Mùi hôi thối nồng nặc, hàng nghìn học sinh Thái Bình vừa học vừa bịt mũi
Trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của các tỉnh phía Bắc, gần 2.000 học sinh tại xã Đồng Tiến (Quỳnh Phụ, Thái Bình) còn phải vừa học vừa đeo khẩu trang, bịt mũi do mùi hôi thối “bủa vây” từ trang trại chăn nuôi.
Học sinh vừa ngồi học vừa phải bịt mũi hoặc đeo khẩu trang vì mùi hôi nồng nặc từ trang trại chăn nuôi. Ảnh: NDCC
Thời gian qua, học sinh, giáo viên, người dân xã Đồng Tiến (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đang phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên từ khu vực trang trại chăn nuôi của huyện bên cạnh.
“Người dân cả xã chúng tôi đang phải chịu mùi hôi thối trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt như hiện nay. Khổ nhất là các cháu học sinh, vừa học vừa phải bịt mũi. Các cháu còn quá nhỏ, việc đeo khẩu trang cũng khó khăn, bất tiện”. anh N.V.Đ (phụ huynh học sinh) chia sẻ với Lao Động.
Vừa chia sẻ với PV, anh Đ vừa đưa những hình ảnh học sinh học trong lớp và cho biết rất lo lắng đến sức khỏe của con mình và các em học sinh đang học tập tại đây.
Có gần 2000 học sinh đang theo học tại xã Đồng Tiến và các hộ dân cùng chịu cảnh ngộ mùi hôi thối. Ảnh: NDCC
Anh Đ cho biết thêm, tình trạng này diễn ra đã được một thời gian, từ tháng 4.2020, công ty có trang trại chăn nuôi nằm trên địa bàn một xã của huyện Thái Thuỵ, tiếp giáp với xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ.
Video đang HOT
“Thời gian mát còn đỡ chứ nắng nóng như hiện nay thì quá kinh khủng. Mùi hôi thối, mùi giống như mùi hoá chất tẩy rửa… bốc lên nồng nặc. Hôm qua, đã có vài chục người dân đến chỗ công ty và UBND xã mà công ty đóng trên địa bàn để có ý kiến. Người dân rất bức xúc. Xã cũng đang làm báo cáo gửi huyện”, một cán bộ xã Đồng Tiến cho biết.
Học sinh phải đeo khẩu trang hoặc nếu quên thì chụp túi để tránh mùi hôi thối. Ảnh: NDCC
Chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Văn Roanh – Trưởng phòng GDĐT huyện Quỳnh Phụ xác nhận đã tiếp nhận được thông tin, hình ảnh về việc học sinh vừa học vừa bịt mũi do mùi hôi thối.
“Ngày 22.6, Phòng GDĐT huyện Quỳnh Phụ đã về địa phương kiểm tra các hoạt động giáo dục và nắm được thông tin này, Phòng đã có ý kiến với xã và huyện. Vì nơi xuất phát mùi hôi thối được cho là từ địa phận huyện khác nên cần có sự giải quyết của các huyện”, ông Roanh cho hay.
Trưởng phòng GDĐT huyện Quỳnh Phụ cho biết thêm, xã Đồng Tiến là một xã lớn của huyện, có gần 2.000 học sinh từ mầm non đến THCS đang theo học, vì thế, nhà trường, Phòng GDĐT cùng chính quyền địa phương cũng đang gấp rút có ý kiến để khắc phục tình trạng trên.
Được biết, hiện tại, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Quỳnh Phụ đã có kiểm tra, báo cáo tình hình với Sở Tài nguyên Môi trường và đang hướng dẫn UBND xã Đồng Tiến thực hiện tiếp các quy trình báo cáo, đề nghị xử lí.
Những người "chèo đò" thầm lặng trong mùa dịch
Nằm khá xa trung tâm huyện lỵ, Trường tiểu học và trung học cơ sở An Vũ (gọi tắt là Trường An Vũ), huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) mới được sáp nhập thành trường hai cấp học chưa lâu.
Mô hình mới, con người mới, cơ sở vật chất còn khiêm tốn, cộng với những khó khăn đan xen trong cơn dịch bệnh Covid-19, nhưng ở ngôi trường nhỏ bé này xuất hiện những tấm gương hết sức bình dị của thầy cô khi không quản ngại gian khó, tận tâm, tận lực vì học trò thân yêu.
Một buổi dạy tại lớp học thông minh của thầy Hòa Quang Khâm, giáo viên môn Toán, Trường tiểu học và trung học cơ sở An Vũ (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).
Hơn một tuần nay, nhiều bậc phụ huynh lớp 6B, 6C Trường An Vũ khá phấn khởi, an tâm bởi con em mình được tham dự đều đặn các buổi dạy học trực tuyến do thày giáo Hòa Quang Khâm đảm nhiệm. Điều đáng nói, thiết bị dạy trực tuyến hoàn toàn do thầy bỏ tiền cá nhân mua phục vụ giảng dạy cho học sinh trong thời điểm dịch bệnh.
Hơn 100 USD để có bộ thiết bị, số tiền quá nhỏ trong suy nghĩ nhiều người, song với mức lương khiêm tốn khoảng sáu đến bảy triệu đồng/tháng của giáo viên vùng thôn quê, đó đã là mức chi phí khá lớn.
Thầy Khâm âm thầm thực hiện công việc dạy học trực tuyến chính từ sự thúc ép của bản thân, mong muốn các con tiếp tục được học tập, trau dồi tri thức trong thời điểm trường tạm thời đóng cửa suốt hơn tháng qua do dịch bệnh bùng phát.
