Muốn con sinh ra thông minh hơn người, mẹ bầu phải nhớ 4 nguyên tắc này
Trí thông minh của bé không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn bị ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ khi mang bầu.
Chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong muốn sinh được những đứa con thông minh, sáng dạ. Nhiều người cho rằng IQ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền nhưng thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ khoảng 40 – 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường, lối sống. Do đó, bên cạnh yếu tố bẩm sinh, mẹ hoàn toàn có thể cải thiện IQ của con thông minh cho bé ngay từ trong bụng bằng việc tuân thủ 4 nguyên tắc khi mang bầu dưới đây.
Mang thai, sinh con trong độ tuổi “vàng”
Theo các nhà khoa học, từ 25 đến 30 tuổi là độ tuổi sinh nở tốt nhất của phụ nữ.
Về góc độ sinh học, thời điểm này, cơ thể và hệ thống sinh sản của mẹ đã phát triển hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, do đó nguy cơ đột biến ít nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp… Thêm vào đó, đây cũng là quãng thời gian cổ tử cung có độ đàn hồi tốt nhất, dễ mở rộng, các cơn co tử cung cũng mạnh mẽ hơn, thuận lợi cho quá trình sinh nở.
Về góc độ tâm lý thì đây là lúc phụ nữ đã đủ trưởng thành và sẵn sàng làm mẹ. Sau khi sinh con, chị em phụ nữ trong độ tuổi này có tốc độ phục hồi nhanh, điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy con cái đầy đủ.
Mẹ sinh con khi đã lớn tuổi khiến bé có nguy cơ gặp vấn đề về thể chất và trí tuệ. (Ảnh minh họa)
Nếu cơ thể người mẹ “quá non” hoặc “quá già” khi sinh nở, thai nhi sẽ phải “đấu tranh” để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.
Chăm chỉ vận động khi mang thai
Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh, ở các bà mẹ thường xuyên tập luyện mỗi ngày, em bé sinh ra có IQ cao hơn hẳn so với nhóm còn lại. Điều này là do việc tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu rất tốt, giúp tăng lượng máu tuần hoàn tới não thai nhi, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh và từ đó, trí tuệ của em bé được tăng cường mạnh mẽ.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đến từ ĐH Montreal (Canada) cũng đã chọn ra 20 phụ nữ mang thai để tham gia nghiên cứu. Nhóm thứ nhất được đề nghị tập luyện thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần. Nhóm còn lại không thực hiện các bài tập thể dục mà chỉ vận động ở mức độ vừa phải. Kết quả theo dõi ghi nhận những đứa trẻ mà mẹ có tập luyện thể dục khi mang thai có thể dễ dàng nhận biết sự khác nhau giữa các âm thanh. Khả năng này được coi là tín hiệu của sự phản xạ thuần thục, đồng thời cho thấy não bộ của các bé này đã và sẽ phát triển tốt hơn.
Chú ý đến dinh dưỡng
Dinh dưỡng của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của em bé. Vì vậy khi mang bầu mẹ cần ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất có khả năng hỗ trợ sự phát triển trí não thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Đó là sắt giúp vận chuyển khí oxy đến tế bào não của thai nhi, axit folit quyết định đến sự hình thành mô não của thai nhi. Vitamin D cũng rất quan trọng đối với sự phát triển não trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mẹ có lượng vitamin D thấp trong thai kỳ sẽ sinh ra con có bộ não kém hoạt động. Thức ăn giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường đáng kể chỉ số IQ cho thai nhi trong bụng mẹ. Những axit này giúp thúc đẩy khả năng của não bộ và hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển trí thông minh của bé.
Mẹ thường xuyên cáu giận, căng thẳng trong thai kỳ có thể sinh con kém thông minh hơn. (Ảnh minh họa)
Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những quyển sách hay thì biểu đồ sóng siêu âm hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi diễn ra rất tốt. Ngược lại, nếu bà bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, có môi trường sống không đảm bảo thì khả năng hoạt động và phát triển của bé cũng kém đi.
Chính vì vậy khi mang thai, người mẹ cần chú ý giữ lối sống lành mạnh, đảm bảo tinh thần thoải mái, thư giãn.
Ngọc Linh
Trí thông minh của con là do di truyền hay do dinh dưỡng khi mang thai? Câu trả lời khiến nhiều mẹ bất ngờ
Trong quá trình nuôi dạy con, nhiều mẹ sẽ tò mò tự hỏi không biết đâu là yếu tố quyết định trí thông minh của con mình.
70% trí thông minh của trẻ được quyết định bởi di truyền, 30% đến từ chế độ dinh dưỡng.
Một số người lo lắng vì trình độ học vấn của mình không cao, sẽ khiến con của họ không thông minh được như bạn bè cùng trang lứa. Trên thực tế, bạn không cần phải lo lắng. Chúng ta đã bắt gặp được những trường hợp cha mẹ bình thường nuôi dạy nên những đứa con thiên tài. Và ngược lại, cha mẹ có học thức chưa chắc đã nuôi dạy được những đứa con thông minh. Trên thực tế, trí thông minh của trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố chứ không phải 1 đến 2 yếu tố.
