Muốn con bằng bạn bằng bè, mẹ không ngần ngại ép con 7 tuổi đi học thêm từ 7 giờ sáng, ăn mỳ cho kịp 4 ca học một ngày
Một nền tảng vững chắc để con thành công trong tương lai là điều bố mẹ nào cũng muốn. Để làm được điều đó, không ít bố mẹ đã ép con còn nhỏ tuổi học ngày học đêm với mục đích để con chiến thắng ngay từ vạch xuất phát.
Lo lắng cho tương lai của con là điều hiển nhiên của mọi bậc phụ huynh . Mỗi gia đình sẽ có một cách lựa chọn khác nhau con đường đi tới thành công của con cái. Trong đó có không ít cha mẹ đã vẽ ra vạch xuất phát để hướng con theo một con đường định sẵn. Ở đó, đứa trẻ được tôi luyện rèn rũa ngay từ nhỏ để luôn đảm bảo có được sự xuất phát thành công.
Đứa trẻ đó, bên cạnh việc tiếp thu một khối lượng kiến thức bài vở khổng lồ ở trường học còn phải học thêm vô số những môn năng khiếu khác cho bằng bạn bằng bè. Kết quả là ngày nghỉ cũng không có, cả tuổi thơ chỉ có học và học mà thôi.
Ngày nghỉ chỉ để đi học ngoại khóa
Trường hợp của cô bé 7 tuổi Tang Xiaoying, con của một gia đình trung lưu ở Bắc Kinh dưới đây là một điển hình của tình trạng trên. Luôn muốn con không thua kém bạn bè, mẹ cô bé đã ép con gái học thêm đủ các môn ngoại khóa dù bản thân cô bé chưa chắc đã thấy hứng thú.
Sáng thứ 7 nào cũng vậy, 7h sáng là cô bé Tang Xiaoying cũng bị mẹ đánh thức và giục “Nhanh lên, đã quá muộn rồi!”. Ngay sau đó, cô bé tự vệ sinh, thay quần áo và sẵn sàng tinh thần tham gia 4 lớp học thêm cố định vào thứ 7 hàng tuần, sau những ngày học bình thường trên lớp.
Từ 9-10h sáng, Tang Xiaoying sẽ tham gia lớp học đàn ukulele trong ánh mắt theo dõi của người mẹ.
Tang Xiaoying ở lớp học đàn.
Video đang HOT
Từ 11-12h, Tang Xiaoxuan đến nhà của giáo viên thanh nhạc để luyện giọng và học cách điều chỉnh khẩu hình.
Trong thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi, hai mẹ con chỉ kịp ăn mỳ và phải ăn một cách nhanh chóng bởi vì vẫn còn các lớp học khác cần theo học. Mẹ cô bé lo lắng sợ con muộn học.
Từ 1-3h chiều, Tang Xiaoxuan học múa ba lê tại một trung tâm thanh thiếu nhi. Mồ hôi của cô bé rơi đẫm sàn nhà khi thực hiện các động tác múa.
Dù nhanh chóng di chuyển ngay sau khi kết thúc giờ học múa, cô bé vẫn đến trễ trong giờ học tiếng Tây Ban Nha. Buổi học kéo dài 3 giờ đồng hồ với một loạt bài tập về ngữ pháp và giao tiếp. Cho đến chiều tối, cô bé mới kết thúc buổi học, có được khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Theo lời của Zhang Wei, mẹ cô bé, mỗi thứ 7 hàng tuần đưa con đi học đều tưởng như mình giảm đi vài cân vì hai mẹ con phải chạy đua trên đường và lo lắng khi dõi theo con ở lớp học.
Nhưng có lẽ cô bé Tang Xiaoying mới là người phải chịu áp lực nhiều hơn khi dù không thích tham gia những lớp học thêm như thế này nhưng cô vẫn phải cố gắng hết sức vì sợ “mẹ sẽ buồn”.
Trong khi đó, người bố luôn ủng hộ đứa trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc, đã nhiều lần nói với vợ rằng con gái có quá nhiều lớp học và có quá ít thời gian để chơi. Nhưng lần nào, mẹ cô bé sẽ kể rằng, bạn này bạn kia trong lớp con gái học nhiều hơn, nếu con gái không học thêm sẽ không theo kịp các bạn. Cô sợ con gái thua các bạn ngay từ vạch xuất phát.
Có một nỗi ám ảnh mang tên “lớp học ngoại khóa”
Ở Bắc Kinh, không có gì lạ khi một phụ huynh như Zhang Wei lấp đầy tuổi thơ của con cái bằng những lớp học năng khiếu. Theo một khảo sát, năm 2018, 80% gia đình trung lưu đã đầu tư hơn 20 triệu đồng vào chương trình ngoại khóa, và 50% gia đình đầu tư hơn 50 triệu đồng. Hầu hết họ tin rằng, việc theo đuổi các lớp học năng khiếu có thể đảm bảo cho sự thành công của những đứa trẻ trong tương lai.
Sự tồn tại của lớp năng khiếu là cần thiết. Ý nghĩa ban đầu của nó cũng là giúp trẻ khai thác điểm mạnh, trau dồi tính khí và nhiều kỹ năng hơn dù có thể không có lợi cho tương lai. Tuy nhiên, trong câu chuyện của Tang Xiaoying, chúng ta chỉ thấy một cô bé mệt mỏi bị đẩy về phía trước bởi một người mẹ lo lắng.
