Muốn con sau này thông minh giỏi giang, cha mẹ hãy cho con chơi 3 trò chơi kích thích giác quan ngay từ khi còn bé
Những trò chơi giác quan này đã được một trường mầm non Kinderland ở Singapore đưa vào dạy học.
Kinderland là hệ thống trường mầm non dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi hàng đầu ở Singapore thuộc Tập đoàn Giáo dục Crestar. Chính vì nhận chăm sóc cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên trường Kinderland đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các giác quan của trẻ thông qua các hoạt động, nhằm giúp các bé khám phá và học hỏi tốt hơn.
Thạc sĩ Charlotte Wong – Giám đốc kinh doanh cấp cao đồng thời là Chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh ở Kinderland sẽ chia sẻ một số trò chơi cảm giác các giáo viên ở trường Kinderland sẽ thực hành với trẻ hàng ngày.
Trò chơi kích thích giác quan là gì?
Khi chào đời, các em bé sẽ sử dụng 5 giác quan của mình: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác để tìm hiểu, khám phá thế giới. Và tất cả mọi thứ: một cái ôm, một nụ hôn, khuôn mặt của cha, giọng nói hay mùi hương của mẹ đều khiến cho các giác quan của trẻ phát triển.
Thế nên, các giáo viên của trường Kinderland thường tổ chức các trò chơi cảm giác để không chỉ giúp khích thích giác quan của các bé phát triển, mà còn tạo tiền đề cho các kỹ năng vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc xã hội của các bé khi lớn lên sẽ tốt hơn. Các cô giáo thường:
- Vuốt ve lòng bàn tay hoặc bàn chân của trẻ theo một bài hát nhằm kích thích cảm giác chạm, nhìn và nghe.
- Đưa cho các bé một túi zip chứa đủ các màu sơn trộn lẫn vào nhau và cứ mỗi khi trẻ chạm vào thì nó lại biến đổi thành một màu sắc khác nhau kích thích sự tò mò của trẻ.
- Cho trẻ bước đi trên những vật liệu khác nhau để vừa giúp các bé cải thiện sự phối hợp vận động vừa học được cách giữ thăng bằng.
- Trẻ còn được khám phá các mùi hương khác nhau, ví dụ như gia vị, trái cây, thảo mộc giúp tăng cường sự phát triển của khứu giác.
Cô Charlotte cũng chia sẻ thêm rằng khi việc học được biến thành sự trải nghiệm thông qua các hoạt động giác quan, nó sẽ trở nên rõ ràng và có ý nghĩa hơn đối với trẻ nhỏ. Đồng thời, con còn tiếp thu từ mới từ giáo viên – người chơi cùng con, khuyến khích con quan sát về những điều ở môi trường xung quanh và cảm nhận chúng. Quan trọng nhất là trẻ tìm thấy niềm vui trong khi học.
Video đang HOT
Vậy làm thế nào để cha mẹ tạo ra được môi trường học tập giàu giác quan ở nhà?
Theo cô Charlotte, các cha mẹ hoàn toàn có thể tạo ra một môi trường học tập đầy thú vị cho trẻ bằng những trò chơi vô cùng đơn giản như sau:
1. Mì sắc màu
Ảnh minh họa.
Những gì cha mẹ cần chuẩn bị cho con là những loại mì có hình dạng khác nhau, chẳng hạn như spaghetti, mì ống (penne), nui xoắn (fusilli), mì ống nơ (farfalle),… cùng với màu thực phẩm.
Đầu tiên, bạn hãy luộc chín tất cả các loại mì này theo hướng dẫn sử dụng. Tiếp theo, để mỗi loại mì trên một khay khác nhau, sau đó bỏ màu thực phẩm vào từng loại mì để chúng có màu sắc thật rực rỡ.
Bây giờ, cha mẹ hãy mang lần lượt từng khay mì đến cho con chơi, đồng thời hãy giới thiệu về màu sắc, hình dạng, kích thước và kết cầu của mì. Lưu ý, bạn chỉ mang khay mì thứ 2 đến sau khi con đã chơi chán khay mì thứ nhất.
2. Tìm đồ chơi bị ẩn
Trước tiên, cha mẹ cần chuẩn bị 1 chén bột gạo, 3 muỗng canh dầu dừa, đồ chơi yêu thích của con: xe hơi, chữ cái, búp bê nhỏ… Kế tiếp, bạn hãy đổ bột gạo vào trong một chiếc hộp, rồi đổ dầu dừa vào trộn đều. Sau khi bột đã kết dính, bạn giấu đồ chơi của con vào trong hộp và đưa cho trẻ để con tìm kiếm đồ chơi.
3. Thùng gạo cầu vồng
Ảnh minh họa.
Để làm thùng gạo cầu vồng, cha mẹ cần có 3 – 4 chén gạo, một muỗng canh giấm, màu thực phẩm, và đồ chơi. Cũng giống như làm mì sắc màu, bạn sẽ cho một ít gạo vào trong túi zip, sau đó cho một chút gấm và màu thực phẩm vào rồi trộn đều lên (bạn càng cho nhiều màu thực phẩm, gạo càng trở nên rực rỡ). Sau đó, đổ gạo ra một chiếc khăn hay rổ và để khô.