Cùng với thầy, cô Nguyễn Thị Mùi, giáo viên dạy môn Anh văn khối lớp 5, lớp 6 cũng lặng lẽ bỏ tiền túi mua thiết bị dạy học trực tuyến cho học sinh. Cô Mùi có điều kiện kinh tế gia đình không mấy dư giả, chồng lái tàu nên thường xuyên xa nhà. Mình cô lo toan, vun vén, chăm sóc bố mẹ chồng cùng hai con nhỏ tuổi.
Hỏi các thầy cô giáo, họ có chung nỗi niềm, rằng cả nước đang chung sức chống dịch, người giáo viên chỉ muốn góp sức nhỏ bé đối với ngành, mong các con được học, để mỗi bậc phụ huynh yên tâm, làm vì cái tâm, không toan tính thiệt hơn.
Trường An Vũ tập hợp rất nhiều học sinh từ khắp các xã lân cận theo học như: An Lễ, An Tràng, An Dục, An Bài, An Qúy. Để một giờ học trực tuyến diễn ra trôi chảy, thầy Khâm, cô Mùi không quản thời gian, xăng xe đi quanh các xã có học sinh để cài đặt chương trình. Học sinh nào gia cảnh khó khăn, không có ti-vi, không có máy tính thì xuống tận nhà phát đề cương ôn tập, rồi xuống thu và chấm bài. Sau đó, lại cất công đến trả bài, phát đề cương mới... Công sức ấy không thể đong đếm được, tất cả vì tương lai của các em và cũng an lòng dân.
Cô Mai Thị Bích Nguyện, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, trong thời gian học sinh nghỉ dài ngày, trường không bị gián đoạn công tác giảng dạy mà chủ động, linh hoạt bằng nhiều hình thức như phát đề xuống tận nhà từng học sinh, rồi thu, chấm, chữa; dạy qua mạng; dạy trực tuyến, phụ huynh rất phấn khởi. Về việc làm bình dị nhưng rất ý nghĩa của thầy Khâm, cô Mùi, lãnh đạo nhà trường rất trân trọng. Bản thân cô Hiệu trưởng hết sức bất ngờ vì các thầy cô không hề chia sẻ, hay phô trương, chỉ gần đây khi xuống nhà dân kiểm tra học tập của các con mới biết, các bậc phụ huynh cũng nhầm tưởng là của nhà trường trang bị!
Những dòng tin nhắn cảm ơn của các bậc phụ huynh gửi đến thầy cô giáo nhà trường trong dịch.
Những ngày này, trên trang web của Trường An Vũ, Ban Giám hiệu đăng trang trọng đôi dòng mộc mạc: "Nhiệt liệt biểu dương các thầy cô đã tăng cường dạy học sinh trong mùa dịch! Nhiều thầy cô rất tích cực như: cô Phương, cô Nhung, cô Trang, cô Sinh, cô Vân, cô Lan, cô Huyền, cô Duyên, cô Thảo, thày Dự, thày Diếu... Đặc biệt, cô Mùi, thầy Khâm tự bỏ tiền túi cá nhân để mua trang, thiết bị dạy học hiện đại, dạy học sinh một cách tích cực, hiệu quả nhất! Trân trọng!".
Chỉ có thế thôi để biểu dương, động viên, khích lệ tinh thần mọi người, nhưng thầy Khâm, cô Mùi dứt khoát đề nghị nhà trường gỡ xuống bởi suy nghĩ rằng: "Em có gì đâu", "Việc làm nhỏ bé, kể gì".
Theo đánh giá của cán bộ, giáo viên Trường An Vũ, thầy cô đều là những người tâm huyết với nghề, giáo viên giỏi nhiều năm, hiện thầy Khâm là Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên của nhà trường. Nói riêng về thầy Khâm, mọi người đều nể phục bởi có tư duy sáng tạo, luôn tìm tòi những ý tưởng mới áp dụng vào việc dạy và học.
Thời gian qua, Ban Giám hiệu giao cho thầy nghiên cứu, xây dựng phòng học thông minh. Thầy nhiều đêm đến trường, thức khuya nghiên cứu, thậm chí ngủ tại lớp học. Thành quả cuối cùng mang lại là các sản phẩm đồ dùng dạy học sử dụng công nghệ thông tin rất đơn giản, giá thành rẻ nhưng bổ trợ hữu hiệu cho việc tương tác giữa giáo viên và học sinh trong giờ học, mang đến cách tiếp cận bài giảng mới mẻ, cuốn hút hơn với học sinh. Mô hình lớp học thông minh đang được áp dụng thường xuyên tại Trường An Vũ, nhiều trường trên địa bàn đến học tập, về áp dụng thành công, góp phần lan tỏa nhanh một mô hình giáo dục thiết thực, hiệu quả.
Thầy Khâm, cô Mùi và biết bao thầy cô khác ở An Vũ như những người "chèo đò" âm thầm, lặng lẽ trong mùa dịch. Mỗi người một cách làm, sưởi ấm và nhân lên điều tốt đẹp, rất đáng được ngợi khen và trân trọng.
Theo nhandan.com.vn
Nhiều tỉnh cho nghỉ hè trong tháng 6, tựu trường muộn hơn Hiện nay, nhiều địa phương dự kiến sẽ sớm kết thúc năm học mới trong tháng 6 để học sinh, giáo viên có thời gian chuẩn bị cho năm học mới. Một số tỉnh cũng đã có kế hoạch lùi thời gian tựu trường năm học 2020-2021 lại muộn hơn. Lễ bế giảng năm học của Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội)....