Mức học phí bình quân của trường đại học là 13 triệu đồng
Đó là con số vừa được đưa ra tại hội nghị về tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học.
Tại hội thảo “Tự chủ đại học – cơ hội và thách thức” do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức ngày 30/9, TS Nguyễn Trường Giang, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đánh giá nghị quyết số 77 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với 12 cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 đã có những thành công bước đầu khi thực hiện.
Theo TS Giang, mức học phí nhà nước quy định chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động cần thiết của cơ sở đại học công lập. Mặt khác, cơ chế học phí và phân bổ ngân sách Nhà nước làm giảm khả năng huy động các nguồn lực từ xã hội cho phát triển giáo dục đại học, phân tán và bình quân hóa việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng người học có mức thu nhập cao, thấp khác nhau.
Do vậy, TS Giang cho rằng, việc đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao quyền tự chủ của các cơ sở đại học công lập gắn với với tự chủ tài chính theo nghị định 77 của Chính phủ sẽ tăng nguồn tài chính, bù đắp đủ chi phí đào tạo, giảm bao cấp từ ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Thủ tướng, các trường đã ban hành quyết định mức học phí cụ thể đối với từng ngành, nghề, đảm bảo chương trình đào tạo theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo, đảm bảo mức học phí bình quân (của chương trình đại trà) tối đa bằng mức trần học phí đã được chính phủ phê duyệt.
Theo đó, mức học phí bình quân của các trường trong năm 2015 là 13 triệu đồng/sinh viên. Trong đó, mức học phí cao nhất là ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM với 14,5 triệu đồng/tháng và mức thu học phí thấp nhất là ĐH Hà Nội: 7,8 triệu đồng/tháng.
Ảnh minh họa: Tiền Phong.
TS Nguyễn Trường Giang cho rằng cần lưu ý việc cho phép các trường được tự quyết định mức thu học phí không có nghĩa các trường có thể tùy tiện tăng học phí không có giới hạn.
Video đang HOT
“Việc tăng học phí phải gắn liền bù đắp chi phí đào tạo hợp lý, tăng chất lượng đào tạo và phải công khai, minh bạch cơ chế thu, sử dụng học phí. Chấp nhận cạnh tranh lành mạnh giữa các trường theo hướng nâng cao chất lượng với mức học phí hợp lý”, TS Giang cho biết thêm.
2015 là năm đầu tiên các trường thực hiện phương án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Trong đó, sinh viên khóa mới được áp dụng mức học phí tính đủ chi phí đào tạo cao gấp khoảng 2 lần so với mức học phí của các cơ sở đại học chưa thực hiện đề án thí điểm.
Đây là áp lực rất lớn đối với các trường trước thời điểm tuyển sinh, mức học phí cao so với mặt bằng sẽ không thu hút đủ sinh viên cần thiết nhập học. Tuy vậy, thực tế cho thấy trong năm 2015, các trường đã thực hiện tuyển sinh đủ chỉ tiêu được Bộ GD&ĐT thông báo. Điểm xét tuyển đầu vào các trường này vẫn thuộc nhóm cao.
“Điều này cho thấy việc tính đủ chi phí đào tạo trong học phí, nâng cao mức học phí so với hiện hành không phải nhân tố quyết định đến sự lựa chọn của người học mà chất lượng giáo dục đào tạo mới giữ vai trò quyết định”, TS Giang nhận định.
Theo Đỗ Hợp / Tiền Phong
Du học sinh kể chuyện vỡ nợ trên đất Mỹ
Đề cập thực trạng student loan (vay nợ sinh viên), một số du học sinh Việt Nam tại Mỹ cho biết, không ít người ra trường đi làm cả chục năm vẫn chưa trả hết nợ thời đại học.
Con chữ đắt đỏ ở quốc gia giàu nhất thế giới
Năm 2005, trong bài phát biểu nổi tiếng của mình tại Đại học Stanford (Mỹ), Steve Jobs - tượng đài công nghệ của thế giới - nói, mức học phí đắt đỏ là một trong những nguyên nhân chính khiến ông phải bỏ đại học năm 1973. Từ thời sinh viên của Steve đến nay, mức học phí đại học ở Mỹ tăng không ngừng, trở thành nỗi ám ảnh của sinh viên nghèo tại Mỹ.
Học bổng toàn phần giúp cho một số ít sinh viên không phải rơi vào vòng xoáy nợ đại học.