Khi tất cả gạo đã khô, bạn sẽ đổ gạo ra một chiếc thùng rỗng, trộn đều và cho phép con được chơi với chúng.
Học Ngôn ngữ Trung Quốc tại UEF: Cơ hội làm việc cho những tập đoàn 'khủng'
Không chỉ là kỹ năng bổ trợ, ngôn ngữ đã trở thành ngành nghề có vị trí và vai trò quan trọng trong thị trường lao động toàn cầu hóa. Đó là lý do vì sao các nhóm ngành ngôn ngữ, trong đó có Ngôn ngữ Trung Quốc lên ngôi những năm gần đây.
Tạo lợi thế 'đón đầu' doanh nghiệp quốc tế
Trung Quốc hiện là quốc gia có dân số đông với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại châu Á và trên thế giới.
Những tập đoàn 'khủng' như Alibaba, Tecent, Baidu, Xiaomi,... góp phần khẳng định vị thế quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc trên thương trường quốc tế và còn nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Trung làm ngôn ngữ chủ đạo.
Trong bối cảnh này, nguồn nhân lực Việt thành thạo ngôn ngữ, am hiểu văn hóa Trung Hoa, có thể đảm nhiệm các vị trí điều hành, vận hành quy trình sản xuất thương mại,... giữa Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Việt Nam sẽ là đối tượng 'săn đón' của nhiều doanh nghiệp quốc tế.
Tiếng Trung ngày càng được các bạn trẻ chuộng học
Hơn ai hết, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc chính là ứng cử viên sáng giá cho yêu cầu nhân lực trên. Và lúc này, Ngôn ngữ Trung Quốc trở thành ngành học xu hướng của giới trẻ là điều tất yếu!
Ngành học xu hướng nhưng không phải ai cũng học được
Tiềm năng là vậy, tuy nhiên ngành này cũng 'kén' người học và đòi hỏi bạn phải có những tố chất phù hợp như: hướng ngoại, siêng năng, chăm chỉ, có trí nhớ tốt, thích khám phá, có năng khiếu về ngoại ngữ, và đặc biệt là yêu thích lịch sử, văn hóa, đất nước, con người Trung Quốc.
Là ngành học tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển nhưng không vì thế mà bạn chọn chạy theo 'số đông' nhé!
Cũng giống như các ngành ngôn ngữ khác Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu và sử dụng ngôn ngữ. Ở đây là nghiên cứu sử dụng tiếng Trung Quốc. Ngành này nghiên cứu mở rộng vốn từ tiếng Trung trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như kinh tế, thương mại, du lịch, ngoại giao, văn hóa, văn học, lịch sử,...
Điểm thú vị của ngôn ngữ này nằm ở chỗ nó có rất nhiều từ có cách phát âm gần giống tiếng Việt, cả hai đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập và có thanh điệu mặc dù bộ chữ viết hoàn toàn khác biệt. Điều này giúp người Việt học tiếng Trung có thể ghi nhớ cách phát âm một cách dễ dàng hơn.
Khám phá sự khác biệt của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại UEF.
Tại UEF, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được học theo mô hình đào tạo gắn kết thực tiễn trong môi trường quốc tế hiện đại, năng động. UEF sở hữu cơ sở vật chất cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm với học vị cao tốt nghiệp từ nhiều trường đại học trên toàn thế giới. Đặc biệt, sinh viên sẽ được liên tục được thực hành ngôn ngữ và trau dồi kỹ năng qua những workshop, chuyên đề, học kỳ trao đổi quốc tế. Đây sẽ là nền tảng giúp phát triển vững chắc bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết dành cho sinh viên theo học ngành này.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy Ngôn ngữ Trung Quốc; Biên dịch viên, phiên dịch viên các tài liệu, sách báo, thư từ thương mại tiếng Trung tại các tòa soạn báo, đài truyền hình, cơ quan ngoại giao; Chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại, văn phòng cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam; Hướng dẫn viên du lịch, lễ tân nhà hàng, khách sạn, sân bay,...
'Cơ ngơi' học tập sang - xịn chỉ có tại UEF
Đặc biệt, năm 2020 sinh viên trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của trường, ngoài được trải nghiệm môi trường học tập chuẩn quốc tế, thụ hưởng nhiều dịch vụ tiện ích nổi trội, các bạn còn được nhận học bổng doanh nghiệp tài trợ giá trị 40% học phí suốt khóa học.
Chàng trai trúng tuyển hai đại học hàng đầu Singapore Kiểm tra email, thấy chữ "Congratulations" từ Đại học Công nghệ Nanyang, Nguyễn Ngọc Minh vẫn chưa tin là trúng tuyển, phải đọc lại nhiều lần, hỏi kỹ bạn bè. Minh là học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội. Biết Đại học Công nghệ Nanyang thông báo kết quả trúng tuyển sáng 12/3, nhưng Minh không đợi...