Hãy để con tham gia lớp học ngoại khóa theo ý thích.
Nhà tâm lý học Justin Coulson cho rằng cha mẹ thời nay thường làm mọi cách khuyến khích con mình học nhiều và trở nên vượt trội, trở thành đưa trẻ tốt nhất. Nhưng đồng thời, cha mẹ cũng cần phải ghi nhớ rằng ép buộc con của bạn vào những việc quá khó so với con thì cũng có khả năng làm cho con sẽ vụn vỡ dưới áp lực.
Dù bạn chỉ muốn con cái có được mọi lợi thế và cơ hội để chúng có cuộc sống tuyệt vời hơn, nhưng cuộc sống thì luôn luôn thay đổi và không ai có thể có mọi lợi thế cả. Đừng lấp đầy tuổi thơ của con bằng những lớp học.
Theo Helino
Thanh Hóa chống lạm thu đầu năm học mới
Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng dạy, học thêm và thu tiền trái quy định.
Ngày 4/9, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, chống tình trạng lạm thu trong các trường đầu năm học 2019-2020.
Sở GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn, giải quyết dứt điểm tình trạng dạy thêm, học thêm và thu tiền trái quy định.
Trường Tiểu học Minh Khai 2, nơi từng thực hiện nhiều khoản thu sai - đã trả lại tiền cho phụ huynh. Ảnh: Nguyễn Dương.
Các Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp Phòng Tài chính tiếp tục tổ chức quán triệt và hướng dẫn các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Sở GD&ĐT về triển khai thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các trường.
Các địa phương, trên cơ sở đề nghị của trường mầm non, tiểu học, THCS, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và tình hình thực tế, tổ chức thẩm định khoản thu phục vụ học sinh (thu dịch vụ tự nguyện) và khoản thu tài trợ (vận động xã hội hóa) làm cơ sở cho nhà trường triển khai, thực hiện.
Các đơn vị chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm người đứng đầu đơn vị trường học và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng lạm thu.
Sở GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, quản lý việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách năm học 2019-2020 theo đúng quy định.
Năm học trước đó, Sở GD&ĐT Thanh Hóa có hướng dẫn về thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách. Sở này yêu cầu đối với các trường tiểu học không được thu tiền dạy tăng buổi, bồi dưỡng nghệ thuật, thể thao của học sinh.
Các khoản không được thu đối với cơ sở giáo dục, như: Tiền bảo vệ cơ sở vật chất và an ninh trường học; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Sở cũng chỉ đạo không thu đóng góp của cha mẹ học sinh để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách Nhà nước đã bố trí theo quy định, như: Chi hỗ trợ hoạt động giáo dục, điện sáng, bảo vệ trường, nước sinh hoạt, hoạt động tập thể, thi đua khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Không thu tiền vệ sinh trường, lớp và các công trình vệ sinh.
Cũng theo chỉ đạo, địa phương nào để xảy ra tình trạng lạm thu, trưởng phòng GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện, thị xã, thành phố và sở GD&ĐT.
Theo Zing
Vấn nạn học thêm ở Trung Quốc 60% trẻ em 3-15 tuổi ở Trung Quốc đi học thêm ngoài giờ lên lớp và mất trung bình 2 giờ vui chơi bên ngoài vào cuối tuần. Trẻ trong độ tuổi 3-15 cũng phải dành trung bình 88 phút mỗi ngày để làm bài tập về nhà vào những ngày đi học. Cha mẹ những em này chi tiêu trung bình 9.200...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sùng Bầu kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhưng mâm cơm cữ đạm bạc đến khó tin, lý do rất nhiều mẹ bỉm đồng cảm
Netizen
07:04:41 26/05/2025
Mẹ chồng qua đón cháu nhưng không nói với ai, chồng tôi tưởng con bị bắt cóc nên gây ra một việc không ngờ
Góc tâm tình
07:03:54 26/05/2025
Ferrari SF90 XX Stradale bản độ Novitec: Thêm uy lực, giữ nguyên chất Ferrari
Ôtô
06:52:34 26/05/2025
Khi Nguyên của Những chặng đường bụi bặm giận cả thế giới
Phim việt
06:48:28 26/05/2025
Bảng giá xe máy Suzuki cuối tháng 5/2025: Hạ giá toàn bộ cửa hàng!
Xe máy
06:45:14 26/05/2025
Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?
Sức khỏe
06:31:26 26/05/2025
Sao nữ Vbiz âm thầm có con: Sắp sinh mới công bố, phản ứng chồng cũ mới đáng bàn
Sao việt
06:31:22 26/05/2025
Hyuna khoe ảnh con gái, hé lộ cuộc sống hôn nhân đầy ngọt ngào
Sao châu á
06:10:03 26/05/2025
Thực đơn 4 món bình dân chuẩn cơm ngon mẹ nấu
Ẩm thực
05:52:59 26/05/2025
Cặp đôi cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, chemistry đỉnh muốn xỉu
Phim châu á
05:51:59 26/05/2025