Mùi hương lạ trong chiếc bình đậy kín của lăng mộ 3.400 năm, chuyên gia: Bất ngờ thú vị
Vì sao việc phát hiện và phân tích mùi hương trong lăng mộ Ai Cập 3.400 năm lại khiến các chuyên gia cảm thấy bất ngờ?
Theo đó, hơn 3.400 năm, sau khi hai người trong lăng mộ Ai Cập cổ đại yên nghỉ, những chiếc bình được cho là để đựng thức ăn cho họ ở ‘ thế giới bên kia’ vẫn còn toả ra mùi hương. Đó là gì?
Cụ thể, một nhóm các nhà hoá học và nhà khảo cổ đã tiến hành phân tích về những mùi hương này để xác định rõ về thành phần ở trong những chiếc bình. Nghiên cứu này cho thấy về các nhà nghiên cứu phân tích, tìm hiểu về mùi hương có thể làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về quá khứ, đồng thời làm cho các chuyến thăm bảo tàng có lẽ sẽ trở nên phong phú hơn.
Bức vẽ được tìm thấy trong lăng mộ cho thấy vợ chồng Kha và Merit thờ phụng thần Osiris. Ảnh: Leemage/Corbis/Getty
Lăng mộ 3.400 năm tuổi được phát hiện trong tình trạng còn khá nguyên vẹn tại nghĩa địa Deir el-Medina, gần Luxor vào năm 1906. Lăng mộ là nơi yên nghỉ của kiến trúc sư Kha và vợ của ông là Merit.
Đây thực sự là một phát hiện quan trọng đối với các nhà Ai Cập học. Bởi lăng mộ 3.400 năm tuổi này chính là ngôi mộ không thuộc hoàng gia nhưng hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy tại Ai Cập. Lăng mộ cổ đã tiết lộ thông tin quan trọng về cách mà những người có địa vị cao trong xã hội bấy giờ được đối xử sau khi qua đời.
Tuy nhiên, có một điều bất thường vào thời điểm đó, chính là việc nhà khảo cổ tìm ra lăng mộ đã không mở xác ướp hoặc xem những thứ ở trong những chiếc bình đậy kín. Thậm chí là các chuyên gia không hề mở ra sau khi những cổ vật này được chuyển đến Bảo tàng Ai Cập tại Turin, Italy. Chính vì vậy, thứ đựng ở bên trong những chiếc bình trên vẫn còn là một bí ẩn, dù có một vài manh mối.
Phát hiện bất ngờ về mùi hương trong lăng mộ cổ
Bà Ilaria Degano, một nhà hoá phân tích tại Đại học Pisa (Italy), chia sẻ: “Đây thực sự là một bộ sưu tập tuyệt vời. Khi nói chuyện với những quản lý của bảo tàng, chúng tôi được biết rằng có một ít mùi trái cây ở trong các bình trưng bày”.
Sau đó, bà Ilaria Degano và đồng nghiệp đã đặt nhiều hiện vật, trong đó gồm có những chiếc bình đậy kín và cốc không đậy có chứa thực phẩm thời cổ xưa vào bên trong túi nhựa khoảng vài ngày nhằm thu thập những phân tử dễ bay hơi bốc lên. Nhóm chuyên gia sau đó đã sử dụng khối phổ kế để xác định về thành phần mùi hương của từng mẫu.
Video đang HOT
Kết quả, các chuyên gia tìm thấy các aldehyde và hydrocarbon chuỗi dài, dấu hiệu của sáp ong; trimethylamine thường gắn liền với cá khô; các aldehyde khác thường thấy trong trái cây.
Chuyên gia Ilaria Degano cho biết: “Khoảng 2/3 số hiện vật đã mang lại kết quả. Đây là một bất ngờ thú vị”.