Theo Châu Thanh Vũ - nghiên cứu sinh ngành kinh tế tại Đại học Harvard, trung bình một sinh viên Mỹ sẽ tốt nghiệp với khoản nợ từ 50.000 đến 100.000 USD. Có những trường công lập sinh viên ít phải vay nợ như Đại học Princeton (trường cũ của Vũ), trung bình mỗi sinh viên ra trường cũng còn nợ khoảng 5.000 USD.
Mallory Bayers - sinh viên ngành quản lý âm nhạc vừa tốt nghiệp trường Full Sail University của Mỹ, đã gánh khoản nợ lên đến 85.000 USD. Mức trả hàng tháng của cô từ 900 USD trở lên.
Bayers phải làm thêm cho một nhà hàng tại Austin, Texas, với mức lương không đủ để trả hóa đơn sinh hoạt hàng tháng. Cô đã phải xin giảm mức trả nợ hàng tháng từ 900 USD xuống còn 550 USD.
"Nếu tôi có giảm được xuống còn một nửa, đó vẫn là khoản nợ quá lớn" - Bayers nói - "Tôi sẽ phải mất đển gần nửa đời mình mới có thể trả được hết chỗ nợ này, để đổi lấy một cái bằng mà đến giờ tôi vẫn chưa thể dùng".
Theo thống kê mới nhất, trên 50% sinh viên Mỹ phải vay nợ chính phủ để theo đuổi giấc mơ đại học.
Vũ cho biết, số lượng học bổng ở các đại học cũng không giúp được nhiều cho sinh viên Mỹ. Thường chỉ các trường top đầu mới cấp học bổng cho những sinh viên xuất sắc.
Theo Bùi Minh Triết - nghiên cứu sinh tại Đại học Y khoa Harvard, mức vay nợ của sinh viên trường Y "kinh khủng" nhất trong các ngành học ở Mỹ. Tổng tiền học các năm của sinh viên học Y có thể lên tới nửa triệu USD. 95% sinh viên ngành này buộc phải vay nợ chính phủ mới đủ tiền theo học.
Học bổng của ngành này cũng rất hạn chế. "Có khi cả chục năm trường mới cấp một học bổng, thường chỉ dành cho những người được kỳ vọng thiên tài y học tương lai", Triết chia sẻ.
Vòng xoáy nợ nần
Phan Đức Huy - nghiên cứu sinh tại Học viện công nghệ Massachusetts cho biết, sinh viên ra trường ôm khoản nợ lớn không hiếm, có trường hợp ra trường 10 năm vẫn không trả hết nợ.
"Nếu sau khi tốt nghiệp bạn chỉ tìm được công việc với mức lương 3.000 USD/tháng thì việc 10 năm không trả hết nợ đại học là hoàn toàn dễ hiểu", Huy nói.
Mỹ được đánh giá là quốc gia có chất lượng đào tạo đại học hàng đầu thế giới, sinh viên ra trường hầu hết đều nắm vững chuyên môn ngành nghề của mình. Tuy nhiên việc bước vào thị trường lao động với cả một gánh nợ trên vai khiến nhiều người không khỏi chán nản.
"Student loan" - nỗi ám ảnh của sinh viên Mỹ.
Nhìn con số vay nợ khổng lồ, nhiều người vội nghĩ sinh viên Mỹ chi tiêu xa xỉ, thiếu tính toán. Tuy nhiên theo nhận định của Châu Thanh Vũ, cách chi tiêu của sinh viên Mỹ cũng tằn tiện như sinh viên các nước khác. Họ cũng đi làm thêm tối đa thời gian cho phép (20 giờ mỗi tuần) đề kiếm thêm thu nhập. "Học phí tăng cao cộng với chi phí mua sách vở, thuê nhà, là những nguyên nhân chính khiến sinh viên phải vay nợ".
Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ban hành chính sách giảm gánh nặng tài chính cho sinh viên. Theo đó, sinh viên ra trường chỉ phải trích ra 10% thu nhập mỗi tháng để trả nợ chính phủ, và sau 10 năm nếu số nợ vẫn không được trả hết, sinh viên sẽ được xóa nợ.
Theo Zing
Tăng học phí: Ra trường, sinh viên sẽ thành "con nợ" "Với mức tăng học phí như hiện nay, khi ra trường sinh viên sẽ gánh một khoản nợ khá lớn. Hơn nữa, 2 năm sau khi ra trường, nếu mức lương thấp, các em sẽ không đủ khả năng trả nợ", PGS.TS.Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam lo ngại. Từ ngày 1.12.2015, bình quân học phí ở các trường...