Mức huyết áp bao nhiêu là tốt nhất?
Người bệnh tăng huyết áp nên giữ huyết áp ổn định ở mức bao nhiêu là tốt nhất? Cần xử trí thế nào khi gặp cơn tăng huyết áp đột ngột?
Hỏi: Tôi bị tăng huyết áp, hàng ngày tôi nên đo huyết áp khi nào và chỉ số huyết áp bao nhiêu là ổn, tốt nhất?
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Huyền,khoa Nội tim mạch – Bệnh viện 19-8, theo khuyến cáo mới nhất của ESC 2024 (Hiệp hội Tim mạch Châu Âu) huyết áp nên duy trì theo đích huyết áp 120-129/70-79 mmHg cho hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp (người lớn).
Trong trường hợp người bệnh thường xuyên có cơn tăng huyết áp kịch phát (tức huyết áp 180/100 mmHg) hoặc có cơn tăng huyết áp về ban đêm (khoảng trũng huyết áp) thì dễ xuất hiện tình trạng đột quỵ.
Cần làm gì khi huyết áp tăng đột ngột?
Việc xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp đột ngột rất quan trọng. Người bệnh và người nhà cần biết cách xử trí đúng để không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trước hết, để bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi. Trong trường hợp bệnh nhân đang làm việc ngoài trời hoặc di chuyển ngoài đường thì cần nhanh chóng di chuyển vào nơi có bóng râm, thoáng mát và yên tĩnh. Tránh âm thanh hoặc ánh sáng quá mạnh và tránh để bệnh nhân bị kích động.
Lúc này có thể xem xét cởi bỏ bớt mũ, nón hoặc quần áo trên người bệnh nhân để người bệnh được thoải mái hơn. Sau 15 phút có thể tiến hành đo lại huyết áp.
Lúc này, nếu huyết áp tâm thu vẫn vượt 140 mmHg (nhưng thấp hơn 160 mmHg) thì có thể cho người bệnh nằm tại nhà để theo dõi thêm. Tuy nhiên cần lưu ý hạn chế cho người bệnh đi lại, chủ yếu nằm nghỉ ngơi. Người bệnh có thể tiếp tục dùng thuốc huyết áp theo đơn điều trị của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế ăn mặn, hút thuốc lá hoặc lo âu quá mức… để huyết áp có thể trở về ổn định. Nếu tình trạng huyết áp vẫn bất thường thì nên tái khám sớm hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị để có biện pháp điều chỉnh thuốc phù hợp.
Video đang HOT
Khi gặp cơn tăng huyết áp đột ngột, người bệnh và người nhà cần bình tĩnh xử trí, tránh tình trạng hoảng loạn khiến huyết áp tăng cao hơn.
Trong trường hợp huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mmHg thì cần dùng thuốc hạ áp có sẵn tại nhà (đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó). Loại thuốc này sẽ giúp khống chế huyết áp, có tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và thường bào chế dưới dạng viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi.
Lúc này người bệnh vẫn cần nghỉ ngơi nằm trên giường và thường xuyên đo lại huyết áp để kiểm tra. Nếu huyết áp vẫn còn cao hoặc ở nhà không có sẵn thuốc hạ áp thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất.
Trong bất kỳ trường hợp nào nếu người bệnh có biểu hiện tăng huyết áp đột ngột kèm theo các triệu chứng như: Đau ngực, khó thở, yếu liệt, nhìn mờ, chảy máu, mê man… thì ngay lập tức cần gọi cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi gặp cơn tăng huyết áp người bệnh cần được nghỉ ngơi để huyếp áp ổn định trở lại.
Sai lầm khi xử trí cơn tăng huyết áp
Khi người bệnh gặp cơn tăng huyết áp đột ngột, việc xử trí sai lầm có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm. Một trong những sai lầm thường gặp nhất là người nhà và người bệnh hoảng hốt, mất bình tĩnh. Khi hoảng hốt sẽ khiến huyết áp bị tăng lên.
Ngoài ra, lúc người bệnh gặp cơn tăng huyết áp, người nhà thường vây kín xung quanh thậm chí có thể bấm huyệt, trích máu đầu ngón tay ngón chân hoặc ở rái tai… Đây tuyệt đối là những điều không nên làm vì có thể khiến thời gian cấp cứu của bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, những hành động trên cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy máu kéo dài, mất máu khó cầm… nhất là ở những bệnh nhân có sử dụng thuốc chống đông hoặc mắc rối loạn đông máu.
Người đàn ông 41 tuổi tử vong sau chầu nhậu
Nam bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn. Mặc dù đã được các bác sĩ cứu chữa nhưng người đàn ông tử vong do ngộ độc Methanol quá nặng.