Mùi hương trong lăng mộ có thể được tái tạo từ nhiều hiện vật khác nhau. Ảnh:Adobe Stock
Theo các chuyên gia, phát hiện mới về mùi hương này sẽ giúp phục vụ cho một dự án lớn hơn. Theo đó, mục đích của dự án này chính là để phân tích lại lăng mộ, đồng thời tạo ra bức tranh toàn diện hơn về phong tục mai táng của những cư dân không thuộc hoàng gia trong giai đoạn mà vợ chồng Kha và Merit qua đời, tức là khoảng 70 năm trước khi Pharaoh Tutankhamun lên ngôi.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên mùi hương có thể giúp tiết lộ thông tin quan trọng về Ai Cập cổ đại. Trước đó, vào năm 2014, các nhà nghiên cứu cũng đã chiết xuất được những phân tử bay hơi từ băng vải có niên đại từ 5.000 – 6.300 năm. Băng vải này được dùng để quấn hài cốt tại một số nghĩa địa thời Ai Cập cổ đại.
Phát hiện về mùi hương giúp các nhà nghiên cứu xác nhận được sự hiện diện của những chất được dùng để ướp xác với đặc tính kháng khuẩn. Điều này cũng cho thấy rằng, người Ai Cập cổ đại đã tiến hành thử nghiệm ướp xác sớm hơn tới 1.500 năm so với những gì mà các nhà khoa học từng nghĩ.
Theo ông Stephen Buckley, nhà khảo cổ, đồng thời là nhà hoá phân tích tại Đại học York, Anh, cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu vào năm 2014, phân tích mùi hương là lĩnh vực khảo cổ vẫn chưa được khám phá sâu rộng.
Ông Stephen Buckley nhận định: “Các nhà khảo cổ từng bỏ qua các chất dễ bay hơi vì cho rằng chúng sẽ biến mất khỏi hiện vật. Tuy nhiên, nếu muốn hiểu được về người Ai Cập cổ đại, bạn sẽ muốn đi sâu vào thế giới của mùi hương”.
Bên cạnh việc tiết lộ nhiều thông tin hơn về các nền văn minh trong quá khứ, mùi hương cổ xưa có thể thêm một cách trải nghiệm cho du khách tại các viện bảo tàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tái tạo lại những mùi hương cổ xưa không phải là điều dễ dàng.
Nghiên cứu mới này được công bố trên Journal of Archaeological Science.
Khai quật mộ thái giám thân tín của Từ Hi Thái Hậu, cảnh tượng kì dị khiến các chuyên gia hoảng loạn
Khi mở nắp quan tài của thái giám Lý Liên Anh, các chuyên gia khảo cổ phải ngã ngửa vì cảnh tượng kì lạ. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa ai lý giải được chuyện này.
Trong triều đại nhà Thanh, có một vị thái giám nổi tiếng quyền lực tên Lý Liên Anh (1848-1911). Ông là một trong những cái tên thân cận với Từ Hi Thái hậu, được bà trọng dụng đến mức đặc cách phong cho chức quan nhất phẩm.
Lý Liên Anh trải qua 4 đời vua của nhà Thanh là Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi. Theo sử sách ghi lại, ông có vẻ ngoài thông minh, bóng bẩy và đặc biệt rất mồm mép. Đó có thể là một trong những lý do giúp Lý Liên Anh từ một kẻ hầu người hạ thành nhân vật quyền lực bậc nhất cung cấm.
Chân dung Lý Liên Anh - cánh tay phải thân cận của Từ Hi Thái Hậu.
Năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời, Lý Liên Anh thất thế và đành phải rời cung sống mai danh ẩn tích. Với khối tài sản khổng lồ tích trữ được trong quá trình làm việc trong cung, cuộc sống của ông ở phần đời còn lại rất nhẹ nhàng, chỉ có hưởng thụ. Đáng tiếc, 3 năm sau khi rời cung, Lý Liên Anh qua đời, thọ 63 tuổi.
