Muối hồng Himalaya có tốt hơn muối trắng không?
Muối có nhiều công dụng: Tạo hương vị cho thức ăn, giúp cho chúng ta không chết vì thiếu natri (hiếm gặp nhưng có thật), và những điều này đúng cho mọi loại muối dù màu trắng hay màu hồng.
Những người bán hàng thường quảng cáo rằng muối hồng có nguồn gốc từ vùng núi Himalaya. Nghe điều này thật thần bí, nhưng nó chẳng thể tốt hơn chỉ vì có nguồn gốc từ một nơi xa xôi.
Muối là natri chlorid. Chúng ta cần cả natri và chlorid trong cơ thể, mặc dù có thể bị quá nhiều (những người bị huyết áp cao thường được yêu cầu giảm lượng natri trong chế độ ăn).
Muối có thể có các khoáng chất khác ở dạng vết. Muối hồng có màu hồng từ sắt. Sắt, hoặc bất cứ chất nào khác, đều không đủ để thay đổi đáng kể hương vị hoặc tác động sức khỏe của muối.
Nhưng sắt là tốt cơ mà! Đúng, và bạn có thể nhận được chất này từ thịt bò, thịt gà, đậu lăng, rau bina và những thứ khác không cần phải nhập khẩu từ tận Himalaya.
Nhưng muối Himalaya có 84 khoáng chất! Đúng, nhưng nó vẫn chứa 98% là natri chlorid. Bạn có biết 84 khoáng chất kia là gì không? Là tất cả những thực phẩm khác mà bạn ăn.
Muối trắng có hại cho tim! Đây là một vấn đề hơi phức tạp, nhưng muối hồng và muối trắng đều là muối. Nếu muối trắng có hại cho bạn, thì muối hồng cũng vậy.
Muối hồng Himalaya có tính kháng khuẩn và kháng nấm! Chắc chắn là không có gì sống được trong một lọ muối.
Video đang HOT
Tóm lại, muối hồng cũng chỉ là muối. Nếu bạn thấy nó đẹp thì cứ việc dùng.
Cẩm Tú
Theo LH
6 tác dụng không ngờ tới của tỏi tươi đối với sức khỏe của bạn
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết 6 công dụng tuyệt vời của tỏi tươi đối với sức khỏe dưới đây.
1. Chăm sóc da
Tỏi có tính kháng khuẩn nên có thể được sử dụng để trị mụn trứng cá. Cách làm vô cùng đơn giản: chà xát nhẹ lát tỏi sống lên mặt hoặc ép tỏi lấy nước rồi thoa lên vùng mụn.
Ngoài ra, bạn có thể trộn nước tỏi với nước cốt chanh, nước tinh khiết, giấm táo, hoa oải hương để rửa mặt hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm thì không nên thực hiện. Chuyên gia da liễu TS. Craig Austin cảnh báo: "Tỏi có tính chống viêm và chống vi khuẩn khi được bôi hoặc uống. Nhưng cần phải cân nhắc khi sử dụng để điều trị bệnh về da".
2. Có khả năng sử dụng như thuốc kháng sinh
Tỏi không thể thay thế thuốc kháng sinh nhưng vào một số thời điểm cấp bách, bạn cũng có thể dùng tỏi để thay thuốc. Chất kháng sinh mạnh có trong tỏi sẽ làm chết phần nào chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn có trong vết thương.
Trong trường hợp bị thương mà không có bất kì thuốc sát trùng hay thuốc kháng sinh nào bên cạnh để dùng ngay, bạn có thể xoa tỏi tươi lên vết thương để ngăn nhiễm trùng. Sau đó, đừng quên đến cơ sở y tế gần nhất để được xem xét và chữa trị triệt để.
3. Chăm sóc tóc
Chất allicin trong tỏi ngoài tác dụng tạo mùi hương cho tỏi còn có công dụng khử trùng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn giúp tăng cường sức sống cho tế bào. Chính vì vậy, tỏi còn được xem như một loại mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho mái tóc của bạn.
4. Chữa đau họng
Tính kháng khuẩn mạnh của tỏi có thể giúp những cơn đau họng không còn làm phiền đến cuộc sống bạn nữa. Trong những mùa cúm, tỏi thực sự là người bảo vệ tin dùng giúp bạn tránh những cơn cảm, ho.
Cách tạo siro tỏi chữa đau họng: đun sôi khoảng 1 cốc nước, vài tép tỏi tươi với ít mật ong, đường cho dễ uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm trà tỏi tươi bằng cách ngâm tỏi trong 1 chén nước rồi pha với trà.
5. Bảo vệ tim mạch
Chất allicin trong tỏi khi phân huỷ tạo ra hydro sunfua làm thư giãn mạch máu, giúp máu mang nhiều oxy tới các cơ quan và giảm sức ép lên tim. Theo nghiên cứu, ở những vùng mà người ta ăn nhiều tỏi như Địa Trung Hải, Cận Đông thì tỉ lệ mắc bệnh tim rất thấp.
Tuy nhiên, chúng ta cần kiểm soát lượng tỏi ăn mỗi ngày để tránh một số trường hợp xấu không mong muốn xảy ra.
6. Ngăn ngừa bệnh ung thư
Theo TS. Carlotta Galeone (Italy), những hợp chất của sunfua trong tỏi có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư và kìm hãm sự phát triển của các khối u.
Ảnh sưu tầm
M.H t/h
Theo phununews
Những khác biệt giữa sữa hạt và sữa bò mà nhiều người chưa biết Lo lắng về dư lượng chất kháng sinh cũng như hormone tăng trưởng trong sữa bò, nhiều người đã thay thế sữa bò trong khẩu phần ăn bằng sữa hạt . Tuy vậy, sữa bò và các loại sữa hạt đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu để lựa chọn loại sữa phù hợp nhất với mình nhé!...