Muốn con trai có tương lai thành công hơn người, bố mẹ tuyệt đối không được nói 3 câu cấm kị này trong quá trình nuôi dạy
Với các bé trai, có những câu nói cửa miệng của bố mẹ tưởng không to tát nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và quá trình phát triển của con.
Một đứa trẻ lớn lên có tự tin, thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục, nuôi dạy của bố mẹ. Muốn con trai lớn lên tài giỏi hơn người thì ngay từ nhỏ, bố mẹ cần tránh những câu nói gây nhụt chí sau:
“Con không giỏi giống y hệt bố”
Nhiều người mẹ thường có thói quen xấu, đó là cãi vã với chồng ngay trước mặt con. Khi có điều gì không vừa ý, thay vì nói chuyện riêng họ lại giận dữ, to tiếng và không giữ thể diện cho chồng.
Chưa hết cơn bực dọc, mẹ lại quay sang mắng cả con trai: “Con cũng không tài giỏi y hệt bố” hoặc “ 2 bố con chẳng giúp được gì cho mẹ”. Nếu tình trạng này kéo dài, con sẽ thấy tự ti, nhụt chí. Thậm chí con còn nảy sinh cảm giác ghét, xa lánh và không muốn gần gũi mẹ.
Video đang HOT
Vì muốn con trai mạnh mẽ, cứng cáp nên nhiều bậc cha mẹ thường không cho phép con được ủy mị, rơi nước mắt. Tuy nhiên dù là bé trai thì con vẫn còn nhỏ tuổi và có quyền thể hiện cảm xúc thật.
Khi bị đau hay gặp chuyện buồn, con được quyền khóc như bất cứ ai. Nếu bố mẹ cứ cấm cản: “ Con trai không được khóc” hay “ Con trai mà khóc mọi người cười cho” sẽ khiến con bị áp lực.
Con không dám bộc lộ cảm xúc thật và luôn thấy mệt mỏi, nặng nề vì phải che dấu tâm trạng. Ấm ức tích tụ ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, tính cách của con.
Thay vì lạc quan, yêu đời con có thể trở nên tự ti, nhút nhát, thậm chí trầm cảm.
“Con nhà người ta giỏi hơn con”
Cùng với câu “Con không giỏi giống y hệt bố” thì “con nhà người ta tài giỏi hơn con” cũng là câu khiến trẻ tổn thương nặng nề về mặt tinh thần.
Dẫu biết nhiều phụ huynh khi so sánh con mình với những đứa trẻ khác chỉ nhằm kích thích tinh thần học tập của con hơn. Nhưng điều đó chẳng những không mang lại lợi ích mà còn gây ra hậu quả tiêu cực.
Không chỉ khiến con trai mất tự tin mà cha mẹ còn gián tiếp khiến con nảy sinh lòng đố kị và ghen ghét đứa trẻ được bố mẹ lấy ra để so sánh với mình.
Theo Helino
Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất và có khả năng tiềm ẩn vô hạn
Ngày đấy mẹ còn quá trẻ, chưa nghiên cứu sâu về giáo dục sớm, nguồn tài liệu cũng hạn chế nên phương pháp dạy con chưa khoa học.
Mẹ sai khi kỳ vọng về đứa con đầu lòng quá cao. Mẹ tự áp lực với kỳ vọng bản thân, mẹ thèm nói những lời hay ý đẹp các bà mẹ hay dùng để khoe con. Cái sai từ suy nghĩ so sánh với con nhà người ta làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy con giai đoạn này. Mẹ dán nhãn và quy chụp con yếu kém. Mẹ thất vọng và cáu gắt khi con phạm lỗi nhỏ. Thực tế là những cơn giận cũng không làm con khá hơn, thậm chí càng ngày càng tệ.
Nếu không có một bước ngoặt quan trọng vào năm con 7 tuổi thì có lẽ mẹ đã tước mất cơ hội trưởng thành của con hôm nay. Đó là ba mẹ đã giải thoát được tâm lý tiêu cực khi cho con làm một thử nghiệm để thấy được những ưu điểm của con, những thứ mà mẹ chưa từng nhận ra trước đó bởi sự quy chụp tiêu cực.
Ảnh minh họa.
Điều kỳ diệu là khi ba mẹ thay đổi thái độ và bớt kỳ vọng thì kết quả học tập của con tự khắc thay đổi.
Những năm tiểu học là cả chặng đường gian nan hai mẹ con vật lộn với chữ nghĩa. Lớp 1: Con không thể ngồi yên học bài quá 5 phút. Con khóc vì phải luyện chữ đẹp, khóc vì phải học Toán. Lớp 2: Con không hiểu những bài toán có 2 lời giải; và con chỉ học được thông qua vận động, chạy nhảy hoặc bằng tai.
Ba mẹ đơn giản hóa lịch trình, kiên trì thay phiên nhau tạo thói quen nề nếp cho con. Mẹ giúp con "dịch" đề Toán thành hình vẽ để dễ hình dung; dạy cách học thuộc bài bằng mindmap; thay thế đọc truyện bằng nghe truyện mỗi tối; con thẩm âm tốt thì cho học đàn; vận động tốt thì cho học võ để tiêu hao bớt năng lượng.
Các bé hiếu động thường sẽ học ổn khi qua giai đoạn này nhưng nếu để bị hổng kiến thức thì khi lớn khó bắt kịp các bạn. Dẫu cố gắng nhưng từ lớp 1 đến lớp 4, năm nào con cũng vô nhóm chót lớp. Một phần do cách giải bài tập của mẹ không giống trên trường, không bám sát đề kiểm tra nên khó đạt điểm tuyệt đối. Có năm duy nhất trong lớp có mỗi con thi được 8 điểm môn Toán và là thành viên duy nhất không đạt học sinh giỏi của lớp.
Lên lớp 5 con đã tập trung hơn, đọc tốt hơn, và quen với nề nếp nên ba mẹ buông dần ra cho tự học. Năm ấy con đạt học sinh giỏi mà lòng mẹ đầy tự hào. Và cũng từ năm ấy con đã trưởng thành, điềm đạm hơn, tư duy tốt hơn. Lên lớp 6, con tự chủ động việc học.
Theo thói quen được rèn nhiều năm qua, đến đúng giờ là con ngồi vào bàn hoàn thành bài vở không cần ai nhắc nhở. Cách học cũng đi từ bản chất vấn đề chứ không học vẹt. Con thi học kỳ ba mẹ cũng không cần nắm lịch thi. Thành quả là con đã giành được học bổng toàn phần của một trường trung học tại Mỹ khi đang học lớp 7. Mẹ tin con trai đã đủ nội lực, đã thông minh hơn và có trách nhiệm với bản thân và gia đình.
Theo kinhtedothi
GS Harvard tiết lộ trẻ thành công khi cha mẹ thực hiện tốt 8 vai trò Sau khi nghiên cứu phụ huynh của những sinh viên tài năng, GS Ronald Ferguson của ĐH Harvard đưa ra 8 vai trò mà nếu cha mẹ làm tốt, con họ sẽ thành công. 1. Bạn học từ nhỏ: Khi bố mẹ thực hiện tốt vai trò này, trẻ thích học từ nhỏ, trước cả khi đến trường. GS Ferguson coi đây là...