Muốn con vào lớp 1, phải đóng 500 nghìn đồng
Nhiều ngày qua, phụ huynh Trường tiểu học Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) không khỏi bức xúc khi con họ muốn được vào nhập học lớp 1 phải đóng cho nhà trường 500.000 đồng. Nếu không có tiền, phụ huynh phải đưa con ra về.
Theo phản ánh của các bậc phụ huynh ở xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn có con em mới bước vào lớp 1 thì ngay ngày đầu tiên đưa con đi nhập học, phụ huynh bất ngờ khi được nghe các giáo viên ở Trường tiểu học Đồng Thắng thông báo mỗi học sinh bắt buộc phải đóng 500.000đ. Một số phụ huynh mang theo tiền, đóng cho giáo viên xong thì con của họ được vào lớp, những phụ huynh không mang theo tiền hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn chưa thể có tiền thì cũng phải bằng mọi cách có được số tiền trên, con của họ mới được phép vào lớp học.
Cô Lê Thị Mai – Hiệu trưởng Trường tiểu học Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) trao đổi với phóng viên.
Số tiền 500.000đ đó, phụ huynh không được thông báo trước, cũng không được rõ nhà trường thu vào mục đích gì, nhưng vì muốn con được nhập học, phụ huynh nào cũng đều phải đóng.
Chị H. (thôn 9, xã Đồng Thắng) thở dài: “Hôm đó, chồng tôi mang cháu đi nhập học nhưng vì không có tiền nên lại đưa cháu về, trong nhà không có tiền nên anh phải sang nhà hàng xóm mượn tạm 500.000đ lên nộp rồi cháu mới được vào học. Vì nhà trường cũng không thông báo trước sẽ phải nộp nên nhà tôi không chuẩn bị gì cả”.
“Việc đưa con đi học phải đóng góp thì chúng tôi không phản đối, nhưng nhà trường thu những khoản gì, vào mục đích gì, phải thông qua để phụ huynh chúng tôi còn biết, đằng này không thấy một thông báo gì từ phía nhà trường cho tới khi mang con đi nhập học thì mới “giật mình” về việc trên.
Hôm đưa con đến nhập học thấy các cô bắt nộp 500.000đ, tôi cũng ngỡ ngàng. Con tôi mới lên lớp 1, chưa họp phụ huynh, chưa thống nhất nộp những khoản gì mà nhà trường bắt đóng 500.000đ. Nhưng vì nhiều phụ huynh đã đóng rồi nên tôi cũng không dám có ý kiến, chứ nếu tôi đưa con đến sớm, chưa có nhiều phụ huynh đóng thì tôi phải hỏi cho rõ ràng. Nhà trường tự ý thu hay đây là lệnh bắt buộc của Phòng GD.” – chị Đ.T.L. thôn 7 bức xúc.
Video đang HOT
Việc bắt buộc đóng 500.000đ đối với các cháu mới bước vào lớp 1 cũng được ông Nguyễn Ngọc Khanh – Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Thắng thừa nhận: “Hôm tiếp xúc cử tri, tôi được nghe họ phản ánh trước hội đồng nhân dân, tôi đã gọi ngay cô Mai sang giải trình. Sau đó, xã đã yêu cầu cô Mai thông báo trên loa truyền thanh để các phụ huynh biết về khoản thu trên là… tạm thu”.
“Mục đích thu là đúng, nhưng quy trình triển khai của cô Mai là sai, không thông qua phụ huynh, việc thu phải có giấy tờ rõ ràng ghi rõ từng khoản, từng mục, từng đối tượng cụ thể và phải thu sau kỳ họp phụ huynh nhưng cô Mai lại không làm thế”, ông Khanh cho biết thêm.
Trao đổi với phóng viên, cô Lê Thị Mai – Hiệu trưởng Trường tiểu học Đồng Thắng phân trần: “Chúng tôi chỉ tạm thu của các cháu 500.000đ để đóng trước một số khoản như: Tiền BHYT: 264.600đ sách GK vở ô ly: 110.000đ học bồi dưỡng, ôn tập hè: 110.000đ, tiền ghế ngồi: 20.000đ/hs. Ngoài 500.000đ thì chúng tôi chưa thu thêm gì cả vì chưa có công văn của huyện năm nay sẽ thu những khoản nào. Chúng tôi tạm thu thế này là nhà trường tự thống nhất thu chứ không có lệnh từ Phòng GD và trước khi thu chúng tôi có thông báo cho phụ huynh biết trên loa truyền thanh xã”.
Việc không thông báo rõ ràng, công khai các khoản tạm thu được phụ huynh phản ánh và ông Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Thắng thừa nhận nhưng khi làm việc với PV, cô Mai một mực khẳng định rằng đã thông báo lên loa truyền thanh của xã trước khi phụ huynh đưa con đến trường và phủ nhận không có chuyện không có tiền thì không cho học sinh vào lớp.
