Muốn chuyển từ trường thành đại học phải có 10 ngành đào tạo tiến sĩ
Muốn chuyển trường đại học thành đại học chỉ còn yêu cầu tối thiếu 3 trường nhưng phải có 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô đào tạo chính quy 15.000 người.
Bản dự thảo cuối cùng Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có khá nhiều điểm mới.
Chuyển trường đại học thành đại học: Chỉ còn 3 trường, nhưng 10 ngành đào tạo tiến sĩ
Theo dự thảo mới nhất, điều kiện để chuyển trường đại học thành đại học là có ít nhất 3 trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định tại khoản 4 Điều này; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người;
Như vậy so với bản dự thảo đầu tiên quy định để chuyển trường đại học thành đại học có ít nhất 5 trường thuộc trường đại học, thì số trường nay đã giảm xuống, nhưng quy định cụ thể số ngành đào tạo tiến sĩ và quy mô chính quy.
Thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học: Phải có 1 ngành đào tạo tiến sĩ
So với bản trước đây, để thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học đòi hỏi phải có tối thiểu 5 ngành thuộc cùng một nhóm ngành đào tạo từ trình độ đại học trở lên, trong đó có tối thiểu 3 ngành đang đào tạo đến trình độ tiến sỹ, đã cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh tốt nghiệp.
Bản dự thảo mới nhất chỉ đưa ra điều kiện có ít nhất 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ đại học trở lên, trong đó có ít nhất 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, ít nhất 1 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ.
Video đang HOT
Như vậy so với bản đầu tiên, dự thảo mới nhất đã quy định cụ thể số ngành đào tạo tiến sĩ nhưng số ngành đào tạo tiến sĩ đã giảm xuống.
Ngoài ra quy mô trường trực thuôc có quy mô đào tạo chính quy cũng giảm từ trên 3.000 xuống còn từ 2.000 người trở lên.
Ngoài ra, bản dự thảo mới nhất cũng nêu rõ trường hợp thành lập trường chỉ để đào tạo các chương trình theo định hướng ứng dụng thì không cần điều kiện đào tạo đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Trường hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 hoặc có số ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ ít hơn quy định này thì phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào tính đặc thù của lĩnh vực hoặc trình độ đào tạo.
Vẫn có bằng kỹ sư, bác sĩ
Theo bản dự thảo mới nhất, trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù, có chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;
Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Hội nghề nghiệp không còn được cấp chứng chỉ
Về bằng cấp, hệ thống bằng gồm có bằng cử nhân, Bằng thạc sĩ, Bằng tiến sĩ.
Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư…
Đặc biệt, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù sẽ do bộ, cơ quan ngang bộ quy định hoặc cấp cho người học.
Như vậy, so với bản dự thảo đầu tiên Hội nghề nghiệp cấp trung ương sẽ không còn được tổ chức thi cấp chứng chỉ.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Phân hiệu ĐH Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long sẽ đào tạo tiến sĩ trong tương lai
Đó là chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM liên quan đến các hoạt động sẽ diễn ra ở Phân hiệu của trường tại Vĩnh Long sau quyết định thành lập của Bộ GD&ĐT.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã ký quyết định về việc thành lập Phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tại tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở của Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.
GS.TS. Nguyen Đong Phong, Hiẹu truong Truong ĐH Kinh te TP.HCM báo cáo chi tiet ve đe án thành lạp Phan hiẹu vào năm 2018
Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư (GS). TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã có những chia sẻ với Dân trí. Ông Phong cho biết, Phân hiệu Vĩnh Long ra đời nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần khắc phục những khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng.
Ngoài ra, Phân hiệu này còn thực hiện nghiên cứu và chuyển giao khoa học trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn giảng viên cho vùng. Cùng với trụ sở chính, phân hiệu này sẽ phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong đào tạo, nghiên cứu.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc vận hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu của Phân hiệu trong thời gian tới, GS Nguyễn Đông Phong khẳng định: "Phân hiệu tập trung đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong tương lai, dự kiến tuyển sinh từ năm 2020 khi đảm bảo các điều kiện đào tạo của Bộ GD&ĐT.
Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp, trường tiếp tục duy trì các khóa đang theo học cho đến hết năm 2022, nhằm đảm bảo quyền lợi của sinh viên. Đồng thời, trường tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức quản trị hiện đại gắn với thực tiễn, yêu cầu địa phương và những vấn đề của thời đại dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4".
Theo quyết định của Bộ GD&ĐT, trường CĐ Kinh tế tài chính Vĩnh Long trở thành phân hiệu của trường ĐH Kinh tế TPHCM (ảnh Internet)
Bên cạnh đó, ông Phong cho biết Phân hiệu tại Vĩnh Long sẽ đào tạo các ngành Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ tích hợp với kinh tế kinh doanh, Quản lý công, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế tài nguyên môi trường, kinh doanh và tiếp thị sản phẩm... nhằm phục vụ phát triển của vùng. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách về kinh tế, xã hội và những vấn đề về môi trường, cũng như từng bước mở rộng hợp tác quốc tế tại Phân hiệu.
Người đứng đầu trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng cho biết nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa về chương trình đào tạo, phương pháp quản trị, có các chính sách nâng cao trình độ và bổ sung đội ngũ hiện có, đặc biệt là tiếng Anh cũng như các chính sách hỗ trợ về tài chính phù hợp cho người học để Phân hiệu này hực hiện thành công sứ mạnh, tầm nhìn là phục vụ phát triển vùng ĐBSCL.
Lê Phương
Theo dantri
Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam-Myanmar Diễn đàn Giáo dục Việt Nam-Myanmar được tổ chức lần đầu tiên tại Myanmar là cơ hội rất tốt để mở rộng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai nước. Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương chụp ảnh chung cùng các đại biểu dự diễn đàn. (Ảnh: TTXVN) Đại...