Multimedia – hướng đi của các bạn trẻ đam mê sáng tạo
Mỹ thuật đa phương tiện đang là ngành học thu hút nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo.
Trong quá trình định hướng để “gõ cửa nghề nghiệp”, không ít bạn mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về cơ hội việc làm và hướng phát triển của ngành này trong tương lai.
Ngành “trẻ” khát nhân lực
Mỹ thuật đa phương tiện ( multimedia) là ngành ứng dụng công nghệ trong việc thiết kế để sáng tạo nên những sản phẩm đa dạng, như thiết kế đồ hoạ, web, thiết kế game, hậu kỳ các chương trình truyền hình, sản xuất phim hoạt hình 2D, 3D. Các designer trong ngành multimedia bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau như đồ họa, motion graphic, web, tương tác. Hiện nay, có thể dễ dàng bắt gặp những sản phẩm của ngành ở khắp các lĩnh vực trong cuộc sống, từ các ấn phẩm quảng bá như poster, banner, phim quảng cáo (TVC) đến giao diện website, các ấn phẩm tạp chí, game, phim ảnh, logo của các công ty. Do công việc đa dạng nên ngành multimedia thu hút nhiều bạn trẻ mê sáng tạo. Trong số đó, cũng không ít người băn khoăn về cơ hội việc làm và hướng phát triển của ngành này trong tương lai.
Dự báo về ngành multimedia trong 4-5 năm tới, ông Phạm Lê Đức Ngân – Giám đốc trường Mỹ thuật Đa phương tiện FPT Arena – nhận định: “Thực tế rằng hiện nay khái niệm “quảng cáo” không chỉ còn tồn tại trong phạm vi in ấn (print ads) hoặc các bảng quảng cáo ngoài trời (billboard) hoặc film quảng cáo (TVC) nữa. Hình thái của quảng cáo giờ đây đa dạng và cá nhân hoá cao hơn, như web, social (Facebook, Instagram, Google Adwords…) và còn có thể nhiều phương tiện khác nữa sẽ ra đời. Nhưng xu hướng chung sẽ là quảng cáo có tính chất tương tác trên nền tảng di động và cá nhân hoá nhiều hơn”.
Mọi thứ quanh ta đều được thiết kế.
Tại Việt Nam, multimedia chỉ mới được đào tạo một cách chính thức tại FPT Arena vào năm 2004. Sau 8 năm, hiện multimedia là ngành nghề ở “đỉnh cao” của nhu cầu xã hội. Nhiều doanh nghiệp, công ty truyền thông, tập đoàn quảng cáo sẵn sàng đưa ra mức lương hấp dẫn để “săn” các designer chuyên nghiệp. Theo số liệu thống kê từ Phòng Hỗ trợ sinh viên FPT Arena, tỷ lệ sinh viên có việc làm (tính trong tổng số sinh viên tốt nghiệp FPT Arena trong 6 tháng đầu năm 2012) là 94%.
Bên cạnh đó, nhiều học viên FPT Arena có khả năng kiếm tiền ngay từ khi còn đang học, bằng cách làm freelance cho các công ty thiết kế quảng cáo, truyền thông. “Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của công nghệ thông tin. Mỹ thuật đa phương tiện là “anh em bà con gần” với công nghệ thông tin, do đó nhu cầu nhân lực của ngành này tăng ngược chiều với các ngành khác cũng là một xu thế tất yếu” – ông Phạm Lê Đức Ngân lý giải về việc nhu cầu về nguồn nhân lực ngành multimedia ngày càng gia tăng trong khi các ngành khác có xu hướng bão hoà.
Tuy nhiên, thực tế là nhân lực ngành multimedia chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của ngành nghề mới mẻ và đầy tiềm năng này. Sau 8 năm phát triển tại Hà Nội và TP.HCM, FPT Arena thu hút khoảng 9.000 bạn trẻ theo học. Số lượng đầu ra hàng năm của FPT Arena tại TP.HCM và Hà Nội dao động khoảng 550 đến 600 sinh viên. Con số này tuy nhiều nhưng chưa “thấm” vào đâu so với cơn khát nhân lực ngành multimedia tại hai thành phố lớn nhất nước.
Không thiếu khả năng, chỉ thiếu một cái nhìn cởi mở
Video đang HOT
Khi xem các bài tập, dự án tốt nghiệp của sinh viên và các tác phẩm tham gia triển lãm Cứ làm đi, nhiều giảng viên kinh nghiệm của FPT Arena nhận định: “Nếu có đam mê và sáng tạo, các bạn trẻ hoàn toàn có thể áp dụng mỹ thuật vào đời sống. Không chỉ thành công trong nghề nghiệp, giới trẻ sẽ là những người đưa ngành multimedia Việt Nam lên giai đoạn phát triển rực rỡ, hòa chung với nhu cầu đương đại. Chúng ta không thiếu khả năng, mà chỉ thiếu một cái nhìn cởi mở khi chọn nghề”.