Năm 1966, mộ của Lý Liên Anh được xác định và bắt đầu khai quật. Nơi này nằm trong khuôn viên một trường học ở quận Hải Điện, Bắc Kinh. Nó được xây dựng rất kiên cố, hoành tráng. Mảnh đất an táng Lý Liên Anh rộng khoảng 20 mẫu, quy mô ngang ngửa với các bậc hoàng thân quốc thích. Các chuyên gia đã phải bỏ ra cả tuần để khai quật vị cận thần của Từ Hi Thái hậu này.
Lăng mộ bề thế được xây dựng theo quy chuẩn như người hoàng gia.
Chiếc quan tài của Lý Liên Anh được mô tả là có màu đỏ, sơn son thếp vàng và đặt trên phản làm bằng ngọc bích. Cách an táng này đủ cho thấy thân thế lẫn địa vị người qua đời. Điều khiến ai nấy có mặt trong buổi khai quật đều phải giật mình thon thót là cảnh tượng kì dị bên trong.
Khi mở nắp quan tài ra, các chuyên gia run sợ phát hiện chỉ còn duy nhất chiếc đầu lâu là nguyên vẹn, phần thân dưới không hiểu đã biến mất đi đâu. Theo kể lại, chiếc đầu lâu này có gò má cao, miệng hơi chu lên và có một lớp da phủ bên trên.
Bên trong mộ lát đá cẩm thạch kiên cố.
Các chuyên gia bác bỏ ý kiến cho rằng hài cốt của Lý Liên Anh đã bị phân hủy bởi từ khi ông qua đời đến lúc mộ được khai quật chỉ mới 55 năm. Trong trường hợp đúng là đã bị phân hủy thì không có lý do gì chiếc đầu lại nguyên vẹn như vậy.
Lăng mộ của Lý Liên Anh không có dấu hiệu bị kẻ trộm đột nhập, mọi thứ đều nguyên vẹn, ngay cả nắp quan tài cũng không hề được mở ra trước đó. Vậy câu hỏi đặt ra là phần thân dưới của vị thái giám này ở đâu?
Chiếc nhẫn ngọc bích trong mộ Lý Liên Anh - 1 trong hơn 50 vật báu đã được khai quật.
Một số giả thiết được đặt ra. Trong đó có người cho rằng Lý Liên Anh vì khi còn sống đã gây thù chuốc oán với nhiều người nên sau khi mất bị trả thù. Đám người này chỉ cần hành hạ vị thái giám chứ không ham những báu vật trong mộ.
Lại có người tin rằng Lý Liên Anh đã dựng lên tất cả mọi chuyện để đánh lạc hướng dư luận, không để ai biết mộ thật của mình ở đâu. Nguyên nhân cũng bởi ông sợ bị trả thù sau khi qua đời. Người ta đồn nhau rằng, mộ thật của vị thái giám đình đám triều Thanh nằm ở quê nhà của ông, hoặc còn 1 ngôi mộ khác dùng để chôn cất phần dưới của Lý Liên Anh.
Rất nhiều giả thiết ly kỳ được đưa ra để lý giải về hài cốt không thân của thái giám.
Trong khi đó, cháu nuôi của Lý Liên Anh - Lý Tường Ngô lại cho biết, ông mình qua đời vì kiết lỵ. Sau khi rời cung ông bắt đầu hút thuốc phiện, rơi vào trạng thái u uất, sợ bị trả thù. Năm 1911, Lý Liên Anh qua đời, cơ thể bị hủy hoại nghiêm trọng vì từng hút thuốc phiện, đến mức không còn một mẩu xương nào.
Cho đến bây giờ, tất cả những ý kiến trên đều chỉ là phỏng đoán, người đời vẫn chưa tìm ra được đáp án vì sao mộ của Lý Liên Anh lại kỳ lạ như vậy.
Phần bụng của chiến binh đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng to bất thường: Vì 3 lý do Theo các chuyên gia, phần bụng của các chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng to hơn bình thường là do 3 nguyên nhân. Tần Thủy Hoàng không chỉ là hoàng đế đầu tiên của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Ông còn là người có công thống nhất Trung Hoa, để lại nhiều công trình vĩ đại cho...