Mười năm ghen tuông chất chứa hận thù
Mười năm ghen tuông, đau khổ, chị ngày càng gầy, càng mệt mỏi rồi đổ bệnh. Chị mất ngủ triền miên. Những đêm anh không về, chị không thể chợp mắt.
Anh về mà suốt ngày lén lút điện thoại, nhắn tin, chị cũng trằn trọc suốt đêm…
Trong đời sống hôn nhân, hiếm có điều gì khiến vợ chồng lo lắng cho bằng “lãnh cảm” – mất cảm giác ham muốn, thích thú chuyện ái ân. Thế mà nhiều cặp vợ chồng ngày nay, khi đã không còn có thể làm gì để sửa chữa những va vấp trong quan hệ, họ phải tập sống thờ ơ, không quan tâm tới nhau nữa – tập lãnh cảm với nhau, tập sống bên nhau mà không cần có nhau.
Ảnh minh họa
Sống với nhau đã gần 15 năm. Ngày còn khó khăn, anh chị khá hòa thuận, êm đềm; mọi nỗ lực dồn vào công việc, mua sắm nhà cửa, lo cho đời sống gia đình và chuyện học hành của các con. Vợ chồng đúng nghĩa “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.
Đến tuổi 45, kinh tế gia đình ổn định, nhà cửa đã có, con cái ngoan ngoãn, anh chị bắt đầu nhẹ gánh. Anh nay là trưởng phòng trong công ty, chị là phó giám đốc bệnh viện. Mọi chuyện tưởng chừng mỹ mãn thì đùng một cái chị phát hiện anh có bồ – một đối tác làm ăn, giàu có và đã ly hôn.
Thật ra, từ lâu, chị đã thấy anh thay đổi. Không hỏi ý kiến vợ, anh cầm nhà, lấy tiền mua xe hơi. Anh nhậu nhẹt thường xuyên và ăn diện như trai tân. Chị nhắc nhở thì anh bảo: “Đến lúc anh phải hưởng thụ cuộc sống, bù cho những ngày gian khổ rồi”. Chị khó chịu, nhưng đành nhắm mắt làm lơ, cho đến khi nhận ra trong sự hưởng thụ của anh bao gồm cả chuyện gái gú. Chị bóng gió, xa gần rồi thuê người theo dõi anh lấy bằng chứng, để mong chồng nhìn ra lỗi mà thay đổi. Nhưng anh bỏ người này lại bắt sang cô khác. Chị nhận ra, đó là tính cách của anh, không phải vì tình yêu hay gì khác. Chị có ngăn chặn, cắt cơn này thì sẽ lại tới cơn khác mà thôi.
Mười năm ghen tuông, đau khổ, chị ngày càng gầy, càng mệt mỏi rồi đổ bệnh. Chị mất ngủ triền miên. Những đêm anh không về, chị không thể chợp mắt. Anh về mà suốt ngày lén lút điện thoại, nhắn tin, chị cũng trằn trọc suốt đêm… Bạn bè nhìn chị, ai cũng xót xa. Nhiều người khuyên chị bỏ quách. Chị thảm thiết: “Hắn không chịu ly hôn. Hắn cứ bám chặt lấy mình với luận điệu vợ cái con cột, hắn chỉ ra ngoài vui vẻ chút thôi”. Các con cũng không chịu cho chị ly hôn. Đứa con gái, vốn được bố chiều như cục vàng, dọa chị: “Mẹ ly hôn, con tự tử”. Thế là chị bó tay.
Rồi một ngày, mọi người bỗng thấy chị thay đổi, điệu đà, xinh đẹp hẳn ra. Chị cũng hẹn hò bạn bè đi chơi, cà phê, hát karaoke, ăn nhà hàng và chỉ chăm chú vào công việc của mình, không thèm theo dõi, ghen tuông với ai nữa. Chị tâm sự: “Từ giờ mình không quan tâm gì đến lão nữa. Mình lo cho mình và lo cho con thôi”. Cái câu không quan tâm này, có thể nghe từ khá nhiều phụ nữ, trong những gia đình “cơm không lành canh không ngọt”.
Video đang HOT
***
Chị Hoàng Hồng cũng lấy chồng được chừng chục năm thì gia đình khá hẳn, do chồng trúng nhiều vụ làm ăn lớn, trở thành đại gia lắm tiền. Xung quanh anh, gái bu như ong thấy mật. Anh ăn chơi thác loạn đủ món, rồi dính vào một cô gái khôn ngoan, đẻ cho anh một đứa con.