Trước đây, nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ của trẻ chủ yếu đến từ nhiễm sắc thể X và người mẹ có hai nhiễm sắc thể X. Trí thông minh của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh của trẻ. Bởi vì bé trai có hai nhiễm sắc thể X và Y, và nhiễm sắc thể X xuất phát từ mẹ vì vậy nhiễm sắc thể từ người mẹ góp phần giúp xác định xem con trai của chị ấy có thông minh hay không. Bé gái có 2 nhiễm sắc thể X, 1 từ mẹ và 1 từ bố. Vì vậy, trí tuệ của bé gái là do cả cha và mẹ quyết định.
Ở cấp độ di truyền, chỉ số IQ được xác định bởi nhiều gen. Khi trứng được thụ tinh được hình thành, cả hai bố mẹ đều đóng góp một tế bào di truyền. Vì vậy, để sinh ra một đứa trẻ thông minh không chỉ liên quan đến nhiễm sắc thể của bố mẹ mà cũng dựa vào sự may mắn nhất định.
Einstein được coi là người thông minh nhất thế giới. Theo cuốn "Khoa học não bộ", cấu trúc não của Einstein khác với người bình thường: thùy đỉnh của Einstein lớn hơn 15% so với người bình thường và vỏ não có nhiều nếp nhăn và có cấu trúc hiếm gặp.
Do đó, việc bé có thông minh hay không phụ thuộc vào cấu trúc của não. Cấu trúc của não đã được hình thành trong thời kỳ bào thai. Từ khi thụ thai đến khi sinh, ngoại vi của hộp sọ đã phát triển từ 0 đến 35 cm, từ sơ sinh đến 2 tuổi rưỡi là 15 cm. Từ 2 tuổi rưỡi đến khi trưởng thành là thêm 5 cm. Đây là thời kỳ não bộ phát triển nhanh nhất.
Tam cá nguyệt đầu tiên
Trung bình, khoảng 80% các tế bào thần kinh trong não và tủy sống bắt đầu hình thành trong thời kỳ này. Trung bình, có khoảng 10.000 tế bào thần kinh được sản xuất mỗi phút trong não. Em bé lúc này rất nhỏ. Mặc dù bé cần số lượng dinh dưỡng không cao nhưng chất lượng dinh dưỡng phải cao. Nếu cơ thể người mẹ thiếu chất đạm và axit amin, sẽ gây chậm phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Nếu người mẹ bị thiếu axit folic, bé dễ bị biến dạng hệ thống thần kinh. Nếu thai nhi không được cung cấp tinh bột và kẽm đầy đủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào thần kinh.
Tam cá nguyệt thứ hai
Trong tam cá nguyệt thứ hai, sự phát triển não bộ của thai nhi đang ở độ chín, hàng triệu dây thần kinh đang phát triển. Số lượng dây thần kinh gần đạt với người trường thành. Hàm lượng phospholipids và cholesterol trong não không ngừng tăng lên, tạo nền tảng cho sự phát triển chức năng não. Chất đạm là nguyên liệu quan trọng cho não. Mẹ cần bổ sung 15g protein mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển trí não. Ngoài ra, chúng ta phải chú ý bổ sung thực phẩm giàu axit béo để thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh của não.
Tam cá nguyệt thứ ba
Hàng tỷ tế bào thần kinh não đang hình thành, hệ thống thần kinh của não đang phát triển lan rộng ra mọi hướng, não bị đẩy ra khỏi hộp sọ và nó gập lại để tạo ra nhiều nếp nhăn hơn. Đầu của thai nhi sẽ to hơn và nặng hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
Đồng thời, sự phát triển của vỏ não được đẩy nhanh, nhu cầu chất đạm, canxi và sắt tăng lên. Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, từ đó thúc đẩy sự phát triển của não.
Sau khi bé chào đời
Thị giác, thính giác, xúc giác, chuyển động, ngôn ngữ và chức năng tay là sáu yếu tố thúc đẩy phát triển não bộ. Sau khi sinh, mẹ cần thường xuyên trò chuyện với bé, chạm vào bé, dạy bé các kỹ năng lẫy, bò, đi đứng để rèn luyện khả năng linh hoạt của đôi tay, chân bé. Hãy đọc truyện cho bé nghe, cho phép bé nhìn mọi thứ xung quanh, mang đến cho bé một cuộc sống tràn ngập yêu thương.
Ngoài ra, dinh dưỡng là nền tảng vật chất cho trí thông minh của trẻ. Khi bé chào đời, mẹ hãy cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt để bé được cung cấp lượng chất dinh dưỡng đầy đủ. Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ hãy bổ sung thực phẩm kịp thời để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Đồng thời, não của em bé cũng phát triển trong giấc ngủ và giấc ngủ có lợi cho sự phát triển của các tế bào não. Hãy đảm bảo cho bé được ngủ đủ giấc để cho phép bộ não phát triển hơn nữa trong khi bé ngủ.
Quỳnh Trang (Sohu/emdep.vn)
Bổ sung sắt trước khi mang thai thế nào cho đúng? Sắt là nguyên liệu chính để sản xuất máu cho cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu sắt ở người mẹ tăng lên rất nhiều. Do đó, nếu không chuẩn bị bổ sung sắt trước khi mang thai thì mẹ và bé rất có nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 1. Tại sao cần bổ sung sắt trước...