Muốn con nên người, mẹ chớ lơ là việc dạy con đức tính kiên nhẫn với 5 phương pháp hiệu quả này
Kiên nhẫn – Đức tính quan trọng giúp con nên người mẹ nhớ dạy con ngay từ nhỏ.
Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn, nhất là trong thời kì công nghệ số phát triển như vũ bão ngày nay, trẻ có thể tìm kiếm và có ngay thứ mình muốn chỉ trong nháy mắt mà không phải chờ đợi quá lâu. Mẹ phải biết rằng kiên nhẫn là một đức tính cần thiết, vô cùng quan trọng cho sự thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc của trẻ sau này. Sự kiên trì, nhẫn nại được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài và không dễ gì có được. Chính vì vậy kiên nhẫn đồng nghĩa với việc biết kiềm chế bản thân là những đức tính mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Nếu kịp thời hướng dẫn, dạy trẻ tính kiên nhẫn sẽ giúp bé ngày càng hoàn thiện nhân cách và phát triển tốt hơn cho tương lai về sau.
Kiên nhẫn đồng nghĩa với việc biết kiềm chế bản thân là những đức tính mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ (Ảnh minh họa)
Dạy con đức tính kiên nhẫn cũng là dạy con cách tôn trọng người khác, tập trung vào bản thân và học cách hiểu mình – hiểu người, biết suy nghĩ không chỉ dựa trên quan điểm của mình mà còn của người khác, đồng cảm hơn, thấu hiểu hơn.
Những lợi ích của đức tính kiên nhẫn sẽ mang lại cho trẻ cụ thể như sau:
- Giúp xây dựng các mối quan hệ xã hội thông qua khả năng chịu đựng khuyết điểm, sai sót của người khác, lắng nghe và đồng cảm hơn với họ.
- Là chìa khóa để đạt được một mục tiêu trong tương lai. Sự kiên trì, nhẫn nại cho phép trẻ biết chấp nhận thất bại, tiếp tục kiên trì và cố gắng hơn để đạt mục tiêu.
- Hạn chế việc trẻ đưa ra những quyết định kém hiệu quả, bốc đồng dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
- Giảm căng thẳng, lo lắng vì trẻ sẽ không khiến trẻ phải phàn nàn, kêu ca hay bực bội gây ảnh hưởng tới tâm lý, tâm trạng.
Kiên nhẫn là một đức tính cần thiết, vô cùng quan trọng với trẻ, giúp trẻ hòa nhập và là chìa khóa để đạt được thành công trong tương lai (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Để có thể dạy con học được tính kiên nhẫn ngay từ khi còn nhỏ, các mẹ cũng cần đến vài bí kíp nhỏ sau đây:
Hạn chế cho trẻ xem điện thoại
Bà Ana Sousa Gavin, nhà tâm lý giáo dục đồng thời là mẹ của 2 bạn nhỏ 8 tuổi và 11 tuổi, đã chỉ ra rằng điện thoại và tivi là những thiết bị cung cấp thông tin và các chương trình giải trí khá nhanh chỉ sau vài cú nhấp chuột, chọn kênh. Do đó khi trẻ quen với việc sử dụng các thiết bị này cũng sẽ mong đợi rằng mọi thứ phải nhanh như vậy. Khi trẻ gặp phải tình huống cần sự kiên nhẫn chờ đợi thì dễ sinh ra chán nản, thậm chí cáu gắt. Vì vậy, mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động bổ ích khác thay vì để con sử dụng tivi, điện thoại quá nhiều.
(Ảnh minh họa)
Ghi nhận cảm giác bực bội khi phải chờ đợi của con
Có một điều chắc chắn là không mấy ai thích phải chờ đợi trong thời gian dài. Khi con phải trải qua sự bực bội, thất vọng vì phải chờ đợi lâu, mẹ hãy giúp con nhận ra cảm xúc ấy và cùng con ghi nhận đúng là chờ đợi thì không ai thích thú hết. Ví dụ, khi xếp hàng dài ở cửa hàng tạp hóa, mẹ có thể nói với con rằng: “Mẹ biết con khá mệt khi phải chờ lâu, việc xếp hàng cũng mất nhiều thời gian, nhưng mẹ rất tự hào vì đã kiên nhẫn xếp hàng”. Hành động này sẽ giúp nhắc nhở trẻ cảm giác bực bội, mệt mỏi là bình thường, nhưng cách con xử lý và sự kiên nhẫn mới là điều cần đề cao.
Giúp con tự chủ trong hành động
Một cách khác để dạy con sự kiên nhẫn đó là mẹ cần giải thích cho trẻ biết khi nào thì con có thể làm việc mình muốn thay vì chỉ nói ‘Không được; Không phải bây giờ’. Ví dụ, khi đang ở siêu thị và con muốn ăn kem. Nếu không thể cho bé ăn kem vào lúc đó thì mẹ hãy nhìn vào mắt trẻ và giải thích rằng: “Bây giờ mẹ con mình cùng chờ thanh toán số hàng này rồi sau đó sẽ đi mua kem cho con nhé”. Chắc chắn bé sẽ vui vẻ và không nỡ từ chối lời đề nghị hấp dẫn từ mẹ.
(Ảnh minh họa)
Dạy trẻ ứng phó với sự chờ đợi
Kiên nhẫn không có nghĩa là trẻ phải ngồi 1 chỗ chờ đợi và chẳng làm gì hết. Mẹ hãy khuyến khích bé tự tạo cho mình những hoạt động thú vị và có ích trong lúc chờ đợi. Ví dụ, đưa cho trẻ những cuốn sách, truyện tranh hấp dẫn để đọc, hoặc những câu đố toán học thú vị để trẻ tìm ra câu trả lời, kết hợp các trò chơi nho nhỏ ngay trong thời gian chờ. Như vậy trẻ không còn cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi, sự kiên nhẫn đôi khi còn đi kèm với sự độc lập và tự ứng phó mà không quá phụ thuộc vào tình huống ấy.
Mẹ phải là một tấm gương tốt về làm chủ bản thân
Theo bà Gavin, một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ đó chính là cha mẹ phải làm gương cho con noi theo. Con sẽ học theo cách mẹ giữ bình tĩnh và xử lý tình huống trong những lúc khó khăn. Hãy thử suy nghĩ về sự kiên nhẫn của chính mẹ với con. Liệu mẹ có đang quá vội vàng và quy chụp mỗi khi con mắc lỗi, liệu mẹ có khó chịu mỗi khi con hỏi nhiều không. Mẹ cần rèn luyện đức tính kiên nhẫn với chính con mình để trẻ có thể học hỏi và làm theo.
Mẹ chính là tấm gương, là hình mẫu lớn và đáng tin cậy để trẻ trưởng thành hơn (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ nhìn cách mà mẹ ứng xử với các tình huống xung quanh, sự kiên nhẫn của mẹ mỗi khi phải xếp hàng, hay sự nhẫn nại, thái độ của mẹ với mọi người cũng đều có tác động không nhỏ tới việc hình thành và phát triển tính kiên nhẫn của trẻ sau này. Mẹ chính là tấm gương, là hình mẫu lớn và đáng tin cậy để trẻ trưởng thành hơn.
Nguồn: Parent
Trước 7 tuổi, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ phát huy 4 thói quen này thì đảm bảo con lớn lên không những thành người mà còn thành danh
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bố mẹ không cần quá căng thẳng trong việc dạy dỗ con cái. Chỉ cần nắm vững những quy tắc cơ bản thì con bạn sẽ phát triển toàn diện mà bản thân bố mẹ cũng nhẹ lòng khi mình đã làm tròn trách nhiệm.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều bố mẹ không tự tin mình có thể dạy dỗ con tốt. Họ luôn tự trách mình còn nhiều thiếu sót trong việc giáo dục, định hướng. Bên cạnh gánh nặng lo toan cho gia đình, họ còn phải học thêm nhiều điều mới có thể mong con trưởng thành khỏe mạnh.
Trên thực tế, các chuyên gia cho biết, trẻ em trong giai đoạn trước 7 tuổi rất dễ giáo dục và dễ đi vào nề nếp, khuôn phép. Bố mẹ cần tập trung kiên nhẫn, thúc giục chúng hình thành 4 thói quen này thì cuộc sống sắp tới dù phong ba bão táp cỡ nào chúng cũng sẽ vượt qua. Bên cạnh đó, những thói quen này không những giúp chúng thành công mà bố mẹ cũng trở thành những người ưu tú. Cùng xem đó là những thói quen nào nhé!