Chị Hồng nhiều lần đánh ghen, đòi ly hôn, nhưng chồng vẫn cứ nhơn nhơn, vì anh mới là người làm chủ kinh tế. Có lần, anh nói thẳng với chị: “Bà bỏ tôi thì chỉ có cạp đất mà ăn. Cứ yên lành thế này, hằng tháng tôi chu cấp cho bà vài trăm triệu, bà nuôi cả nhà bà, bà đi chơi, du lịch thoải mái, bà còn muốn gì. Tôi cũng chán bà rồi, nhưng vì con, tôi nhất quyết không ly hôn, bà đừng có làm loạn”.
Ảnh minh họa
Dù là gã chồng tồi, anh lại là người bố rất thương yêu con. Hai đứa được cho du học Mỹ, Anh từ lúc lên cấp II, được chu cấp đầy đủ. Với các con, anh luôn ngọt ngào, đáp ứng mọi yêu cầu của chúng mà không cần cân nhắc. Những đứa trẻ quá sung sướng nên dù biết bố sống không ra gì, vẫn cứ cố thanh minh cho bố, thậm chí còn xét nét chị; mẹ phải ăn mặc thế này, thay đổi thế kia cho bố yêu. Nước cuối cùng, chúng khuyên mẹ: “Mẹ cứ sống thế này đi, lấy tiền đi chơi. Bố rồi cũng sẽ mệt mỏi, lại quay về với gia đình thôi”. Không còn cách nào, chị Hồng đành chọn cách “mặc kệ lão ấy muốn làm gì thì làm”.
Nói thì vậy, chứ dễ gì mà không quan tâm, thờ ơ hay lãnh cảm với mọi biểu hiện, lối sống, sự phản bội của người cùng giường, cùng nhà với mình. Chỉ có thể tập làm quen và thậm chí phải giết đi sự tươi vui, lòng tin, tình yêu, sự chân thành, tha thiết, bảo vệ cho nhau.
Chị Hồng nói, có lúc nằm bên nhau mà liếc mắt đọc được những câu lão ấy đang nhắn tin cho bồ, hẹn hò, thương nhớ này kia, chị cảm giác mình trở nên thấp kém, hèn hạ không kém gì bọn gái đang bâu vào ông ấy. Họ vì tiền, chị cũng có phần giống thế, khi chấp nhận cuộc sống ấy. Dù có bào chữa là vì con, chị vẫn không thể giữ được lòng tự trọng, phẩm giá cho đàng hoàng.
Lãnh cảm trong chuyện giường chiếu là tai họa, có thể khiến gia đình tan nát. Lãnh cảm trong tình cảm với nhau còn tệ hại hơn, bởi bên trong nó là mầm mống hận thù. Mười năm ghen tuông, đau khổ, chị ngày càng gầy, càng mệt mỏi rồi đổ bệnh. Chị mất ngủ triền miên. Những đêm anh không về, chị không thể chợp mắt. Anh về mà suốt ngày lén lút điện thoại, nhắn tin, chị cũng trằn trọc suốt đêm…
Song Văn
Theo phunuonline.com.vn
Trầm cảm vì thiếu hợp tác
Trầm cảm đôi lúc được diễn tả như tình trạng có một khoảng cách giữa con người thực tế và con người mong đợi. Khoảng cách càng lớn thì nguy cơ trầm cảm càng cao, bởi nó chứa sự thất vọng trong tâm hồn.
Anh Cường là doanh nhân. Hơn 3 năm nay, bị áp lực và căng thẳng vì việc kinh doanh của mình, về nhà anh còn phải lo chiều chuộng chị Diễm, nhất là giai đoạn chị mang bầu và hiện con vẫn còn rất nhỏ. Anh Cường có quá nhiều tâm tư, nhưng không thể nói với vợ; trong khi chị Diễm cũng đành đợi, vì không quen với chuyện không chịu nói của chồng. Cứ thế, sự im lặng chờ người kia hiểu thấu đã đẩy họ đến... tòa.
Ngược với cặp Cường - Diễm, anh Thắng và chị Loan từng đánh nhau vài lần, nhưng vẫn quyết sống với nhau. Suốt gần 5 năm hôn nhân, họ luôn nỗ lực kiềm chế để không gây tổn thương cho nhau. Chuyện cãi vã của họ riết thành quen với hàng xóm, đôi khi vừa mới như không đội trời chung lúc khuya thì đến sáng đã thấy vợ chồng quấn quýt tiễn nhau đi làm.
Chị Loan lắm lúc muốn vợ chồng nói chuyện hòa bình, nhưng chỉ cần có chuyện thì từ ngữ như tự động phát ra từ miệng anh Thắng: "Tao đập mày chết", khiến chị "hăng tiết", sau đó là đồ đạc đổ bể. Cho đến tuần trước, anh Thắng phát hiện trong bóp của vợ có gần trăm viên thuốc ngủ.
