Mức Thuế thu nhập cá nhân mới giúp người lao động dễ thở hơn
Với việc nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế, tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Quốc hội vừa thông qua đã nhận được sự ủng hộ của người lao động khi đưa ra quy định về việc điều chỉnh mức giảm trừ theo biến động chỉ số giá tiêu dùng.
Khoảng 2,8 triệu người nộp thuế TNCN ở bậc 1 hiện nay sẽ không thuộc diện phải nộp thuế
khi quy định mới có hiệu lực
Đỡ được vài lần đi chợ
Ngay sau khi những sửa đổi của Luật Thuế TNCN được Quốc hội thông qua, chị Hoàng Thu Hà (phó trưởng phòng kinh doanh một công ty xuất nhập khẩu) đã ngồi tính lại mức thuế TNCN mà mình phải đóng. Theo quy định hiện hành, với mức thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng và có 2 con phụ thuộc, chị Hà phải đóng 530.000 đồng tiền thuế.
“Chồng tôi làm nhà nước nên mức lương thưởng các khoản chỉ được 8 triệu đồng mỗi tháng. Do mức lương của tôi cao hơn nên trước đây vợ chồng cũng tính toán và khai người phụ thuộc theo lương của tôi. Mặc dù có tới 2 người phụ thuộc nhưng mỗi tháng tôi vẫn phải đóng 530.000 đồng tiền thuế, còn chồng phải đóng 150.000 đồng. Còn theo quy định mới cả tôi và chồng đều không phải nộp nữa. Gần 700.000 đồng tính ra không phải là lớn nhưng trong những lúc khó khăn thì tiết kiệm được chút nào mừng chút đó. Tính ra cũng được vài lần đi chợ hay mua cho con hộp sữa”, chị Hà chia sẻ
Video đang HOT
Cũng hồ hởi đón nhận thông tin về việc sửa đổi Luật Thuế TNCN, anh Đặng Nhật Linh (trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp một ngân hàng thương mại) cho biết: “Ngay khi quyết định được thông qua, nhiều anh chị em trong phòng đã đặt bút tính xem giảm được bao nhiêu tiền thuế. Nhiều người trước đây mỗi tháng mất vài ba trăm nghìn đồng sẽ nằm ngoài diện phải nộp, còn tôi cũng giảm được đáng kể. Với thu nhập 20 triệu đồng/tháng và không có người phụ thuộc, sau khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì tôi phải đóng thuế cho phần thu nhập là 16 triệu đồng, tương đương 1.650.000 đồng. Theo quy định mới, tính ra tôi chỉ còn phải nộp 900.000 đồng, giảm được 750.000 đồng”.
Chị Nguyễn Hồng Hạnh, nhân viên cùng phòng anh Linh cho biết, với mức thu nhập 7 triệu đồng sắp tới sẽ không nằm trong diện phải nộp thuế TNCN. “Điều quan trọng nhất là mức giảm trừ gia cảnh sẽ được tính theo chỉ số lạm phát, có như vậy mới đảm bảo được đời sống của người lao động, giúp việc chi tiêu cũng đỡ phần căng thẳng. Vì giá cả tăng liên tiếp trong khi thu nhập thì không tăng, chi phí cho các nhu cầu cơ bản như nhà cửa, ăn uống, đi lại… cũng chiếm một phần lớn thu nhập. Nhất là với những người có gia đình thì còn kéo theo nhiều nhu cầu khác” – chị Hạnh nói.
Ví dụ về cách tính
Bạn đọc có thể hiểu rõ hơn cách tính thuế đối với gia đình chị Hà và anh Linh theo bảng dưới đây:
* Theo quy định hiện tại:
- Mức thuế chị Hà phải nộp sẽ được tính như sau:
Mức thu nhập chịu thuế của chị Hà: 15 triệu đồng – 4 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) – 1,6 triệu đồng x 2 (cho 2 con phụ thuộc) = 7,8 triệu đồng.
Mức thuế phải nộp theo biểu thuế lũy tiến: 5 triệu đồng đầu tiên x 5% = 250.000 đồng 2,8 triệu đồng tiếp theo x 10% = 280.000 đồng. Tổng cộng mức thuế phải nộp là 530.000 đồng.
- Mức thuế chồng chị Hà phải nộp được tính như sau:
Mức thu nhập chịu thuế của chồng chị Hà: 8 triệu đồng – 4 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) = 4 triệu đồng.
Mức thuế phải đóng: 4 triệu x 5% = 200.000 đồng.
- Mức thuế anh Linh phải nộp được tính như sau:
Mức thu nhập chịu thuế: 20 triệu đồng – 4 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) = 16 triệu đồng.
Mức thuế phải đóng theo biểu thuế lũy tiến: 5 triệu đồng đầu tiên x 5% = 250.000 đồng 5 triệu đồng tiếp theo x 10% = 500.000 đồng 6 triệu đồng tiếp theo x 15% = 900.000 đồng. Như vậy tổng cộng phải đóng là 1.650.000 đồng.
* Theo quy định mới (áp dụng từ 1-7-2013) khi mức giảm trừ gia cảnh tăng lên 9 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ cho người phụ thuộc tăng lên 3,6 triệu đồng/người:
- Mức giảm trừ cho bản thân và 2 người phụ thuộc của chị Hà là:
15 triệu đồng – 9 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) – 3,6 triệu đồng x 2 (cho 2 con phụ thuộc). Với mức giảm trừ mới thì thu nhập của chị Hà không thuộc diện phải nộp thuế TNCN.
- Thu nhập của chồng chị Hà là 8 triệu đồng/tháng, thấp hơn mức giảm trừ gia cảnh mới là 9 triệu nên cũng không phải nộp thuế TNCN.
- Mức thuế anh Linh phải nộp được tính như sau:
Thu nhập chịu thuế: 20 triệu đồng – 9 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) = 11 triệu đồng.
Mức thuế phải nộp: 5 triệu đồng đầu tiên x 5% = 250.000 đồng 5 triệu đồng tiếp theo x 10% = 500.000 đồng 1 triệu đồng tiếp theo x 15% = 150.000 đồng. Như vậy mức thuế phải nộp là 900.000 đồng.
Theo VNE
Khởi điểm chịu thuế TNCN: 9 triệu đồng
Sáng 22/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/tháng lên mức 9 triệu đồng/tháng.
Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng.
Trước khi thông qua toàn văn dự thảo luật, Quốc hội đã biểu quyết riêng điều luật này với 427 phiếu tán thành (85,74%).
Theo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số tán thành với mức giảm trừ gia cảnh nói trên. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về mức giảm trừ gia cảnh, một số ý kiến cho rằng việc nâng mức giảm trừ gia cảnh như trên là chưa hợp lý, đưa thuế thu nhập cá nhân trở thành thuế thu nhập cao, thu hẹp quá lớn số người nộp thuế, tác động đến nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước...
Nhóm ý kiến này đề nghị giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh hiện hành hoặc quy định mức thấp hơn mức Chính phủ trình.
Nhiều đại biểu cho rằng thuế thu nhập cá nhân hiện nay chỉ mới "nắm người có tóc", chủ yếu là những người làm công ăn lương với thu nhập ổn định, chưa có phương án điều tiết thu nhập của những đối tượng khác để tạo sự công bằng trong xã hội... Ảnh minh họa: gia đình chị Nguyễn Thanh Vân và anh Nguyễn Văn Hòa (Hà Nội) có hai con trai đang học lớp 2 và lớp 5 trong bữa ăn hằng ngày - Ảnh: TTO
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình về những ý kiến trên, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh trong bối cảnh nguồn thu ngân sách nhà nước hiện nay cơ bản chỉ đủ đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, chi trả nợ, tích lũy đầu tư còn thấp, thì việc giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực đảm bảo chi an sinh xã hội, chi cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, ông Hiển nhìn nhận cũng trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì mục tiêu ban đầu của Luật thuế thu nhập cá nhân là khó khăn. Đến khi nền kinh tế đất nước phát triển, thu nhập người dân được cải thiện sẽ thực hiện đầy đủ mục tiêu của luật.
Cũng theo ông Hiển, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nhằm chia sẻ khó khăn, động viên, hỗ trợ người hưởng lương có thêm thu nhập, góp phần kích cầu tiêu dùng. "Vì vậy, xin các vị đại biểu Quốc hội cho giữ mức giảm trừ gia cảnh như quy định của dự thảo luật" - ông Hiển nói.
Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.
Theo 24h
Từ 1.7.2013, thu nhập chịu thuế trên 9 triệu đồng mới phải nộp thuế Sáng nay (22.11), Quốc hội nhất trí thông qua toàn bộ luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi với 444/462 đại biểu (ĐB) tán thành. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh được nâng lên kể từ ngày 1.7.2013 khi luật này có hiệu lực. Cụ thể mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108...