Mức giá dữ liệu di động của các quốc gia trên thế giới: Ấn Độ rẻ nhất chỉ với 2000 đồng/GB trong khi nơi đắt nhất lên đến 635.000 đồng/GB
Mức giá để sử dụng các gói dữ liệu di động của các quốc gia trên thế giới ít nhiều cũng có sự chênh lệch do khác biệt về mặt cơ sở hạ tầng và số lượng nhà mạng.
Ngày nay, điện thoại di động nói chung và smartphone nói riêng đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong đời sống của hàng tỉ người dân trên toàn thế giới. Ngay cả tại những thị trường nhỏ, mạng di động cũng đóng 1 vai trò quan trọng và đang không ngừng phát triển, mở rộng hơn nữa. Theo thống kê của Visual Capitalist, chỉ trong vòng 5 năm qua, đã có thêm 1 tỉ người có cơ hội tiếp xúc và sử dụng các dịch vụ dữ liệu di động để truy cập Internet ở bất kỳ đâu.
Mặc dù đều sở hữu tốc độ phát triển như vũ bão, nhưng mạng di động tại các khu vực, quốc gia khác nhau ít nhiều cũng có nhiều điểm khác nhau, đặc biệt là về phần chi phí dịch vụ. Mới đây, Cable.co.uk đã đưa ra 1 biểu đồ so sánh trực quan về mức giá dành cho 1GB dữ liệu di động tại 155 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế mới thấy, được phủ sóng là 1 chuyện, còn có thể truy cập được mạng hay không lại là chuyện khác. Bởi không phải ai cũng có thu nhập giống nhau, trong khi tại nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Phi, mức giá dành cho chỉ 1GB dữ liệu di động cũng đã khá “chát” rồi.
Chi phí cho dữ liệu di động tại các quốc gia khác nhau ít nhiều cũng có sự chênh lệch nhất định.
Để lý giải cho sự chênh lệch giá này, đội ngũ nghiên cứu đã đưa ra 5 yếu tố quan trọng nhất:
Cơ sở hạ tầng: Nghe thì có vẻ hơi ngược đời 1 chút về mặt ngữ nghĩa, nhưng đa số mạng di động hiện nay lại dựa vào kết nối cố định. Vì vậy, những quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt, ví dụ như Ấn Độ hay Italy, có thể cung cấp các gói dịch vụ với nhiều dữ liệu hơn cùng mức giá rẻ hơn. Trái lại, những khu vực không có cơ sở hạ tầng ổn định thì phải dựa vào những kết nối thay thế khác tốn kém hơn, ví dụ như kết nối vệ tinh.
Video đang HOT
Mức độ cạnh tranh giữa các nhà mạng: Khi dữ liệu di động trở thành công cụ truy cập Internet chính tại 1 khu vực, đương nhiên nhu cầu sử dụng tại đó sẽ rất cao. Điều này sẽ đẩy các nhà cung cấp mạng vào 1 cuộc cạnh tranh khốc liệt, khi mà giờ đây ai cũng cần phải dùng dữ liệu di động. Và bên cạnh tốc độ, thì mức giá càng rẻ càng tốt chính là 1 tiêu chí quan trọng mà họ sẽ cân nhắc lựa chọn.
Mức độ sử dụng dữ liệu di động quá thấp: Những quốc gia có cơ sở hạ tầng kém thường có xu hướng sử dụng ít dữ liệu hơn. Với các gói di động cung cấp giới hạn dữ liệu thấp hơn, mức chi phí trung bình dành cho mỗi GB lại cao hơn.
Thu nhập trung bình của người dùng: Với những quốc gia giàu có như Canada hay Đức thường có xu hướng tính giá dữ liệu di động cao hơn, nhưng vẫn rất phù hợp với túi tiền người dùng. Ngoài ra, 1 lý do khác là chi phí vận hành mạng di động tại những quốc gia này cũng khá đắt đỏ.
Top 5 quốc gia cho mức phí dữ liệu di động rẻ nhất.
Ngay cả trong nhóm những quốc gia có chi phí dữ liệu di động rẻ nhất cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Ví dụ như tại Ấn Độ, người dùng chỉ cần bỏ ra 0.09 USD (hơn 2000 đồng) là đã có ngay 1GB dữ liệu để sử dụng, và con số này là đã giảm 65% so với năm ngoái. 1 trong những lý do giúp người dân tại đây có thể sử dụng mạng di động “hạt dẻ” như vậy chính là do mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng, với sự xuất hiện của Reliance Jio.
Sau khi ra mắt vào năm 2016, Reliance Jio đã có 1 nước đi thông minh, cho phép khách hàng sử dụng thử miễn phí dịch vụ của mình trong 1 thời gian nhất định, và sau đó là tung ra gói cước chưa đến 1 USD/tháng. Điều này đã khiến các đối thủ khác buộc phải giảm giá dịch vụ khẩn cấp để duy trì sức cạnh tranh với họ. Tuy nhiên, vì những mức giá này thường không ổn định trong 1 thời gian dài nên có thể trong tương lai gần, các gói dịch vụ “rẻ như cho không” sẽ biến mất khỏi thị trường Ấn Độ.
Một trường hợp đáng chú ý khác là Kyrgyzstan, xếp thứ 3 trong danh sách này với chỉ 0.21 USD/GB (gần 5000 đồng), xếp trên cả Italy và Ukraine. Điểm bất ngờ nằm ở chỗ cơ sở hạ tầng tại Kyrgyzstan vẫn còn khá hạn chế, ít khu thành thị sầm uất mà chủ yếu là nông thôn. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng có thể do dữ liệu di động là nguồn cung cấp Internet chính tại quốc gia này nên mới có giá thấp như vậy, để phần lớn người dân đều được sử dụng thoải mái.
Dù không nằm trong Top 5 nhưng mức giá dịch vụ ở Việt Nam cũng khá dễ chịu, khoảng 0.57 USD/GB (hơn 13.000 đồng), đứng vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng chung.
Top 5 quốc gia cho mức phí dữ liệu di động đắt đỏ nhất.
Điểm đáng chú ý đầu tiên trong danh sách trên đây là có đến 4/5 quốc gia nằm ở khu vực Châu Phi Hạ Sahara (Sub-Saharan Africa – SSA). Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là việc thiếu hụt cơ sở vật chất, mạng di động còn nhiều hạn chế khiến họ không thể cung cấp quá nhiều lưu lượng cho người dùng. Nguyên nhân thứ 2 là việc có quá ít các nhà cung cấp mạng tại SSA. Tại những quốc gia có sức cạnh tranh cao hơn như Nigeria, mức giá dịch vụ rõ ràng là thấp hơn rất nhiều.
Câu hỏi đặt ra là liệu trong tương lai, mạng di động có thể phủ sóng rộng rãi trên toàn thế giới với mức phí không quá chênh lệch hay không? Hay là khoảng cách công nghệ giữa các quốc gia sẽ ngày 1 rộng hơn nữa? Hiện tại, các chuyên gia cho rằng mới chỉ có 7 quốc gia sẽ đầu tư, ứng dụng rộng rãi mạng 5G. Còn liệu công nghệ này có trở nên phổ biến hay không, thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất.
Loạt 'ông lớn' smartphone ngừng sản xuất tại Ấn Độ do Covid-19
Samsung đã đình chỉ sản xuất tại nhà máy Noida, trong khi hãng lắp ráp iPhone - Foxconn cũng ngừng hoạt động tại Ấn Độ cho đến ngày 14/4 tới.
Với việc Ấn Độ hiện đang bị phong tỏa 21 ngày để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra, các công ty smartphone đang hủy bỏ kế hoạch ra mắt sản phẩm mới và ngừng sản xuất cho đến khi đợt phong tỏa kết thúc.
Theo Economic Times, Samsung đã ngừng sản xuất tại các nhà máy Greater Noida. Trong khi đó, báo cáo của Bloomberg cho biết, các nhà sản xuất iPhone Foxconn và Wistron đã ngừng tất cả các hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở Ấn Độ.
Loạt "ông lớn" smartphone ngừng sản xuất tại Ấn Độ do Covid-19
Các hãng smartphone khác như OPPO, Vivo và Realme cũng đã đình chỉ các cơ sở sản xuất tại Ấn Độ cho đến khi có thông báo mới của chính phủ nước này.
Foxconn và Wistron sản xuất các mẫu iPhone cũ hơn ở Ấn Độ như iPhone XR, để iPhone bán ra thị trường nước này có mức giá phải chăng hơn. Việc tạm dừng sản xuất có thể sẽ ảnh hưởng đến Apple, khi Táo khuyết vẫn chỉ chiếm lỷ lệ rất nhỏ trên thị trường điện thoại thông minh tại nước này.
OPPO thì tuyên bố rằng, sự an toàn của các nhân viên của họ là ưu tiên hàng đầu. Để kiềm chế sự bùng phát của Covid-19, một loạt các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện. Hoạt động tại các nhà máy Greater Noida đã bị đình chỉ theo lệnh từ chính phủ Ấn Độ.
Nhiều khả năng các nhà máy này chỉ mở cửa trở lại sau ngày 14/4, thời điểm đợt phong tỏa tại Ấn Độ kết thúc.
Hải Phong
Việc Xiaomi vượt mặt Huawei là mình chứng cho thấy virus corona có thể thay đổi thị trường smartphone ra sao Không chỉ là một căn bệnh thông thường, virus corona còn đang làm thay đổi cả thói quen tiêu dùng cũng như thị trường thiết bị công nghệ. Theo dữ liệu của hãng phân tích Strategy Analytics, nhà cung cấp smartphone Trung Quốc Xiaomi đã vượt mặt đối thủ đồng hương Huawei để trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ ba thế...