Mức lương, việc làm phụ thuộc vào ngoại ngữ và kỹ năng mềm của sinh viên
Một số doanh nghiệp cho rằng, hiện nay có đến 60% các hồ sơ xin việc của các ứng viên mới tốt nghiệp mới đều không thành thạo ngoại ngữ hoặc kỹ năng cơ bản cần thiết.
Thông tin trên do nhiều đại diện doanh nghiệp cho biết tại “Ngày hội việc làm 2021″ với sự tham gia của trên 50 đơn vị tuyển dụng là các công ty, tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức quốc tế. Ngày hội do Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức.
Đông đảo các ứng viên tham dự ngày hội việc làm
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài), tính đến 20/03/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này có nghĩa, những người giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn môi trường làm việc.
Tại ngày hội việc làm, đại diện của Công ty Cổ phần TOPCV Việt Nam cho rằng, hiện nay có đến 60% các hồ sơ xin việc của nhiều ứng viên tốt nghiệp mới ra trường đều không thành thạo ngoại ngữ hoặc kỹ năng cơ bản cần thiết khiến cơ hội việc làm của ứng viên bị hạn hẹp và cơ hội thăng tiến cũng không có.
Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Trần Văn Hưng (PGĐ- Viettelpay Hà Nội) cho biết, đặc thù của ngành kỹ sư ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ sư phần mềm đòi hỏi sinh viên phải thông thạo ngoại ngữ để tránh ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của công việc. Những cán bộ cấp cao của tập đoàn cũng phải thường xuyên học ngoại ngữ để trau dồi vốn kiến thức.
“Trong các vòng loại hồ sơ, Viettel yêu cầu các ứng viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ TOEIC 550 trở lên vì hiện nay tập đoàn đang đầu tư phát triển tại 13 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Do đó, việc thạo ngoại ngữ cũng sẽ giúp các ứng viên có thể đến công tác, phát triển năng lực bản thân tại đó” – ông Hưng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu thị trường IEIT, cơ hội việc làm của các sinh viên là như nhau nhưng mức lương lại khác bởi trình độ bằng cấp, trình độ ngoại ngữ và bên cạnh đó là cả những kỹ năng cần thiết.
Kỹ năng mềm là yếu tố cơ bản
Ông Nguyễn Huy Hoàng – Trưởng khối tổ chức nhân sự ngân hàng MB cho biết, kỹ năng xử lý tình huống (problem-solving), kỹ năng làm việc nhóm (teamwork), kỹ năng ra quyết định (decision making) là nhóm các kỹ năng mềm mà MB yêu cầu các ứng viên phải có khi tuyển dụng.
“Chúng tôi không chỉ tuyển dụng sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng mà bất kỳ chuyên ngành nào, chỉ cần thí sinh có kỹ năng mềm để xử lý công việc một cách độc lập, kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng, với đồng nghiệp… thì dù là mới tốt nghiệp đi nữa, các sinh viên sẽ được chào đón ở MB” – ông Hoàng chia sẻ.
Chị Nguyễn Thùy Linh (cán bộ tuyển dụng và phát triển nhân lực của tập đoàn FPT) cho biết, mong muốn của tập đoàn là tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhưng đáp ứng đủ các 4 yếu tố: phù hợp, thái độ, kỹ năng, kinh nghiệm, không bắt buộc các ứng viên phải quá giỏi.
Theo chị Linh, yếu tố phù hợp ở đây là phù hợp về con người, phù hợp về tính cách và văn hóa. Văn hóa của tập đoàn là yếu tố riêng biệt đó là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu thị trường IEIT thuộc Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế, cơ hội việc làm của các sinh viên là như nhau nhưng mức lương lại khác bởi trình độ bằng cấp, trình độ ngoại ngữ và bên cạnh đó là cả những kỹ năng cần thiết.
Đặc biệt, vị trí càng cao, sự chênh lệch về mức lương càng thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Điều này hoàn toàn đúng với cả những sinh viên mới tốt nghiệp, bởi mức lương khởi điểm cho các sinh viên giỏi ngoại ngữ đã cán mốc 15 – 20 triệu đồng/tháng.
"Nàng thơ" trường Y
Không chỉ sở hữu vẻ ngoài ưa nhìn, "nàng thơ" Bùi Thị Khánh Linh (SN 1999, quê huyện Bình Giang, Hải Dương), sinh viên năm tư ngành Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội, còn có thành tích học tập ấn tượng, cùng các giải thưởng đáng ngưỡng mộ.
Khánh Linh (giữa) và các bạn thích thú đọc Báo Phụ nữ Việt Nam
Mới đây, Linh đã lọt vào top 5 "Sinh viên của năm 2020" - danh hiệu đầy tự hào của sinh viên trường Y, vinh danh những sinh viên xuất sắc trong năm học.
Nhìn Khánh Linh của ngày hôm nay với dáng vẻ tự tin và nói năng lưu loát, không ai ngờ được rằng cách đây 3 năm, Linh cũng như nhiều bạn sinh viên khác khi mới nhập trường, khá rụt rè, e ngại khi nói chuyện trước đám đông. Không những vậy, ở một trường toàn những "cao thủ" học giỏi, nói tiếng Anh như gió, sở hữu nhiều kỹ năng... đã khiến Linh nhiều lần hoài nghi về bản thân.
Tuy rằng, trước đó, Linh đỗ vào trường ĐH Y Hà Nội với số điểm khá cao nhưng khi vào đại học thì ai cũng như ai, đều xuất phát điểm ở vạch số 0. Bởi môi trường mới này khác biệt so với hồi cấp 3 rất nhiều, ngay từ năm nhất sinh viên đã thường xuyên phải đối diện với những cuốn giáo trình rất dày, khiến việc ghi nhớ và áp dụng kiến thức trở thành một thách thức rất lớn. Bên cạnh đó, sinh viên còn phải tích cực trau dồi những kỹ năng mềm (giao tiếp, hùng biện, ngoại ngữ...) - đây là những yếu tố quan trọng phục vụ cho việc học và công việc sau này. Bởi vậy, Linh thường xuyên bị căng thẳng vì chưa thể cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa. Hậu quả là những kỳ học đầu tiên, điểm tổng kết các môn không được như mong đợi, cô không tránh khỏi cảm giác chán nản đối với việc học.
Sang kỳ 2 năm thứ 3, mọi thứ trở nên khả quan hơn, đây cũng là kỳ đầu tiên Linh học lâm sàng tại bệnh viện. Tuy việc học nặng hơn so với những năm trước nhưng nhờ đi viện và được tiếp xúc nhiều với bệnh nhân đã giúp Linh hình dung rõ hơn công việc sau này mình sẽ làm và hiểu rõ hơn về sứ mệnh của ngành Y. Qua đó, Linh dần tìm được đam mê và niềm yêu thích đối với việc học. "Em dành nhiều thời gian cho học tập và học cách lắng nghe, chia sẻ với bệnh nhân nhiều hơn. Bởi đằng sau 1 sinh viên Y khi ra trường không phải là những điểm số đẹp, mà chính là tính mạng của bệnh nhân", Linh chia sẻ.
Khánh Linh hiện là sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa
Sau những nỗ lực không ngừng, kết thúc kỳ học đó, Linh là một trong số ít sinh viên của khoa được học bổng khuyến khích học tập. Cũng trong năm học này, Linh đã mạnh dạn đăng ký tham dự cuộc thi tiếng Anh về y học do Câu lạc bộ tiếng Anh trường ĐH Y Hà Nội tổ chức và xuất sắc giành ngôi vị Quán quân. Mới đây, Linh đã vượt qua rất nhiều sinh viên giỏi của trường để lọt vào top 5 "Sinh viên của năm 2020" - cuộc thi danh giá nhất của sinh viên trường Y, vinh danh những sinh viên ưu tú nhất trong năm học đó. Nhưng với Linh, đây không chỉ đơn thuần là một cuộc thi mà còn là hành trình để cô hoàn thiện bản thân mình hơn.
Trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
Nhớ lại khoảnh khắc đầu tiên đứng trên sân khấu đêm chung kết "Sinh viên của năm 2017" , khi đó Linh với vai trò là người hỗ trợ tiết mục tài năng cho sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Nga. Kể từ giây phút được chứng kiến bạn nữ sinh viên không những giỏi kiến thức trong trường mà còn giỏi cả kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, nghệ thuật, Linh đã ấp ủ khát khao sẽ có một ngày nào đó bản thân mình cũng được tỏa sáng trên chính sân khấu này. Với những cố gắng không ngừng nghỉ trong suốt 3 năm qua, Linh đã biến ước mơ ngày nào thành hiện thực.
"Qua cuộc thi, em muốn chia sẻ với những bạn đã từng trải qua những cảm xúc tiêu cực, thất vọng là hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, điều này còn quan trọng hơn việc luôn tự ti so sánh mình với người khác".
Khánh Linh trong trang phục dạ hội dự thi "Sinh viên của năm 2020"
Một trong số nhiều bạn sinh viên được truyền cảm hứng đó là Bùi Trâm Anh, bạn học cùng tổ (8Y4B), cùng tham gia câu lạc bộ tiếng Anh với Linh. Trâm Anh cho biết: "Linh là người biến những điều không thể thành có thể. Những kỳ học đầu tiên, trong số các bạn học cùng lớp, Linh không có gì nổi trội nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, Linh đã vượt lên bằng kết quả học tập ấn tượng, cải thiện khả năng ngoại ngữ, tham gia nhiều hoạt động nhưng vẫn đảm bảo kết quả học tập tốt. Trong tổ, tuy Linh không phải là người học giỏi nhất nhưng luôn là người tự tin nhất, luôn giơ tay đầu tiên để trả lời hay đặt câu hỏi với các thầy cô. Hơn nữa, Linh còn rất tinh tế trong cách ăn mặc, với việc phối đồ hợp lý khiến cho ngoại hình càng trở nên dễ nhìn, thu hút mọi người".
Còn trong mắt bạn Nguyễn Duy, sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa tổ 12Y4C, cùng tham gia CLB Hùng biện và Tranh biện - Trường ĐH Y Hà Nội: "Linh là một cô sinh viên Y đầy nhiệt huyết. Có lẽ bởi vậy mà khi các bạn khác đang đắn đo giữa câu chuyện lựa chọn hoạt động xã hội hay học tập thì Linh đã chọn cả 2 và đều làm xuất sắc 2 việc này. Không chỉ dừng lại ở đó, mỗi khi bạn ấy tiếp xúc với mọi người, người đối diện luôn cảm thấy lạc quan, vui vẻ và được truyền thêm cảm hứng".
Được biết, ngoài tham gia CLB tiếng Anh, CLB Hùng biện - Tranh biện, Linh còn tham CLB Võ thuật của trường, cùng với đó là hàng loạt các hoạt động ở bên ngoài như tham gia trợ giảng tiếng Anh, tình nguyện viên cho chương trình quốc tế tại Việt Nam... Việc tham các hoạt động này đã giúp Linh có thêm những trải nghiệm và góc nhìn mới, qua đó mở rộng thế giới quan của mình hơn.
Sinh viên Khánh Linh tham gia tình nguyện viên cho Chương trình Nature Expedition - Trải nghiệm thiên nhiên
Chia sẻ về ước mơ lớn nhất của mình hiện tại, Linh mong rằng sau khi tốt nghiệp đại học sẽ đỗ bác sĩ nội trú. Đây là ước mơ lớn nhất không chỉ của riêng Linh mà còn là của những sinh viên đã theo học ngành bác sĩ đa khoa. Cuộc thi này tuy khốc nhiệt nhưng được ví như con đường ngắn nhất đến thành công - cả đời chỉ thi có 1 lần và tuổi dự thi phải dưới 27. Trong suốt hành trình này, dẫu kết quả có ra sao thì có một giá trị cốt lỗi mà Linh sẽ luôn cố gắng gìn giữ, trân trọng và nỗ lực, đó là "trở thành một bác sĩ không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn, mà còn biết cách giao tiếp, thấu cảm với bệnh nhân. Cùng với đó là luôn giữ được cái tâm trong sáng và tình yêu với nghề".
Những đặc điểm nhận diện sinh viên đại học song ngữ - quốc tế Hội nhập quốc tế sâu rộng, đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, giỏi ngoại ngữ, hòa nhập, nắm bắt các giá trị văn hóa thế giới đang ngày càng cần thiết. Đại học song ngữ quốc tế là môi trường tốt để nâng trình tiếng Anh Đây cũng chính là lý do nhiều thí sinh chọn Trường Đại học...