Mục tiêu đào tạo MBA hiện đại: Kiến thức, kỹ năng, hành vi
Có nhiều quan điểm và nhiều chương trình đào tạo MBA (chương trình học bậc cao học về quản trị kinh doanh) khác nhau. Song, nội dung của một chương trình đào tạo MBA thường là sự cân bằng giữa giáo dục kinh doanh và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày.
Chương trình đào tạo MBA theo tiêu chuẩn quốc tế cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng như làm việc theo nhóm, trình bày, giao tiếp giúp họ giải quyết công việc một cách dễ dàng hơn, từ đó, giảm sức ép của công việc và cũng chính nhờ vậy, họ sẽ được nổi bật hơn trong công ty sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn và sẽ có mức thu nhập cao hơn.
Gần đây nhất, các giáo sư trường kinh doanh Havard là Datar, Garvin và Cullen đã chia các kiến thức của một chương trình MBA thành 3 loại: những điều mà nhà quản lý nên biết, những điều mà nhà quản lý có thể làm được và những nhân tố hướng dẫn hành vi của họ với tư cách là một công dân có trách nhiệm.
Video đang HOT
Còn với chương trình MBA của Chương trình Cao học Việt-Bỉ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, triết lý giáo dục là hướng tới thực tiễn kinh doanh. Chương trình học chú trọng phát triển cả kiến thức, kỹ năng và hành vi, xu hướng mới nhất của các chương trình MBA uy tín nhất trên thế giới để sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ có được sự tự tin, kiến thức vững vàng và hệ thống kỹ năng mềm cần thiết để quản lý và lãnh đạo.
Đặc biệt, tiêu chí lựa chọn học viên của chương trình tương đối khắt khe, hướng tới các ứng viên hội tụ đầy đủ trí tuệ, niềm đam mê, sự cầu tiến, ham học hỏi và có tố chất lãnh đạo. Và tất nhiên họ phải có trình độ tiếng Anh nhất định để có thể học tập và trao đổi với các giáo sư nước ngoài bằng tiếng Anh.
Hiện chương trình đã tuyển sinh được 11 khóa học, đào tạo được hơn 500 học viên tốt nghiệp với kiến thức kinh doanh sâu rộng, kỹ năng lãnh đạo và sự thích ứng với môi trường quốc tế.
Theo dân trí
Trao 130 suất học bổng Vallet tới sinh viên, học viên cao học phía Bắc
Ngày 9/9, tại Văn Miếu Quốc tử giám, GS Odon Vallet đã trực tiếp trao tặng 130 suất học bổng cho sinh viên, học viên cao học ưu tú thuộc các trường đại học phía Bắc với trị giá mỗi suất 11 triệu đồng.
Đến dự lễ trao học bổng Vallet năm 2012 dành cho sinh viên, học viên cao học ưu tú các trường đại học ở phía Bắc có Giáo sư-Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, vợ chồng GS Trần Thanh Vân và GS Lê Kim Ngọc cùng đại diện lãnh đạo các trường đại học có sinh viên, học viên ưu tú được nhận học bổng cao quý này.
GS Odon Vallet cùng GS-VS Nguyễn Văn Hiệu trao học bổng đến các sinh viên, học viên ưu tú phía Bắc
Giáo sư Odon Vallet là tiến sĩ ngành Luật học, giáo sư Lịch sử tôn giáo của trường đại học Sorbon nổi tiếng. Ông được thừa kế gia tài trị giá 100 triệu euro từ người cha là Tiến sĩ luật học Jean Vallet và ông dùng số tiền đó gửi ngân hàng lấy lãi làm học bổng dành tặng cho các bạn trẻ học giỏi ở Pháp, Việt Nam và một số nước ở châu Phi.
GS Trần Thanh Vân cũng có mặt tại buổi lễ trao học bổng đến các tài năng của đất nước
130 sinh viên, học viên cao học ưu tú thuộc các trường đại học phía Bắc đã được nhận học bổng Vallet đợt này với trị giá mỗi suất 11 triệu đồng. Như vậy, chỉ tính riêng năm 2012, Giáo sư Odon Vallet đã trao 2.250 suất học bổng trị giá 18 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây là năm thứ 12 liên tiếp học bổng Vallet lại được trao tặng cho các em học sinh, sinh viên của Việt Nam, với trị giá tăng lên theo mỗi năm (năm 2011 học bổng Vallet đã trao 2.250 suất trị giá 15 tỷ đồng). Tổng số tiền học bồng Vallet được trao trong 12 năm qua lên hơn 80 tỷ đồng.
GS Odon Vallet và nhà báo Phạm Huy Hoàn, Giám đốc Quỹ Khuyến học Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Dân trí trao học bổng đến các sinh viên
Tại buổi lễ trao học bổng, Giáo sư Odon Vallet chỉ nhắn nhủ một cách giản dị mà đầy ý nghĩa với các sinh viên, học viên được nhận học bổng rằng: "Đừng cảm ơn tôi, mà các bạn nên cảm ơn cha mẹ đã sinh thành các bạn và cảm ơn những giáo viên đã dạy dỗ cho các bạn có được cuộc sống như ngày hôm nay". Ông cũng mong muốn số tiền học bổng sẽ góp phần hữu ích để các tri thức trẻ vươn lên, đóng góp được nhiều hơn tài năng, trí tuệ cho đất nước Việt Nam.
Thế Nam
Theo dân trí
Không trúng tuyển CĐ, ĐH - ngành nào dẫn đến thành công? Với hơn 3.000 ngành đào tạo của 400 trường ĐH, CĐ trong cả nước, chọn lựa một ngành nghề phù hợp để "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" quả thật không dễ dàng. Hiện nay các ngành nghề thuộc nhóm ngành Khách sạn - Ẩm thực - Giải trí đang vươn lên mạnh mẽ. Quản trị Bếp và Ẩm thực - nghề hái...