Ngày 6/12, Khoa chống độc (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An) cho biết, khoa vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân ngộ độc methanol.
Cụ thể, theo Sức khỏe & Đời sống, ngày 28/11, bệnh nhân Đ.T.T. (41 tuổi, trú Tp.Vinh) vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn ngoại viện.
Tại đây, các bác sĩ đã xử trí cấp cứu và có lại mạch rồi chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cấp cứu thở máy, lọc máu nhưng bệnh nhân tử vong trong ngày.
Cùng ngày, bệnh nhân L.X.Đ. (48 tuổi, trú Tp.Vinh, cùng uống rượu với bệnh nhân Đ.T.T.) nhập viện với triệu chứng đau đầu, nhìn mờ, mệt mỏi.
Qua xét nghiệm methanol trong máu kết quả 63,85 mg/100ml. Các bác sĩ Khoa chống độc đã tiến hành lọc máu IHD 1 lần. Đến ngày 1/12, bệnh nhân tỉnh, nhìn mờ, xin ra viện.
Các bác sĩ Khoa chống độc (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An) điều trị cho bệnh nhân.Ảnh: Sức khỏe & Đời sống
Bác sĩ Nguyễn Trọng Toàn, Khoa chống độc cho biết, ngộ độc methanol rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là các trường hợp đến muộn. Trong trường hợp nhập viện quá trễ, bệnh nhân có thể tử vong vì suy đa cơ quan và toan chuyển hóa nặng.
Bác sĩ Toàn nhấn mạnh, loại rượu nào cũng có hại đối với sức khỏe, ngay cả những loại rượu đạt chất lượng sản xuất theo quy định. Trong trường hợp ngộ độc methanol nếu không được nhập viện, điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong ở mức rất cao, một số trường hợp may mắn được cứu sống có thể đối mặt với di chứng thần kinh, thị giác.
Với trường hợp ngộ độc rượu methanol nặng như trên, ngoài thở máy, bệnh nhân phải lọc máu kèm với các biện pháp bổ sung khác.
Theo báo Đầu tư, phân biệt rượu ethanol (rượu thông thường) và methanol rất khó. Cồn methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn.
Khi mới uống, bệnh nhân cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, khoảng 1-2 ngày sau khi uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều a xít formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết các trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch.
Khuyến cáo về hậu quả của lạm dụng rượu, Ths. Lê Thị Phương Thảo, Phòng điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) khuyên người dân không nên uống rượu quá 5 ngày/tuần. Đối với nam không nên uống quá 1 - 1,5 lon bia/ngày; không quá 2 ly rượu vang/ngày, 2 ly rượu (40 độ)/ngày.
Còn theo TS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), người dân hãy lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được đăng ký của các công ty, bảo đảm từ khâu sản xuất, phân phối. Việc mua bán có mã hàng, có hóa đơn, truy xuất được nơi sản xuất, người phân phối.
Trong dịp cuối năm, uống rượu bia ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống, uống từ từ, kết hợp với sử dụng đồ ăn, xen kẽ với nước lọc.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, người thân cần chú ý theo dõi người say rượu. Nếu người say vẫn nhận biết được thì nên cho ăn uống thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn, sữa, nước hoa quả có đường, nước canh, cháo loãng... để có năng lượng, nếu không dễ bị hạ đường huyết. Đồng thời, gia đình cần chú ý quan sát những dấu hiệu nặng ở người thân để đưa đi cấp cứu kịp thời.
Chẳng hạn, nếu uống phải rượu methanol, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng nhức đầu, lơ mơ, mất tri giác, mất thị lực, hôn mê. Các triệu chứng trên thường không xảy ra ngay trong cuộc nhậu, hầu hết bệnh nhân đều rơi vào tình trạng nguy kịch sau 1 ngày. Nếu không được nhập viện, điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong ở mức rất cao, trường hợp được cứu sống có thể đối mặt với di chứng thần kinh, thị giác.
Có những ca nặng, dù được cứu sống nhưng việc điều trị rất khó khăn. Ngoài thở máy, bệnh nhân phải lọc máu liên tục kèm với các giải pháp lọc độc chất, chi phí điều trị có thể tốn hàng trăm triệu đồng.
Một tài xế đường dài đột quỵ giữa đường Đang lái xe tải đường dài, một tài xế đột ngột méo miệng, nói đớ, được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người. Chiều 13-11, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP HCM cho hay vừa tiếp nhận cứu chữa nam bệnh nhân B.M.H (30 tuổi, ở Cần Thơ) bị đột quỵ trong lúc lái xe. Anh H....