Mục tiêu của Nga khi tăng cường hiện diện quân sự tại Libya
Nga đã gia tăng sự hiện diện ở châu Phi kể từ đầu năm đến nay, gây áp lực với châu Âu và sườn phía Nam của NATO.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Nam Phi Cyril Ramaphosa tại cuộc gặp ở St. Petersburg ngày 17/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, một cuộc điều tra chung của dự án tình báo nguồn mở All Eyes on Wagner, kênh truyền thông Nga Verstka và Đài phát thanh Tự do châu Âu mới đây đã cho thấy chi tiết về sự gia tăng quân số và vật tư quân sự của Nga tại Libya kể từ tháng 3/2024.
Cuộc điều tra này cho thấy Nga đã triển khai hơn 1.800 binh sĩ đến Libya trong thời gian gần đây và chuyển hàng trăm lực lượng đặc nhiệm từ Ukraine đến Libya vào đầu năm 2024. Những binh sĩ này bao gồm cả cựu nhân viên của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner và tân binh của Quân đoàn châu Phi, đơn vị kế nhiệm Wagner của Bộ Quốc phòng Nga tại châu Phi.
Video đang HOT
Nga cũng đã gửi hàng nghìn tấn vật tư từ cảng Tartus ở Syria, đến Tobruk của Libya, với ít nhất năm chuyến hàng trong hai tháng qua. Các chuyến hàng này bao gồm thiết bị quân sự, phương tiện và vũ khí, với các hệ thống radar, xe tăng T72, xe bọc thép chở quân và hệ thống pháo binh.
Việc tăng cường hiện diện quân sự này của Nga có thể liên quan đến các cuộc đàm phán để đảm bảo một căn cứ hải quân ở Libya, đặc biệt là Tobruk. Bộ Quốc phòng Nga đã tăng cường thảo luận về căn cứ hải quân này kể từ khi nắm quyền kiểm soát các hoạt động của Tập đoàn Wagner sau cái chết của cựu lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin vào tháng 8/2023. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yunus-Bek Yevkurov đã gặp lãnh đạo Quân đội Quốc gia Lybia (LNA) Khalifa Haftar, bốn lần từ tháng 8/2023 đến tháng 1/2024.
Điện Kremlin cũng đang sử dụng cảng Tobruk như một đầu cầu hậu cần, chuẩn bị gửi thêm hỗ trợ tới nhiều chiến trường khác nhau ở châu Phi cận Sahara. Lực lượng và vật tư của Nga đến Tobruk trước khi di chuyển đến Djoufra, Libya, nơi họ triển khai đến các địa điểm ở vùng cận Sahara. Điện Kremlin đã mở rộng các hoạt động tại Sahel vào năm 2024, gửi hai đơn vị nhỏ đến Burkina Faso và Niger vào tháng 1 và tháng 3 năm nay.
Nga hiện cũng có sự hiện diện quân sự tại Cộng hoà Trung Phi (CAR), Mali và Sudan, và có thể đang tìm cách chuyển hướng hỗ trợ tại Sudan từ Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) sang Lực lượng vũ trang Sudan (SAF).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov đã đề nghị SAF sẽ “viện trợ quân sự định tính không hạn chế” trong một chuyến thăm vào cuối tháng 4 vừa qua.
ISW đánh giá, Điện Kremlin có thể muốn bảo vệ vị thế của mình ở Libya để có thể sử dụng vị trí chiến lược của Libya. Một căn cứ Địa Trung Hải của Nga ở Libya sẽ gây áp lực với châu Âu và sườn phía Nam của NATO, đồng thời giúp Nga mở rộng dấu ấn quân sự của mình. Căn cứ này cũng có thể hỗ trợ mục tiêu của Nga là cảnh báo các cơ sở hạ tầng quan trọng của NATO bằng các cuộc tấn công tiềm tàng với tên lửa hành trình tầm xa từ biển.
Nga không loại trừ triển khai tên lửa hạt nhân đáp trả kế hoạch của Mỹ và Đức
Ngày 18/7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Moskva không loại trừ khả năng triển khai tên lửa hạt nhân để đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tầm xa ở Đức.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin TASS dẫn lời ông Sergey Ryabkov nêu rõ nếu các quan chức trong chính quyền Đức tin rằng việc triển khai các hành động có thể dẫn tới căng thẳng là thỏa đáng thì Nga cũng sẽ đáp trả bằng các biện pháp mà nước này cho là phù hợp.
Theo ông Ryabkov, với năng lực tổng hợp của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nga cần điều chỉnh phản ứng mà không cần do dự. Ông cho biết thêm có rất nhiều lựa chọn, đồng thời khẳng định đây không phải là lời đe dọa mà là cách tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để ứng phó với những thách thức đang thay đổi.
Ông Ryabkov cho rằng tình hình vẫn khó lường khi các nước phương Tây vẫn kiếm cớ để cáo buộc Nga xâm phạm an ninh của các nước này. Những điều này sẽ không ngăn cản Nga nỗ lực đảm bảo an ninh dọc theo toàn bộ biên giới quốc gia.
Trước đó, ngày 10/7, các chính quyền tại Washington và Berlin ra thông báo chung về việc Mỹ sẽ bắt đầu triển khai hỏa lực tầm xa ở Đức vào năm 2026, "có tầm bắn xa hơn đáng kể so với các hỏa lực mặt đất hiện có ở châu Âu". Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov lo ngại rằng những kế hoạch như vậy làm tăng khả năng xảy ra cuộc chạy đua tên lửa và có thể dẫn đến leo thang không kiểm soát được.
Nga cảnh báo đáp trả việc Mỹ đưa tên lửa tới Đức Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Moskva không loại trừ khả năng triển khai tên lửa hạt nhân để đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tầm xa tại Đức. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN "Tôi không loại trừ bất kỳ phương án nào", hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Ryabkov khi...