Ngôi trường nơi học sinh lớp 1 phải đóng 500.000đ mới được vào học.
Hiện nay, vấn đề lạm thu trong giáo dục đang là vấn đề nhức nhối, nhiều khoản đã được nhà nước và ngành giáo dục cấm thu như khoản tiền xây dựng trường. Nhưng những năm qua, tại Trường tiểu học Đồng Thắng vẫn thu dưới hình thức tiền sữa chữa cơ sở vật chất trường học, mỗi học sinh lớp 1, 2, 3 phải đóng 200.000đ lớp 4, 5 đóng 180.000đ. Cô Mai cho biết số tiền này, trường chỉ thu hộ UBND xã, xong thì giao toàn quyền cho xã sử dụng số tiền vào trong việc tu sửa cơ sở vật chất cho trường.
Tuy nhiên, ông Phó Chủ tịch xã Đồng Thắng lại khẳng định số tiền đó, Trường tiểu học Đồng Thắng thu, sử dụng, chứ xã không giữ làm gì cả. Khi nào cần sửa chữa cái gì, mua sắm cái gì thì trường báo cáo để xã được biết.
Trước những việc làm thiếu minh bạch ở Trường tiểu học xã Đồng Thắng, phụ huynh và người dân nơi đây rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng để họ yên tâm đưa con em đến trường.
Nguyễn Thùy – Duy Tuyên
Theo dân trí
Cô bé người Thái đỗ 2 trường nhưng không thể nhập học
Người dân ở bản Hạt, xã Châu Bính (Quỳ Châu, Nghệ An) xót xa cho em Lê Thị Vân (người dân tộc Thái, Trường THPT-DTNT huyện Quỳ Châu) đã thi đậu vào 2 trường đại học và cao đẳng nhưng không nhập học vì quá nghèo.
Em Lê Thị Vân.
Để có kết quả học tập ấy, Vân phải vượt nhiều gian khó, phấn đấu không ngừng suốt 12 năm học, trong điều kiện gia đình hết sức khó khăn.
Năm Vân học lớp 6, người cha phụ bạc đã bỏ rơi mẹ con Vân để theo người đàn bà khác. Mẹ Vân đi bước nữa. Sau hai năm đến với nhau, ông Lương Văn Tiều (bố dượng của Vân) bị tai nạn gãy xương đòn vai và tổn thương cột sống, mất khả năng lao động.
Thấy hoàn cảnh khó khăn, học xong lớp 9, mặc dù thi đỗ vào Trường THPT-DTNT huyện với số điểm cao nhưng Vân bỏ học để theo bà con dân bản lên rừng hái măng, hái củi bán kiếm tiền giúp gia đình.
Ngày 7/9/2009, Báo Nghệ An điện tử đăng bài "Hãy giúp cháu Vân được đi học". Ông Trần Văn Khanh - một kiều bào ở Cộng hoà Liên bang Đức đã nhận đỡ đầu cho cháu Vân trong 3 năm học (lớp 10, 11, 12). Nhờ đó Vân mới được tiếp tục tới trường.
Thấu hiểu cuộc đời khổ nhọc của cha mẹ và sự đùm bọc của cộng đồng nên Vân cố gắng chăm chỉ học tập. Kỳ tuyển sinh CĐ - ĐH vừa qua, Vân đậu vào Khoa Giáo dục tiểu học - ĐH Vinh, và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.
Sau kỳ thi đến nay, Vân đi làm thuê cho bà con dân bản, chặt củi và hái măng bán, dành dụm tiền làm hồ sơ nhập học. Nhưng dành dụm mãi cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng.
Chị Lương Thị Nhung (mẹ của Vân) rưng rưng: "Nghe tin con thi đậu đại học, tôi mừng lắm. Nhưng nghĩ đến 4 năm ăn học ở thành phố Vinh sắp tới, lòng tôi rối như tơ vò. Ngày nhập học của cháu sắp đến, trong nhà lại không có cái gì để bán, nhưng bảo cháu bỏ học thì tôi không đành. Thương nó lắm".
Hỏi Vân, em nghẹn ngào: "Em ước trở thành cô giáo để về giúp trẻ em nghèo ở quê được học chữ. Nhưng không biết có thực hiện được không".
Lê Thị Vân chỉ có thể trở thành cô giáo cho dân tộc mình, cho miền quê nghèo heo hút nếu được mọi người chung tay giúp sức.
Theo Tiền Phong
Chàng tân sinh viên: Đứt gãy giấc mơ ĐH Đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, Nguyễn Quốc Việt, quê làng Ngọc Trì, xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) được tuyển thẳng vào trường Đại học Dược Hà Nội. Thế nhưng em đang đứng trước nguy cơ không thể nhập học vì bố bị bệnh hiểm nghèo, gia đình lại rất khó khăn. Bố nhập viện, con...