Poster quảng cáo phim hoạt hình 3D Tí và Tèo 2012 – sản phẩm của sinh viên FPT Arena.
Quả là cần một cái nhìn cởi mở hơn với ngành multimedia để có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho giới trẻ. Khá nhiều người có quan niệm rằng để thành công trong ngành multimedia thì phải cần phải được trang bị các kiến thức và kỹ năng bài bản, phải tốt nghiệp từ các trường ĐH, CĐ lớn. Quan niệm này chỉ đúng ở vế đầu (cần trang bị các kiến thức, kỹ năng bài bản). Thực tế nhiều học sinh sau khi cân nhắc khả năng đậu đại học của mình, đã quyết định đăng ký học ngành multimedia ngay khi có bằng tốt nghiệp THPT. Và sau hai năm học tại FPT Arena, họ nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với niềm đam mê, cùng với mức thu nhập lý tưởng.
Chị Lê Bảo Châu – Creative Manager công ty Zalora – cho biết: “Nhà tuyển dụng chủ yếu đánh giá các nhà thiết kế là qua tư duy thiết kế và qua những sản phẩm có tính ứng dụng thực tế cao. Ngoài kiến thức chuyên môn, các nhà thiết kế cũng cần có những kỹ năng mềm để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu công việc”.
Từ kinh nghiệm của mình, Nguyễn Trung Kiên – hiện đang là Motion Graphic Designer của HTV3, sinh viên tốt nghiệp FPT Arena năm 2009 – cho biết: “Mình nghĩ với ngành multimedia, nên chọn trường có đào tạo theo giáo trình quốc tế với phương pháp đào tạo hiện đại, để được phát huy hết những tiềm năng về sáng tạo và có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường”. Bạn Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc Sáng tạo Creativebay JSC – khuyên: “Nên chọn trường tạo điều kiện cho sinh viên có thể vừa học vừa làm thêm và tham gia các dự án trong và ngoài trường. Nhờ bắt tay ngay vào công việc ngay từ khi đang học, thời gian rèn luyện để tinh thông nghề nghiệp sẽ được rút ngắn”.
Chân dung” của một nhà thiết kế multimedia.
Multimedia là một ngành nghề rộng cơ hội việc làm và công việc của ngành này có mặt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Với đặc thù này, FPT Arena – trường đạo tạo đầu tiên triển khai chương trình AMSP của Arena Ấn Độ tại Việt Nam -luôn đầu tư đúng mức về phương pháp đào tạo và cơ sở vật chất để cho ra lò lực lượng chuyên viên thiết kế đam mê nghề nghiệp, có chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường. Riêng với các bạn trẻ, việc sớm chọn cho mình một hướng đi với ngành multimedia tại FPT Arena cũng có nghĩa là càng sớm có cơ hội làm việc trong những lĩnh vực nghề nghiệp thú vị và hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển.
Trường mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena
Tại TP. Hồ Chí Minh: – 79B Lý Thường Kiệt, P. 8, Q. Tân Bình, TP.HCM (Lầu 3, CMC Plaza) | Tel: 08 62935 101 – 174 đường D1, P.25, Q. Bình Thạnh (Cạnh trường THPT Hồng Đức), TP.HCM | Tel: 08 3601 9211 | Email: arena@fpt.com.vn Tại Hà Nội : – Tầng 4, Viện Cơ Học, 264 Đội Cấn, Q. Ba Đình, Hà Nội | Tel: 04 37629680 | Email:fpt-arena@fpt.com.vn – Tầng 5, tòa nhà HESCO, Km 10 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (đối diện HV bưu chính viễn thông) | Tel: 04 62850448 Website: www.arena.edu.vn
Tư liệu: FPT Arena
Theo Infonet
Ngành Multimedia ngày càng thu hút bạn trẻ
Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng, ngành Kinh tế không còn được ưa chuộng như mọi năm, Multimedia (Mỹ thuật đa phương tiện) đang trở thành ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn và không ít bạn đã tìm được cơ hội nghề nghiệp khi còn là sinh viên.
Bỏ đại học để tìm khả năng "thật"
Đó là trường hợp của Duy Trần, 27 tuổi, hiện là giám đốc công ty Koi Art. Để có được vị trí ngày hôm nay, Duy đã có một quyết định liều lĩnh: bỏ đại học và bắt đầu lại ở FPT Arena với quyết tâm phải có khả năng "thật" trong thời gian ngắn nhất. Duy tâm niệm rằng bằng cấp thôi chưa đủ, kiến thức thật mới tạo nên thành công.
Thử sức và thành công với triển lãm "Cứ làm đi" - một bản sắc của FPT Arena, kết hợp được tính năng hiện đại tương tác của công nghệ Multimedia và tính cô đọng của nghệ thuật đồ hoạ, Duy đã thu hoạch được những kiến thức, kỹ năng về đồ họa, in ấn. Cùng với đó là luồng tư tưởng dám nghĩ, dám làm, sống và làm việc hết mình sôi sục hơn trong Duy.