Bà Sally Connolly, một chuyên gia có trên 30 năm trị liệu cho các cặp đôi cho biết: sự mâu thuẫn của vợ chồng, sự cô đơn hay cảm giác xa cách luôn có khả năng dẫn đến trầm cảm. Bà cũng chỉ ra, khi một bên không chịu hợp tác với bên kia để điều chỉnh mô hình hôn nhân, tình trạng trầm cảm sẽ tiếp tục.
Gặp chuyên gia, anh Thắng kể: "Vợ tôi là người than phiền chứ không phải tôi, nên cô ấy mới cần được trợ giúp. Tôi có thể có vấn đề dưới mắt vợ, nhưng tôi thấy ổn, chỉ cần cô ấy cư xử cho đúng là một người vợ". Yêu cầu của anh Thắng càng khiến chị Loan thêm bế tắc, bởi chị thấy mình đang hành xử như một phụ nữ hiện đại, ngang hàng với chồng và không thể "hạ mình làm một người vợ như chồng tôi muốn". Hay như khi chị Diễm đề cập ở trên, không thể trở thành người "gợi cho chồng nói về khó khăn của ảnh, bởi anh ham làm ăn quá, chứ tôi đâu có nhu cầu gì nhiều. Tôi cần anh ấy hiểu mình, nhưng thứ ảnh mang về chỉ có tiền thôi. Giờ tiền kiếm không ra nữa nên đổ bể hết".
Cả hai cặp dường như là điển hình cho nhiều đôi khác. Các vấn đề lẽ ra được cải thiện, nhưng cả hai lại thiếu động tác cùng tiến hành việc cải thiện với nhau, hướng đến mục tiêu chung. Chúng ta sống với quá nhiều định kiến trong đầu - những niềm tin hình thành từ khi còn thơ bé. Có điều, ta không biết các niềm tin đó sai lầm thế nào.
Ảnh minh họa
Trầm cảm hoàn toàn có thể nảy sinh từ các trục trặc trong đời sống hôn nhân. Nghiên cứu cho thấy, một khi các vấn đề hôn nhân không được cải thiện, tình trạng và mức độ trầm cảm của một hoặc cả hai người sẽ không thể chuyển biến tích cực. Trầm cảm đôi lúc được diễn tả như tình trạng có một khoảng cách giữa con người thực tế và con người mong đợi. Khoảng cách càng lớn thì nguy cơ trầm cảm càng cao, bởi nó chứa sự thất vọng trong tâm hồn.
Thật ra, nếu các đôi vẫn còn thương, đồng lòng muốn "cứu" hôn nhân thì vẫn còn cách, chẳng hạn:
1. Cùng nhau học hỏi để hiểu biết về đời sống hôn nhân cũng như các nguy cơ và kiến thức về sức khỏe tâm thần nói chung hay trầm cảm nói riêng.
2. Cải thiện các kỹ năng giao tiếp tích cực và hòa bình. Kỹ năng có thể tập luyện được, nhưng điều gây khó khăn cho các đôi và thái độ đối với việc bàn luận với nhau về các vấn đề của cuộc sống hôn nhân. Có những người tin rằng, chỉ nên nói chuyện vui thôi, còn những căng thẳng hay lo lắng, buồn chán thì không nên nói cho người kia biết, vì "chuyện đó mà mình không giải quyết được thì còn ra gì nữa". Tư duy đó không đúng. Một mối quan hệ an toàn và tin tưởng là có thể nói với nhau mọi thứ tốt xấu. Về kỹ thuật thì đương nhiên là phải hòa bình, không gây hấn hay khiêu khích và không làm tổn thương nhau.
3. Bàn bạc với nhau về các cảm giác hay dấu hiệu trầm cảm cùng những hệ lụy của nó trên người còn lại và trên các mối quan hệ xã hội khác, kể cả các khả năng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Sau đó lên kế hoạch điều chỉnh và kiên trì giúp đỡ nhau.
4. Tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn và trị liệu. Cần mạnh dạn bày tỏ vấn đề của mình và xác nhận mình đang gặp khó khăn. Mọi chuyện sẽ được giải quyết và trở nên tốt hơn.
Ngô Minh Uy
Theo phunuonline.com.vn
7 năm bị chồng hành, tôi đã tìm thấy ánh sáng đời mình Đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao mình có thể sống chung với con người bệnh hoạn đó ngần ấy năm trời. Vì sao không bỏ đi sớm hơn, vì sao biết đó là địa ngục mà tôi không thể thoát ra? Tôi lấy chồng năm 18 tuổi. Thuở đó, tôi là cô gái đẹp nhất vùng, ai cũng trầm trồ vì...