Ảnh minh họa
Giao tiếp văn minh, lịch sự
Nhiều người cho rằng, bên cạnh việc dạy dỗ của bố mẹ thì trường học và môi trường xung quanh cũng có ảnh hưởng đáng kể. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, để phát triển nếp sống văn minh, lành mạnh cho trẻ là vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là một thói quen có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tương lai của một đứa trẻ. Nếu như bố mẹ không thúc giục và phát triển thói quen này thì sau này khó mà dạy dỗ. Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh không xem trọng vấn đề này và cho rằng khi nào chúng nhận thức được thì mới dạy dỗ, lúc này đã quá muộn màng. Một đứa trẻ phát triển toàn diện, có lối sống văn minh lịch sự không liên quan đến số tuổi mà liên quan đến sự quan tâm và giám sát chặt chẽ của bố mẹ.
Tôn trọng người khác
Nhiều người cho rằng, vấn đề tôn trọng người khác khá nghiêm trọng đối với một đứa trẻ. Họ luôn nghĩ, một đứa trẻ vô tư chỉ làm việc mình muốn làm nên cũng không cần đặt nặng quá những cảm xúc như thế. Các chuyên gia tâm lý học cho biết, việc hướng trẻ con tôn trọng người khác cần phải có sự kiên trì và nhẫn nại. Nếu bố mẹ thúc giục con phát triển thói quen này trước 7 tuổi thì sẽ có ích cho tương lai. Đa số những đứa trẻ luôn muốn làm điều mình muốn nhưng không nghĩ đến cảm xúc người khác và đây là lúc bố mẹ cần dạy dỗ chúng biết một điều: "Muốn người khác tôn trọng mình thì trước tiên mình phải tôn trọng người khác".Có rất nhiều đứa trẻ nói chuyện với các bạn cùng trang lứa bằng những lời khó nghe, đó là một ví dụ cho việc không tôn trọng người khác. Vấn đề này sẽ khiến những đứa trẻ đó bị xa lánh, kéo theo cảm xúc tuổi thơ trì trệ, không có ích cho sự phát triển sau này.
Ảnh minh họa
Dũng cảm thừa nhận sai lầm
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, một người thành công trong xã hội chính là người biết mình mắc sai lầm ở đâu và biết sửa lỗi sai ấy như thế nào. Việc dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình là nền tảng vững chắc để con người trở nên hoàn thiện. Nếu bố mẹ có thể thúc giục và dạy dỗ con trẻ có ý thức trách nhiệm thì chúng sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Mặt khác, nếu như một đứa trẻ phạm sai lầm, nhưng vì sự đe dọa của bố mẹ khiến chúng sợ hãi, không dám thừa nhận sai lầm thì sau này sẽ rất khó khăn để tồn tại trong cuộc sống. Trẻ em trước 7 tuổi luôn nghịch ngợm và có những sai lầm nhỏ trong cuộc sống, việc làm của bố mẹ chính là theo sát, uốn nắn, giúp chúng nhận ra điều gì sai để có thể thừa nhận và sửa chữa kịp thời. Có như vậy, con đường tương lai của chúng mới rộng mở, mới có thể phát triển toàn diện.
Giữ lời hứa
Có nhiều phụ huynh không quá quan trọng lời nói của trẻ con, đặc biệt là trẻ con trước 7 tuổi. Ở giai đoạn này, nhiều đứa trẻ vẫn chưa thể diễn đạt hết ý muốn của mình, hoặc có thể chúng nói không lưu loát nhưng từng câu từng chữ đều xuất phát từ tâm nguyện, từ sự mong mỏi của chúng. Tuy nhiên, có một số bố mẹ thường phớt lờ những điều này và đây dần dần trở thành thói quen không tốt. Một khi bố mẹ như vậy thì chúng cũng sẽ noi theo, đến khi người lớn bắt đầu giữ lời hứa thì thói quen kia cũng đã hình thành. Vì vậy, các chuyên gia cho biết, bố mẹ cần tôn trọng và giữ lời hứa với con như những người trưởng thành. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên thúc giục và dạy cho các con biết rằng việc giữ lời hứa sẽ có ích trong cuộc sống như thế nào. Một người thành công là người biết giữ lời hứa và có trách nhiệm với những lời nói của mình.
Nguồn: Sohu
Lời khuyên chuẩn xác của chuyên gia về việc nuôi dạy trẻ nhạy cảm mà không khiến chúng bị tổn thương Để chăm sóc và nuôi nấng một đứa trẻ nhạy cảm, cha mẹ cần phải rất tinh tế và kiên nhẫn Đứa trẻ nhạy cảm chính xác là như thế nào? Theo Maureen Healy, tác giả cuốn "The Emotionally Healthy Child" (tạm dịch: Cảm xúc lành mạnh của trẻ) kiêm chuyên gia tại highlysensitivekids.com: "Các cô bé, cậu bé nhạy cảm cao cảm...