Muộn 5 phút coi như nghỉ học: Doanh nghiệp than phiền về kỉ luật thời gian của sinh viên
Đại diện nhiều công ty, doanh nghiệp cho biết, tính kỉ luật về thời gian là điều kiện tiên quyết, quyết định tới năng suất và chất lượng kinh doanh.
Nội quy mới của Học viện Báo chí – Tuyên truyền tạo nên sự chú ý, đặc biệt là kỉ luật về thời gian.
Quy định sinh viên muộn 5 phút coi như nghỉ học không lý do của Học viện Báo chí – Tuyên truyền khiến không ít sinh viên phản đối. Dù hiện tại nhà trường đã cho thu hồi nội quy để điều chỉnh nhưng đại diện của nhiều doanh nghiệp cho rằng, đây thực sự là một quy định cần thiết để sinh viên nhận thức tầm quan trọng của việc đúng giờ khi ra làm việc tại các công ty, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Quang – Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải cho biết, đa số sinh viên mới ra trường thiếu rất nhiều kĩ năng làm việc mà doanh nghiệp mong muốn. Thậm chí, nhiều sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi nhưng thực tế làm việc không tương xứng với tấm bằng đỏ.
Những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc qua thời gian doanh nghiệp có thể bồi đắp thêm cho các bạn sinh viên bởi các bạn còn trẻ, không thể đòi hỏi các bạn biết rõ mọi việc. Tuy nhiên, chưa kể đến kĩ năng, kiến thức làm việc, điều mà doanh nghiệp cần ở các bạn sinh viên mới ra trường trước hết là kỉ luật về thời gian.
“Tôi không hiểu ở các trường đại học, các bạn sinh viên có được rèn luyện để nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của sự đúng giờ hay không. Nhưng khi làm việc tại doanh nghiệp, chúng tôi đòi hỏi rất cao tính kỉ luật này. Nhất là doanh nghiệp chúng tôi làm về kĩ thuật thì tính chính xác về thời gian là vô cùng quan trọng. Chậm một vài giây là có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống vận hành, ảnh hưởng đến năng suất lao động của cả tập đoàn” – ông Quang nói.
Ông Quang cho biết thêm, nhiều sinh viên mới ra trường rất hay đi muộn 5 phút, 10 phút và cho rằng 5 phút đó, 10 phút đó là không đáng kể. Nhưng 5 phút đó doanh nghiệp có thể sản xuất ra hàng chục, hàng trăm sản phẩm, không thể nói là không đáng kể được.
Video đang HOT
Nội quy mới của Học viện Báo chí Tuyên truyền. Ảnh: Welcome to AJC 2018.
Ông Dưỡng Hữu Thành – Công ty cổ phần địa ốc Phú Tài Land, chi nhánh Tây Đô cho biết, tính kỉ luật về giờ giấc rất quan trọng đối với doanh nghiệp, việc chậm trễ giờ giấc ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh, khiến các hoạt động kinh doanh bị trì trệ.
“Doanh nghiệp của chúng tôi luôn coi trọng tính kỉ luật về giờ giấc, đúng giờ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và tạo cho doanh nghiệp một môi trường làm việc chuyên nghiệp”.
Ông Thành cho biết, sinh viên mới ra trường do vẫn giữ thói quen nề nếp cũ hồi còn đi học nên việc chấp hành kỉ luật về thời gian không tốt. Nhà trường nên rèn luyện cho sinh viên tính kỉ luật, cách phân bổ thời gian hợp lý, rèn luyện khả năng chịu được áp lực thời gian, loại bỏ thói quen đi trễ phổ biến hiện nay.
Trước đó, Học viện Báo chí – Tuyên truyền cho ra nội quy mới, trong đó có những nội dung gây chú. Về nội quy trên lớp, giảng viên lên lớp muộn 10 phút thì buổi học đó bị tính là giảng viên bỏ giờ không lý do. Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do. Giờ giải lao, sinh viên vào muộn sẽ bị tính một buổi nghỉ học không phép.
NGUYỄN HÀ
Theo laodong.vn
Thu hồi nội quy muộn 5 phút coi như nghỉ học: Không tự tin vào quy định của mình?
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Học viện Báo chí Tuyên truyền vội vã thu hồi nội quy mới, trong đó quy định sinh viên muộn 5 phút bị tính là nghỉ học, là không nên.
Học viện Báo chí Tuyên truyền vừa ra nội quy mới.
Câu chuyện nội quy của Học viện Báo chí Tuyên truyền đang tạo nên nhiều ý kiến trái chiều, trong đó quy định khắt khe về thời gian là một trong những nội dung đáng chú ý. Cụ thể sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do. Giờ giải lao, sinh viên vào muộn sẽ bị tính một buổi nghỉ học không phép.
Tuy nhiên ngay sau đó, Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền xác nhận đã cho thu hồi thông báo nội quy này để điều chỉnh lại quy định về thời gian cho mềm dẻo hơn.
Không nên vội vã thu hồi
Nói về điều này, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng thông thường, bất kể một nội quy mới nào đưa ra tạo nên cảm giác gò bó thì dư luận lập tức phản ứng ngay. Do đó cần thiết phải tuyên truyền vận động để sinh viên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chấp hành kỉ luật, không thể thấy phản ứng là lại không làm. Đã làm quản lý thì đôi khi không thể mang lại sự nhẹ nhàng cho người khác được.
"Phải có biện pháp chứ không nên thu hồi, nhà trường đang làm đúng nhưng thu hồi có khi lại thành sai. Để các quy định đi vào cuộc sống, có rất nhiều biên pháp, phải vận động sao cho sinh viên hiểu thực sự chứ không được qua loa. Nếu ban hành kỉ luật thì phải có áp dụng, trước đó đã có đánh giá rồi và phải giải thích cho sinh viên hiểu, chứ không nên vội vã thu hồi.
Việc thu hồi cho thấy nhà trường không tự tin với chính quy định của mình, về mặt nguyên tắc, muộn 1 phút cũng bị xử lý" - ông Lưu Bình Nhưỡng nói.
Nhà trường là nền móng cơ bản để rèn luyện kỉ luật
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, học hành phải có kỉ luật. Nhà trường là môi trường học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học nên nếu không có kỉ luật sẽ trở nên "vô chính phủ" ngay trong trường. Đây là một khuôn thức, khuôn mẫu để cho môi trường học tập của sinh viên, đồng thời cũng là môi trường để dạy dỗ của những người thầy có tâm huyết muốn có hiệu quả học tập nghiên cứu.
"Việc đúng giờ vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian ấy. Ngoài ra còn liên quan đến ý thức chấp hành kỉ luật, vậy nên càng phải được để cao. Không thể là một cái chợ, thích vào thì vào thích ra thì ra, mà bản thân chợ cũng có những kỉ luật của chợ" - ông Nhưỡng bình luận.
Cùng quan điểm, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng tính kỉ luật, nghiêm minh trong nhà trường là điều vô cùng cần thiết, kỉ luật rèn luyện con người khi vào đời. Trường học là nền móng cơ bản để rèn luyện kỉ luật, tạo nên thói quen và thể hiện văn hóa của con người.
Nếu đã đặt ra thì phải thực hiện, không có ai ngoài lề, không được đánh trống bỏ dùi. Song song với đó phải tuyên truyền giáo dục cho học sinh tự giác duy trì tính kỉ luật.
HẠ NHIÊN
Theo laodong.vn
Nội quy bị kêu khắt khe: Lãnh đạo Học viện Báo chí muốn chấn chỉnh kiểu học đại học "nhàn nhã" Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng, nội quy mới nhằm chấn chỉnh tình trạng 1/3 sinh viên trong lớp dùng điện thoại di động vào mục đích riêng và quan điểm cứ lên đại học là "nhàn nhã". Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền lên tiếng về nội quy mới của nhà trường. Ảnh: Tạp chí cộng...