ của công an xã bán chuyên trách khi Luật Công an nhân dân có hiệu lực. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chỉ là một trong nhiều lực lượng, tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia bảo vệ an ninh trật tự và cơ bản chỉ có nhiệm vụ "tham gia" cùng lực lượng công an chính quy.
Có đại biểu ý kiến, theo quy định của Luật Quốc phòng và Luật Dân quân tự vệ thì đã có lực lượng Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh nhân dân nên việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ chồng chéo nhiệm vụ.
Một số đại biểu cũng đề nghị cân nhắc việc sắp xếp lực lượng dân phòng vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Bởi lực lượng dân phòng được thành lập theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở, nếu giao thêm nhiệm vụ tham gia bảo vệ an ninh trật tự có thể sẽ làm giảm hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy.
Đại biểu Võ Trọng Việt cũng thông tin, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị xác định trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tránh xảy ra "lạm quyền". Bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cần nghiên cứu các ý kiến trên để hoàn thiện dự thảo Luật đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và đảm bảo tính khả thi.
Quốc hội chia sẻ với đồng bào vùng lũ miền Trung Quốc hội chia sẻ trước những đau thương, mất mát to lớn này và xin gửi lời thăm hỏi ân cần đến đồng bào, chiến sĩ vùng bị nạn, cùng lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh và người dân bị tử nạn. Sáng nay, 20/10, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã...