Mức lương hưu chênh lệch lớn giữa các nước châu Âu

Theo dõi VGT trên

Có sự khác biệt đáng kể về mức lương hưu ở các nước châu Âu.

Mức lương hưu chênh lệch lớn giữa các nước châu Âu - Hình 1
Người cao tuổi Italy trên đường phố Rome. Ảnh minh họa: REUTERS/TTXVN

Lương hưu cấu thành nguồn thu nhập chính của những người châu Âu từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, chưa tới một nửa số người tiêu dùng tại Liên minh châu Âu (EU) tin tưởng họ có đủ tiền để sống thoải mái khi về hưu. Ở một số nước, tỷ lệ này giảm xuống 30%, thậm chí thấp hơn. Điều này gây lo ngại liệu mức lương hưu đã phù hợp hay chưa.

Theo cơ quan thống kê EU Eurostat, mức lương hưu ở châu Âu khác biệt đáng kể cả về danh nghĩa và tiêu chuẩn sức mua (PPS) giữa các nước.

Trong năm 2021, mức lương hưu trung bình tháng cho mỗi người thụ hưởng ở EU có sự chênh lệch lớn, từ mức cao 2.575 euro (2.800 USD) ở Luxembourg tới mức thấp 226 euro ở Bulgaria, với mức trung bình trong khối là 1.224 euro.

Nếu bao gồm cả Hiệp hội thương mại tự do châu Âu và các nước ứng cử viên EU, Iceland có mức trung bình cao nhất là 2.762 euro, trong khi Albania có mức trung bình thấp nhất là 131 euro.

Mức lương hưu trung bình đầu người ở bốn nước lớn nhất EU đều vượt mức trung bình của khối. Italy có mức lương hưu cao nhất là 1.561 euro, trong khi Pháp, Tây Ban Nha và Đức gần như tương đương, mỗi nước khoảng 1.450 euro.

Các nước Bắc Âu cũng có mức lương hưu cao, trung bình vượt bốn nước lớn nhất EU.

Trong khi đó, các nước khu vực Balkan có mức lương hưu thấp nhất, khi 7 nước có mức thấp nhất trong khối đều thuộc khu vực này.

Mức chi trả lương hưu trung bình ở Luxembourg cao gấp gần 11 lần so với Bulgaria. Ngay cả khi không bao gồm Luxembourg, mức trung bình ở EU vẫn gấp gần 6 lần so với Bulgaria.

Video đang HOT

Một phần nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch có thể là do mức chênh lệch giá cả tại các nước thành viên EU.

Nếu tính theo PPS, sự chênh lệch được thu hẹp đáng kể. Tính theo PPS, mức lương hưu trung bình dao động từ 437 euro tại Bulgaria đến 1.681 euro tại Luxembourg. Điều này có nghĩa mức lương của một người nghỉ hưu ở Luxembourg gần gần 4 lần so với ở Bulgaria.
Theo khảo sát Eurobarometer 2023 do Cơ quan Quản lý Bảo hiểm và Chế độ Hưu trí theo việc làm châu Âu thực hiện, chỉ 42% số người tiêu dùng EU tự tin rằng họ có đủ tiền để sống thoải mái khi nghỉ hưu.

Mức độ tự tin cũng khác biệt lớn giữa các nước, với Luxembourg là 61%, Hà Lan (59%) và Đan Mạch (58%), những nước có tỷ lệ cao nhất. Những nước có tỷ lệ này thấp nhất là Latvia với 23%, Slovenia với 27%, và Ba Lan với 28%.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng

Cuộc chiến Ukraine dường như đã mở ra một chu trình chiến lược mới làm thay đổi các xu hướng trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là với châu Âu.

Những bài học đầu tiên mà các nhà phân tích quân sự rút ra từ cuộc xung đột cho thấy các lực lượng vũ trang của châu Âu cần phải thích ứng với những yêu cầu mới, trong đó bổ sung nhiệm vụ triển khai các lực lượng tác chiến ở bên ngoài khu vực.

Yếu tố thực tại

Quy mô của quân đội các nước châu Âu vốn đã được điều chỉnh cho phù hợp với áp lực ngân sách từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc, nay lại có xu hướng tăng ở nhiều quốc gia châu Âu. Trên phương diện kinh tế, các nước châu Âu đều phải đối mặt với nhu cầu bổ sung ngân sách.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 1
Chiến cơ F-22 Raptor do Mỹ sản xuất đang phục vụ trong hàng ngũ NATO.

Một thông số thường được sử dụng để đo mức độ phát triển của nhu cầu này là ngân sách cấp cho quốc phòng và các thành phần của nó. Các thách thức về chiến lược sẽ quy định nhu cầu về quốc phòng, điều này được xác định bởi mức độ tham gia vào các cuộc xung đột, các hoạt động gìn giữ hòa bình, sự phụ thuộc vào các liên minh hay sự tồn tại của một địch thủ dẫn đến một hình thức chạy đua vũ trang. Các thách thức đối với nền kinh tế bao gồm mức độ nhạy cảm với thực trạng kinh tế (đo bởi mức tăng trưởng kinh tế) và các áp lực liên quan đến các đánh giá của giới chính trị gia khi xem xét ưu tiên các nhu cầu khác hơn. Có 2 lựa chọn có thể xảy ra khi tình hình kinh tế không thuận lợi hạn chế việc chi tiền cho các nhu cầu mới do môi trường quốc tế tạo ra và khiến các nhà nước phải có những lựa chọn ngân sách tiềm ẩn nhiều đớn đau - kiểu như buộc phải lựa chọn "súng lục hay bánh mì".

Xét trên khía cạnh lịch sử, trong trường hợp của Liên minh châu Âu (EU), quốc phòng hiếm khi được xem là một lĩnh vực ưu tiên và nó thường xuyên gặp khó khăn trong vấn đề ngân sách so với các lĩnh vực khác, vì nhiều nguyên do khác nhau, từ chế độ chính trị cho đến các nguyên tắc tài chính hiện hữu.

Trên quan điểm ngân sách, sự kiện Chiến tranh lạnh kết thúc tạo nên một sự thay đổi lớn. Nếu như trong giai đoạn từ sau khi kết thúc Thế chiến II đến năm 1991, các chi tiêu quốc phòng luôn tăng thì kể từ năm 1992, xu hướng này trở nên không ổn định. Quá trình phân tích đối với từng khu vực khác nhau trên thế giới chỉ ra rằng mỗi khu vực đều có cách hành xử khác biệt so với các phần còn lại của thế giới.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) - cơ quan có tiếng nói trong giới học thuật - thì dù không chắc chắn với số liệu chi tiêu của Liên Xô (cũ) nhưng về tổng thể, chi tiêu quốc phòng của toàn thế giới vào năm 2022 là 2.182 tỷ USD, cao hơn 33% so với năm 1988 (1.602 tỷ USD), đỉnh điểm của thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Nỗ lực quốc phòng, thể hiện qua mối tương quan giữa chi tiêu quốc phòng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hiện đang theo một lộ trình đi ngược lại động năng này. Mặc dù nhìn chung nỗ lực quốc phòng giảm, nhưng nó tăng trung bình 4,06% trong giai đoạn 1960 - 1991 và tăng 2,33% từ năm 1992. Trong giai đoạn 5 năm gần đây, mức độ chi tiêu quốc phòng chưa bao giờ tăng cao như vậy, nhưng ngược lại, trong cùng thời gian này, nỗ lực quốc phòng lại thấp chưa từng thấy.

Câu chuyện đặc thù

Xét trong bối cảnh toàn cầu, châu Âu theo đuổi một động năng không điển hình vì các tác nhân chủ chốt của châu lục này khác biệt với các khu vực khác trên thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chi tiêu của châu Âu tăng theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, từ năm 1992, tính chất chu kỳ này bị tác động nhiều hơn bởi các ràng buộc về kinh tế và ngân sách.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 2
Các lực lượng vũ trang châu Âu đang đứng trước đòi hỏi thích ứng với yêu cầu mới.

Sự phục hồi kinh tế vào đầu những năm 2000 đã cho phép các nước châu Âu tăng cường nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ sau 10 năm kìm hãm. Động lực tăng ngân sách đột ngột chững lại với cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến các khoản nợ dưới chuẩn: nợ công của các nước châu Âu khiến họ phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng dẫn đến việc lĩnh vực quốc phòng phải gánh chịu những hậu quả lớn. Trong 5 năm, từ 2009 đến 2014, chi tiêu quốc phòng của EU đã giảm gần 12%, tổng thiệt hại tương đương với chi tiêu của cả Italy trong năm 2014.

Từ năm 2014, ngân sách của các nước châu Âu tăng trở lại, tăng chậm trong khoảng 2014 - 2017 và tăng mạnh trong khoảng 2018 - 2022. Có thể đưa ra 2 lời giải thích đối với hiện tượng này. Thứ nhất, mang tính chiến lược, việc Nga lấy lại bán đảo Crimea đã tác động vào nhận thức của nhiều nước, đặc biệt là các nước Trung và Tây Âu. Thứ 2 là liên quan đến chính sách tiền tệ hỗ trợ do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện, cho phép các nước châu Âu trong khu vực đồng euro được hưởng lợi từ các điều kiện tài chính tốt hơn đối với nợ công của họ bằng cách nới lỏng ràng buộc ngân sách. Do đó, mức chi tiêu của châu Âu năm 2022 cao hơn 35% so với năm 2014.

So sánh với các khu vực khác, các nước châu Âu thể hiện sự nhạy cảm hơn đối với các ràng buộc về kinh tế. Đặc điểm cơ bản này là một trong những đặc trưng rõ nét của khu vực này. Chi phí của khu vực châu Mỹ, trong đó Mỹ chiếm 90%, chủ yếu do dính líu vào các cuộc xung đột. Chi tiêu của Mỹ tăng mạnh mỗi khi họ thực hiện các cam kết quân sự của mình, đồng thời cũng giảm nhanh sau mỗi lần rút quân hoặc vì các lý do kinh tế.

Mất cân đối

Tính chất chu kỳ trong chi tiêu của các nước châu Âu được giải thích bởi các nguyên tắc nền tảng khác biệt với phần còn lại của thế giới. Sự kết hợp của sự kiện Crimea và mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia, với việc nới lỏng ràng buộc ngân sách của ECB, mang đến một cơ hội cho lĩnh vực quốc phòng: trong bối cảnh ngân sách thuận lợi, khi quy mô của các mối đe dọa tăng thì nhu cầu cũng ngày càng tăng.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 3
Trụ sở của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ở Solna, Thụy Điển.

Năm 2014, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ở Newport, xứ Wales, các quốc gia NATO đã cam kết đẩy mạnh nỗ lực phòng thủ để đạt chỉ tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024 (với những nước chưa đạt mức chỉ tiêu này). Tỷ lệ này được NATO đưa ra để các thành viên cùng nhau chia sẻ một cách công bằng gánh nặng về an ninh. Tiêu chí này còn được bổ sung bởi một tiêu chí khác yêu cầu các đồng minh phải chi ít nhất 20% ngân sách quốc phòng cho trang thiết bị.

Các số liệu của NATO chỉ ra rằng trong giai đoạn 2014 - 2022, trung bình các quốc gia NATO đã tăng nỗ lực quốc phòng từ 1,37% lên 1,78%. Cùng trong giai đoạn này, ngân sách dành cho trang thiết bị cũng có xu hướng tăng nhanh, từ 12,92% lên 27,14%. Do chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu nên các quốc gia thành viên NATO đều đã có những nỗ lực ngân sách đáng kể. Ví dụ, Litva đã tăng nỗ lực quốc phòng từ 0,9% vào năm 2014 lên gần 2,4% vào năm 2022 và ngân sách dành cho trang thiết bị đã tăng từ 14,1% lên 30,5%, do đó hiện nay quốc gia này đã đáp ứng được cả 2 tiêu chí.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nỗ lực ngân sách được ghi nhận từ năm 2014 là không đồng đều ở châu Âu. Tính trung bình, 27 quốc gia thành viên EU tăng 35% nhưng có sự chênh lệch khổng lồ giữa Litva (tăng 277%) và Ireland (tăng 10%). Pháp (tăng 13%) cùng xếp phía cuối danh sách (tăng dưới 15%) với Áo, Ireland và Anh. Ở chiều ngược lại, có 6 quốc gia tăng gấp đôi (thậm chí hơn) ngân sách quốc phòng là Slovakia, Romania, Luxembourg, Hungary, Latvia và Litva. Cùng trong thời gian này, ngân sách của Nga tương đối ổn định (tăng 7%) với lý do chủ yếu là giá khí đốt giảm trong giai đoạn 2014 - 2021.

Một sự giải thích hợp lý là ở khoảng cách của các quốc gia với mối đe dọa từ Nga. Những quốc gia có ngân sách quốc phòng tăng mạnh nhất là những nước ở gần nước Nga. Tất nhiên, sự giải thích này không thể hiện được đầy đủ những biến chuyển trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng. Ví dụ như Ba Lan, nước này có cùng mức độ tăng trưởng ngân sách quốc phòng như Malta (khoảng 70%) trong khi nước này có đường biên giới chung với Nga và khoảng cách từ thủ đô của Ba Lan đến Moscow chưa bằng một nửa khoảng cách từ Moscow đến thủ đô của Malta. Các yếu tố chính trị, nhất là bầu cử, đóng vai trò chính trong việc giải thích những diễn biến gần đây.

Một số quốc gia, nhất là các nước Baltic hay Ba Lan, luôn coi mối đe dọa từ Nga là một ưu tiên hiển nhiên, trong khi Pháp và Anh dành ưu tiên nhiều hơn cho cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia. Hơn nữa, vị thế của 2 quốc gia này vào thời điểm năm 2014 tốt hơn nhiều so với phần lớn các quốc gia châu Âu khác. Để minh chứng, trong NATO, Pháp và Anh đã vượt qua chỉ tiêu trung bình về chi tiêu quốc phòng và chi tiêu cho trang thiết bị trong cả năm 2014 và 2022. Nước Đức dù đã có những nỗ lực tiệm cận với mức trung bình của châu Âu trong giai đoạn 2014 - 2022 nhưng hiện vẫn nằm ở phần dưới của các bảng thống kê. Cuối cùng, mặc dù các nước châu Âu đều đã tăng ngân sách quốc phòng, nhưng việc chia sẻ gánh nặng trong NATO vẫn còn mất cân bằng: cách hành xử theo kiểu "hành khách trốn vé" vẫn tồn tại và an ninh chung chủ yếu do một số nước lớn đảm trách như Mỹ, hay ở mức độ ít hơn là Anh và Pháp.

"Cú sốc điện"

Cuộc chiến ở Ukraine dường như là một cú sốc điện: Các nước châu Âu nhận ra hàng loạt những thiếu sót năng lực của mình, đặc biệt trong việc tập hợp lực lượng lớn để đối phó với một cuộc chiến tranh cường độ cao. Rất nhanh sau khi cuộc chiến bắt đầu, nhiều quốc gia đã thể hiện quyết tâm tăng mạnh chi tiêu quốc phòng như Ba Lan, Anh hay các nước Baltic. Những tuyên bố này được đi kèm với các đơn đặt hàng lớn về thiết bị và đạn dược, thường là từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu (Đức mua máy bay quân sự của Mỹ, Ba Lan lựa chọn xe bọc thép của Hàn Quốc). Nhìn chung, lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, châu Âu trở thành khu vực tăng ngân sách quốc phòng nhiều nhất thế giới.

Tuy nhiên, phát triển các lực lượng vũ trang sẽ đòi hỏi những nỗ lực ngân sách có tính lâu dài. Và có ít nhất 3 yếu tố tiềm ẩn nguy cơ hạn chế khả năng phục hồi của lĩnh vực quốc phòng trong ngắn hạn và trung hạn. Đó là lạm phát, vốn đang trong mức cao ở châu Âu; tình hình kinh tế chung suy giảm - do những bất ổn quốc tế như lệnh trừng phạt Nga, phục hồi kinh tế hậu COVID-19 ở Trung Quốc hay là cả chính sách bảo hộ của đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ; và cuối cùng là tình trạng nợ công tràn lan tại các quốc gia châu Âu. Vừa giải quyết các vấn đề nội tại, vừa đảm bảo bài toán tăng ngân sách quốc phòng đáp ứng yêu cầu chung là một trong những thách thức không dễ đi tìm lời giải của nhiều quốc gia châu Âu hiện nay

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông BidenTổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden
19:17:02 08/02/2025
Liên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyếnLiên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyến
22:09:03 08/02/2025
Lở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhấtLở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhất
22:02:04 08/02/2025
Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?
12:50:26 08/02/2025
Tổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tớiTổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tới
21:58:21 08/02/2025
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngàyHai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày
13:48:20 08/02/2025
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn DonbassNga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
16:07:10 09/02/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nướcTổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước
17:01:59 08/02/2025

Tin đang nóng

Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợChồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
14:34:57 09/02/2025
Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?
14:47:24 09/02/2025
Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?
17:36:02 09/02/2025
Từ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXHTừ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXH
15:35:52 09/02/2025
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manhSao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh
14:40:16 09/02/2025
HOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà VinhHOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà Vinh
16:02:56 09/02/2025
Nữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn NhấtNữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất
17:44:10 09/02/2025
Một vận động viên tử vong và 2 người bị thương tại giải đua thuyền ở tỉnh Quảng NamMột vận động viên tử vong và 2 người bị thương tại giải đua thuyền ở tỉnh Quảng Nam
15:11:54 09/02/2025

Tin mới nhất

Tỷ phú Musk không quan tâm đến việc mua lại TikTok

Tỷ phú Musk không quan tâm đến việc mua lại TikTok

20:14:19 09/02/2025
Tổng thống Trump tiết lộ rằng ông đang đàm phán với nhiều bên liên quan đến việc mua lại TikTok và có thể sẽ đưa ra quyết định về tương lai của ứng dụng này trong tháng này. Hiện tại, TikTok có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Năm lao động Thái Lan bị bắt làm con tin ở Gaza về nước

Năm lao động Thái Lan bị bắt làm con tin ở Gaza về nước

20:06:25 09/02/2025
Trong khi đó, ông Somboon Saethao, bố của một công nhân có tên Bannawat đến từ tỉnh Nan, miền Bắc Thái Lan, cũng phấn khởi cho biết gia đình ông sẽ chào đón con trai trở về nhà bằng một nghi lễ truyền thống của quê hương.
Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có

Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có

19:54:45 09/02/2025
Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Dan Conant, Giám đốc điều hành của Solar Holler tại Tây Virginia cho biết, công ty đã phải dừng 30-40 dự án thương mại trị giá khoảng 25 triệu USD do 6,2 triệu USD tiền tài trợ của liên bang bị đóng bă...
Căng thẳng tại Trung Đông: Israel đàm phán về giai đoạn 2 của thỏa thuận ngừng bắn với Hamas

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel đàm phán về giai đoạn 2 của thỏa thuận ngừng bắn với Hamas

19:46:56 09/02/2025
Trước đó cùng ngày 8/2, Israel đã phóng thích 183 tù nhân Palestine trong lần trao đổi tù nhân thứ 5 thuộc giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn. Đổi lại, Hamas trả tự do cho 3 con tin người Israel.
Thiếu năng lượng trầm trọng, Iran tiêu hủy hàng chục nghìn 'máy đào' tiền kỹ thuật số

Thiếu năng lượng trầm trọng, Iran tiêu hủy hàng chục nghìn 'máy đào' tiền kỹ thuật số

19:42:33 09/02/2025
Chính phủ Iran sẽ tiếp tục cấp phần thưởng bằng tiền mặt cho bất kỳ thông tin nào dẫn đến việc phát hiện ra các máy khai thác tiền kỹ thuật số bất hợp pháp ở nước này.
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm

Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm

19:34:13 09/02/2025
Mặc dù các chuyên gia đánh giá, thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine phòng cúm là vào mùa Thu, nhưng vẫn chưa quá muộn. Vaccine vẫn có thể bảo vệ chống lại nguy cơ tiến triển nặng do cúm.
Thẩm phán Mỹ cấm tỷ phú E.Musk truy cập dữ liệu của Bộ Tài chính

Thẩm phán Mỹ cấm tỷ phú E.Musk truy cập dữ liệu của Bộ Tài chính

19:28:55 09/02/2025
Lệnh hạn chế tạm thời, vẫn có hiệu lực cho đến phiên điều trần ngày 14/2, cũng yêu cầu bất kỳ ai truy cập dữ liệu của Bộ Tài chính kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức ngày 20/1 vừa qua phải lập tức hủy mọi bản sao tài liệu đã tả...
Chìm tàu 139 tấn ngoài khơi Hàn Quốc, 3 người thiệt mạng - Có công dân Việt Nam mất tích

Chìm tàu 139 tấn ngoài khơi Hàn Quốc, 3 người thiệt mạng - Có công dân Việt Nam mất tích

19:27:26 09/02/2025
cùng ngày theo giờ địa phương tại vùng biển cách đảo Habaek khoảng 17km về phía Đông và cách thủ đô Seoul khoảng 316m về phía Nam.
Nga: Mỹ chưa sẵn sàng đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân

Nga: Mỹ chưa sẵn sàng đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân

19:05:17 09/02/2025
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các cuộc đàm phán cần tính đến tiềm năng vũ khí hạt nhân của các đồng minh Mỹ như Anh và Pháp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình giải trừ.
Các nhà lãnh đạo châu Phi kêu gọi 'ngừng bắn ngay lập tức' ở miền Đông CHDC Congo

Các nhà lãnh đạo châu Phi kêu gọi 'ngừng bắn ngay lập tức' ở miền Đông CHDC Congo

18:57:33 09/02/2025
Thông cáo nhắc lại yêu cầu rút lực lượng vũ trang nước ngoài không được mời khỏi lãnh thổ CHDC Congo, trong khi các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Hàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãi

Hàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãi

18:54:44 09/02/2025
Cặp vợ chồng này có 3 đứa con khác và những đứa trẻ này đã được đưa đến cho ông bà chăm sóc. Các điều tra viên không phát hiện các dấu hiệu ngược đãi đối với những đứa trẻ còn lại.
Hàng loạt nước Arab phản đối đề xuất lập Nhà nước Palestine ở Saudi Arabia của Thủ tướng Israel

Hàng loạt nước Arab phản đối đề xuất lập Nhà nước Palestine ở Saudi Arabia của Thủ tướng Israel

18:42:00 09/02/2025
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Palestine gọi đề xuất của ông Netanyahu là "phân biệt chủng tộc, chống lại hòa bình" và "xâm phạm chủ quyền và sự ổn định của Saudi Arabia".

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 09/02: Cự Giải phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 09/02: Cự Giải phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

20:32:52 09/02/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 09/02 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy tự tin hành động, Bọ Cạp cần nhanh chóng nắm bắt các cơ hội.
Khởi tố vụ dàn cảnh cướp trước cổng chùa ở An Giang

Khởi tố vụ dàn cảnh cướp trước cổng chùa ở An Giang

Pháp luật

20:32:21 09/02/2025
Theo Đại tá Bùi Tấn Ân - Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang - nhóm dàn cảnh cướp trước cổng chùa Kim Tiên thuộc tỉnh này có 10 đối tượng, không phải con số 50 đối tượng như thông tin trước đó.
Pha nghỉ hưu chóng vánh nhất lịch sử Kpop: Mới debut được 12 ngày, vừa nhận cúp là giải nghệ luôn

Pha nghỉ hưu chóng vánh nhất lịch sử Kpop: Mới debut được 12 ngày, vừa nhận cúp là giải nghệ luôn

Nhạc quốc tế

20:31:46 09/02/2025
Ngày 7/2 vừa qua, chiếc cúp show âm nhạc Music Bank đã chính thức gọi tên Eunhyuk (Super Junior) và ca khúc Up N Down, đánh bại 6 cô gái IVE.
Tử vi tuổi Mùi năm 2025: Công việc làm ăn không thuận lợi

Tử vi tuổi Mùi năm 2025: Công việc làm ăn không thuận lợi

Trắc nghiệm

20:26:11 09/02/2025
Tử vi năm 2025 dự đoán, năm nay tuổi Mùi không có sự phát triển vượt bậc, tài lộc vẫn chưa thấy rõ ràng và cần phải quản lý chi tiêu cẩn thận.
Á hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trị

Á hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trị

Sao châu á

20:08:03 09/02/2025
Sáng 9/2, tờ iMBC đưa tin, nữ diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Sung Hyun Ah vừa chia sẻ lên trang Instagram cá nhân chuyện cô bị chẩn đoán sai tại bệnh viện cách đây không lâu.
Không nhận ra con gái Công Vinh - Thuỷ Tiên, tính cách thật lộ rõ qua 1 việc làm

Không nhận ra con gái Công Vinh - Thuỷ Tiên, tính cách thật lộ rõ qua 1 việc làm

Sao việt

20:05:15 09/02/2025
Có thể thấy, ái nữ của Thuỷ Tiên nay đã cao lớn vượt bậc, bé sở hữu vóc dáng mảnh mai và đôi chân dài khiến ai cũng phải trầm trồ.
Sốc: Ngôi sao Vinicius từ chối Real Madrid, nhận lời mời 1 tỷ euro từ Saudi Arabia

Sốc: Ngôi sao Vinicius từ chối Real Madrid, nhận lời mời 1 tỷ euro từ Saudi Arabia

Sao thể thao

19:10:57 09/02/2025
Các đội bóng Saudi Pro League đã đưa ra lời đề nghị trị giá 830 triệu bảng Anh (1 tỉ euro) cho tiền đạo ngôi sao Vinicius của Real Madrid, trong bối cảnh chân sút Brazil từ chối một thỏa thuận mới ở đội bóng lớn Tây Ban Nha.
Chính phủ Anh yêu cầu Apple cấp quyền truy cập dữ liệu iCloud

Chính phủ Anh yêu cầu Apple cấp quyền truy cập dữ liệu iCloud

18:39:24 09/02/2025
IPA 2016 phạm vi quyền hạn vượt ra ngoài lãnh thổ Anh, nghĩa là cơ quan thực thi pháp luật của "Xứ sở sương mù" có thể truy cập dữ liệu được mã hóa của khách hàng Apple ở mọi nơi trên thế giới, kể cả là tại Mỹ.
Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!

Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!

Sao âu mỹ

18:35:32 09/02/2025
Sau khi thông báo ly thân vào cuối năm 2024, Chiara Ferragni đã lên tiếng bóc trần sự thật đắng lòng sau cuộc hôn nhân hào nhoáng.
Clip: Em bé bất ngờ lên cơn co giật do nhiễm cúm A, cách giải quyết của bác sĩ khiến nhiều phụ huynh lập tức lấy giấy bút ghi lại

Clip: Em bé bất ngờ lên cơn co giật do nhiễm cúm A, cách giải quyết của bác sĩ khiến nhiều phụ huynh lập tức lấy giấy bút ghi lại

Netizen

18:35:17 09/02/2025
Mới đây, bác sĩ tại một phòng khám đã chia sẻ trường hợp một bệnh nhi sốt cao co giật do nhiễm cúm A khiến nhiều người, đặc biệt các bậc phụ huynh không khỏi lo ngại.
Xác minh clip cảnh sát giao thông gắt gỏng, chửi thề với cô gái ở TPHCM

Xác minh clip cảnh sát giao thông gắt gỏng, chửi thề với cô gái ở TPHCM

Tin nổi bật

17:33:41 09/02/2025
Một clip đang được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát giao thông (CSGT) ở TPHCM có hành vi gắt gỏng, chửi một cô gái khá nặng lời.