Muối và sự sống
Trong cơ thể, muối ăn sẽ kiểm soát lượng nước và duy trì sự cân bằng dịch giữa các tế bào và dịch cơ thể. Muối cũng tham gia vào các hoạt động của cơ, muối cũng là thành phần chính của huyết tương và các dịch tiêu hóa.
Thừa hay thiếu muối đều nguy hiểm
Cơ thể chúng ta được cấu tạo từ những tế bào. Trong cơ thể người trưởng thành có khoảng 200 ngàn tỷ tế bào. Trên mỗi tế bào có một dòng điện cực nhỏ với cường độ -70mV chạy qua. Dòng điện này được hình thành và duy trì nhờ sự góp mặt của các ion. Trên bề mặt tế bào có những cái “bơm” để bơm các ion dương hoặc âm ra hoặc vào thành tế bào sao cho tế bào luôn duy trì điện thế -70mV. Muối ăn là sự kết hợp của ion dương sodium (Na ) và ion âm chloride (Cl-). Do tế bào tích điện âm nên đã thu hút các ion dương tức Na , riêng ion âm Cl- do “cùng hệ” nên bị thải ra ngoài theo nước tiểu. Tới đây, chúng ta hiểu rằng nếu không có muối, tế bào không duy trì điện thế -70mV.
Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bị tích tụ nước và tổng thể tích dịch của cơ thể sẽ gia tăng một cách đáng kể. Các nhà khoa học tin rằng đây là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp với hậu quả cuối cùng là bị các bệnh tim mạch, đột quỵ… Hơn nữa, với một thể tích lớn của dịch cơ thể cứ “lảng vảng” xung quanh não, lâu dần, các mạch máu não cũng bị “xuống cấp”. Nếu lượng dịch dư thừa của cơ thể “lai vãng” đến tim không chóng thì chày cũng sẽ dẫn đến các bệnh mạch vành. Người lớn có khả năng “hóa giải” một phần nào lượng muối thặng dư nhờ thận trong khi trẻ sơ sinh quả thận chưa được phát triển hoàn chỉnh nên không thể đào thải lượng muối ăn dư thừa. Nếu trẻ em dưới 4 tháng tuổi, lượng muối thặng dư sẽ tích lũy trong cơ thể gây nên các chứng bệnh về thận, gan, tổn thương não và trong một vài trường hợp có thể tử vong.
Một khi lượng muối bị thặng dư, nó sẽ đi vào dịch cơ thể trong đó có máu. Khi lượng muối trong máu quá cao, nước trong tế bào phải được huy động vào máu nhằm mục đích pha loãng muối. Tế bào mất dần nước nên đòi hỏi phải được cung cấp nước. Điều này cũng giải thích tại sao ăn mặn thì khát nước.
Ăn uống quá mặn lâu ngày sẽ làm hư hỏng tế bào, làm tế bào suy giảm chức năng, bệnh tiểu đường sẽ không mời mà đến. Để đơn giản, ta hình dung trên tế bào có những “lỗ khóa” và chỉ có đúng “chìa khóa” mới có thể mở nhứng khóa này, nhờ đó đưa chất dinh dưỡng vào nuôi tế bào. Nếu ăn quá nhiều muối, những “lỗ khóa” trên màng tế bào không còn như xưa nữa, nên chìa khóa không thể đút vào. Khi chúng ta ăn, thức ăn rồi sẽ phân hủy thành các phân tử đường, các phân tử đường này là nguồn năng lượng nuôi sống tế bào. Những phân tử đường này muốn vào trong tế bào thì phải nhờ insulin làm “chìa khóa”, rủi thay, do ăn mặn quá nhiều, “lỗ khóa” bị biến dạng nên “chìa khóa” insulin mở không ra. Đến nước này thì “cám treo mà heo nhịn đói”, cơ thể vẫn có đường nhưng tế bào vẫn bị đói, lượng đường trong máu không được hấp thu vào tế bào. Hậu quả là chúng ta sẽ bị “dính” bệnh tiểu đường.
Người bị thiếu muối có mức độ nguy hiểm cũng không thua gì dư muối. Thiếu muối sẽ gây ra sự xáo trộn cơ thể. Triệu chứng thấy rõ nhất là co bắp thịt, đau cơ, uể oải, buồn nôn… Thiếu muối cơ thể thường xảy ra với những người tiết nhiều mồ hôi hoặc tập thể thao nặng, lao động chân tay nặng nhọc hoặc những người sống ở những vùng khí hậu không thích nghi (người da trắng sống ở vùng nhiệt đới chẵng hạn). Trong những trường hợp này, cần phải bổ sung thêm muối ăn để bù lại lượng muối bị mất theo mồ hôi.
Ăn bao nhiêu muối?
Không muối cũng mệt mà nhiều muối cũng khổ. Vậy thì “biết mấy cho vừa”? Các nhà y học và dinh dưỡng học đề nghị một người lớn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g muối ăn. Tuy nhiên, đa số chúng ta vẫn đưa vào cơ thể trung bình 9 – 10g mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng nếu giảm lượng muối xuống 6g mỗi ngày chúng ta sẽ có thể ngăn chặn 70.000 ca đột quỵ và nhồi máu cơ tim mỗi năm.
Video đang HOT
Những thức ăn chế biến sẵn chiếm tới 75% tổng lượng muối trung bình cơ thể cần mỗi ngày. Những loại thức ăn có sẵn trong một số loại thực phẩm thiên nhiên như cá, trứng. Các chuyên gia cũng khuyên rằng chúng ta nên ăn nhiều rau cải và trái cây, trong những thực phẩm này có chứa kali (potassium) vốn có thể cân bằng những tác động của muối ăn lên cơ thể.