Triển lãm "Cứ làm đi" do FPT Arena tổ chức luôn thu hút được hàng nghìn bạn trẻ tham dự.
"Với công việc hiện tại là agency chuyên nghiệp và quản lý phòng tranh trang trí nghệ thuật riêng, mình chắc chắn quyết định thay đổi khi xưa là chính xác", Duy cười nói.
Cũng như Duy, Đoàn Xuân Trường, 22 tuổi, hiện là Project Leader tại báo Du học chia sẻ, nghề thiết kế không yêu cầu nhiều về bằng cấp, quan trọng bạn phải chứng tỏ được bản thân mình bằng hiệu quả công việc. Đó là nguyên nhân Trường tìm đến FPT Arena để khẳng định khám phá và khẳng định khả năng của bản thân mình.
Những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy từ khi nhập học và đảm nhiệm thiết kế chính tại FPT Arena đã giúp chàng sinh viên trẻ này tự tin trước mọi công việc liên quan tới Mỹ thuật đa phương tiện. Và vị trí Project Leader mà Trường đang đảm nhiệm chính là minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn ấy của anh bạn.
Sáng học trên giảng đường, tối "cày" ở FPT Arena
Đam mê thiết kế "thai nghén" từ hồi còn học phổ thông, Nguyễn Minh Ngọc (sinh viên năm nhất ĐH Ngoại thương) chia sẻ, ngoài giờ học văn hóa, Ngọc dồn hết tâm huyết vào Photoshop. Từ việc nghịch, tự mày mò phần mềm Photoshop đến việc chỉnh sửa ảnh giúp bạn bè, Ngọc nuôi mộng trở thành desginer từ ngày ấy.
Nhưng đam mê đó buộc phải dừng lại khi bố mẹ bắt cậu thi và học tại một trường chính quy. Và cậu đã khiến bố mẹ mãn nguyện, nhưng ước mơ trở thành một desginer vẫn không mất đi trong cậu. Trong một lần tìm kiếm nơi đào tạo về Thiết kế đồ họa, cậu đã chọn FPT Arena. Cũng chính từ đây, ước mơ của cậu dần thành sự thực.
Ngọc tâm sự: "Nếu coi trọng bằng cấp và đơn thuần chỉ làm kinh doanh thì bằng ĐH Ngoại thương là đủ, nhưng vì đam mê Multimedia từ hồi cấp 3 và cũng vì mong muốn sau này hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nên em đã chọn FPT Arena để trau dồi kiến thức của mình. Em mới học năm đầu nên việc học của em cũng nhàn, vì thế em tranh thủ kết hợp học hai nơi. Buổi sáng em học trên lớp, tối em đến trung tâm FPT Arena để cày thêm".
Cùng một lúc học hai nơi như Ngọc, Lê Thanh Tùng hiện đang có một vị trí nhiều người mơ ước: Giám đốc sáng tạo tại Creativebay JSC. Kết quả này, Tùng có được chính ở quyết tâm, nỗ lực trong những tháng ngày học tại FPT Arena.
Trong giới thiết kế, Lê Thanh Tùng cũng được biết đến với không chỉ được biết đến với vị trí Giám đốc Sáng tạo tại Creativebay JSC mà còn bởi rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ngay khi còn đang theo học tại FPT Arena.
Thích thú với Thiết kế đồ họa, cộng thêm khả năng vẽ vời sẵn có từ nhỏ, năm 2005, Tùng quyết định thi vào ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, năm ấy, anh chàng không đạt được mong muốn.
Ngay sau đó, Tùng quyết định thi và học tại FPT Arena. Nhờ sự nỗ lực của bản thân cộng với việc được sống trong môi trường "đúng chất" tại FPT Arena, Tùng đã tìm ra con đường mới tươi sáng hơn cho mình.
Trong suốt 2 năm học tại FPT Arena, Tùng nhanh chóng khẳng định được "thương hiệu" của mình bằng những tác phẩm ấn tượng, được các giáo viên và người trong nghề đánh giá cao. Thành tích xuất sắc nhất Tùng được nhận là lọt vào Top 5 IAS - Hall of Fame Award Singapore - Giải thưởng danh giá cho các nhà thiết kế trẻ của châu Á.
Tùng chia sẻ: "Chính FPT Arena là nơi trao cho Tùng giải thưởng đầu tiên và chỉ cho Tùng những giải thưởng tiếp theo. Một năm sau, Tùng thi lại đại học và đỗ, như một cách chứng minh "tôi có thể".
Theo dân trí
Cùng học đồ họa chữ, nhiếp ảnh, vẽ với FPT Arena Ở FPT - Arena, bạn không chỉ đượcc lý thuyết chuyên sâu mà còn được thực hành chuyên nghiệp với những máy móc hiện đại về Mỹ thuật đa phương tiện. Hiện nay, Mỹ thuật đa phương tiện (multimedia) được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, từ văn hóa, giải trí (phim hoạt hình, phát triển trò chơi...) đến các vấn đề...