Theo PNVN
Ung thư đại tràng
Trong những năm gần đây, ung thư đại tràng có xu hướng tăng lên ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đại tràng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng. Một số bệnh hoặc trạng thái bệnh được coi là dễ chuyển thành ung thư đại tràng:
Polyp: polyp nhung mao, polyp đơn độc kích thước l - 2cm trở lên. Bệnh polyp đại tràng ở những phụ nữ bị ung thư vú hay ung thư tử cung có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn những người không bị. Bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn đại tràng cũng có thể là cơ sở cho ung thư đại tràng phát triển (3-5%).
Vai trò của các chất ăn uống: có sự liên quan giữa bệnh và sự tiêu thụ nhiều năng lượng, thịt, dầu mỡ và sự gia tăng cholesterol trong máu cũng như bệnh mạch vành.
Người ăn nhiều chất xơ thì ít có nguy cơ ung thư đại tràng hơn người ăn ít chất xơ.
Yếu tố di truyền: những người gia đình có người đã bị ung thư đại tràng hoặc ung thư nhiều tạng khác hoặc có bệnh polyp gia đình... tỷ lệ bị ung thư đại tràng cao hơn người ở các gia đình khác.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng
Biểu hiện của bệnh
Ung thư đại tràng với một thời gian dài không có triệu chứng, khi có các biểu hiện sau đây cần phải đến khám bác sĩ:
Chảy máu trực tràng: bất luận theo kiểu gì và số lượng bao nhiêu.
Thay đổi thói quen bài phân: táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón, tiêu chảy xen kẽ mới xuất hiện gần đây và kéo dài.
Đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn.
Sốt thiếu máu và tổng trạng suy giảm.
Khi đã phát hiện khối u, tùy theo vị trí của khối u mà có những triệu chứng thay đổi như sau:
Ung thư đại tràng phải: biểu hiện bởi các triệu chứng toàn thân như: mỏi mệt, thiếu máu nhược sắc, sốt và đau bụng mơ hồ, khám thường sờ được khối u vùng hố chậu phải hoặc nửa bụng bên phải trong 50% trường hợp;biểu hiện rối loạn tiêu hóa chủ yếu là tiêu chảy.
Ung thư đại tràng trái: thường nhanh chóng đưa đến chít hẹp lòng đại tràng đưa đến táo bón và đau quặn bụng. Khi u nằm ở phần thấp thường phân có dải và dính dây máu. Khối u chỉ sờ thấy trong 1/4 trường hợp .
Ung thư trực tràng: được gợi ý trước tiên là do thay đổi thói quen bài phân, có mót rặn và đau sau hậu môn khi đại tiện; chảy máu trực tràng rất đa dạng với toàn máu, hoặc phân nhầy máu hoặc máu chảy riêng ra sau khi đại tiện với số lượng cũng rất thay đổi. Đa số trường hợp thăm trực tràng có thể phát hiện khối u.
Tuy nhiên cũng có trường hợp ung thư đại tràng chỉ phát hiện do di căn nhất là di căn gan hoặc do tắc ruột.
Làm thế nào để chẩn đoán?
Thăm trực tràng: một khám nghiệm rất có giá trị cho việc chẩn đoán ung thư trực tràng khi sờ thấy một khối cứng, gồ ghề và có máu dính găng, cần xác định tính chất di động hay đã dính chặt vào cơ quan kế cận trong khung chậu.
Soi trực tràng sigma: đây là một thủ thuật đơn giản giúp phát hiện 2/3 đến 3/4 ung thư đại tràng, cần phối hợp với sinh thiết hoặc cắt bỏ các khối u nhỏ còn nằm ở bề mặt.
Chụp phim baryt đại tràng: cũng giúp phát hiện các khối u có đường kính lớn hơn 2cm.
Soi đại tràng toàn bộ: cho kết quả rất tốt về mặt hình thái, đồng thời kết hợp với sinh thiết sẽ giúp chẩn đoán sớm; đây là biện pháp cần thiết, tiến hành với các bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư đại tràng 3 - 6 tháng/lần.
Siêu âm nội soi hoặc CT-scanner: trong ung thư trực tràng khu trú dưới niêm mạc thì siêu âm nội soi hoặc CT- scanner là phương tiện chính giúp chẩn đoán và giúp phát hiện di căn quanh trực tràng và cơ quan kế cận.
Điều trị và dự phòng
Tùy theo giai đoạn, tính chất, mức độ của bệnh và điều kiện sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các biện pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị liệu, hóa trị liệu, điều trị bằng laser hoặc thậm chí chỉ là điều trị triệu chứng.
Lý tưởng nhất là phát hiện một cách hệ thống các polyp đại trực tràng trước khi xuất hiện ung thư cho tất cả những người lớn trên 50 tuổi nhất là ở người có nguy cơ cao: những người đã điều trị polyp hoặc ung thư đại trực tràng hoặc con cháu của họ; hoặc là những người bị ung thư vú, tử cung buồng trứng, tiền liệt tuyến, những người viêm đại tràng mạn. Tìm máu ẩn trong phân để sàng lọc những người sẽ soi đại tràng. Đồng thời, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như giảm thức ăn nhiều mỡ động vật, giảm cholesterol máu, tăng cường thức ăn xơ.
Theo SKĐS
Rối loạn nhịp tim Mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị...