“Mục đích chính của việc học không phải để kiếm tiền mà là để cống hiến”
“Dạy cho con biết rằng mục đích chính của việc học không phải là để kiếm tiền mà là để cống hiến”, một trong những 10 điều nhắn nhủ đến phụ huynh Việt của anh Huỳnh Chí Viễn, cựu du học sinh ở Mỹ gây “dậy sóng” mạng xã hội trong những ngày qua.
Theo đuổi lĩnh vực về giáo dục, anh Huỳnh Chí Viễn cho rằng, một đứa trẻ cũng như một hạt mầm, khi gieo vào mảnh đất màu mỡ và được vun tưới cẩn thận thì nó sẽ mọc nên một cái cây tươi tốt. Còn hạt mầm đó nếu gieo vào mảnh đất khô cằn bạc màu thì khó tránh khỏi cái cây mọc lên èo uột khô héo.
Tác giả Huỳnh Chí Viễn (ngoài cùng phía tay trái) – người nhắn nhủ 10 điều đến phụ huynh Việt trong dạy con được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội
Hơn bất kỳ ai, chính phụ huynh là người gieo những hạt mầm đó. Anh Viễn chia sẻ về 10 điều nhắn nhủ đến phụ huynh Việt Nam:
1. Đừng bắt con cái phải nghe lời mình dù đúng dù sai, cấm cãi vì cãi là hỗn láo, mất dạy mà hãy kiên nhẫn giải thích và chịu khó nghe nó cãi lý.
2. Tập cho con cái tự lập từ bé thay vì cung phụng mọi thứ cho nó để đến khi nó lớn lên vẫn phải sống không thể thiếu cha mẹ.
3. Tự mình tìm sách để về nhà dạy cho con học, trò chuyện với con thay vì giao hết việc dạy dỗ cho thầy cô và nhà trường để mình rảnh tay đi ăn nhậu đàn đúm.
4. Để cho con phát huy những sở trường của mình và nuôi dưỡng ước mơ của chúng thay vì biến chúng thành những con rô bốt “học sinh giỏi toàn diện”.
5. Dạy cho con biết rằng mục đích chính của việc học không phải là để kiếm tiền mà là để cống hiến.
6. Hãy dạy cho con mình hiểu rằng ngoài việc khư khư lo báo hiếu cho dòng họ nội ngoại và vinh thân phì gia, chúng còn có trách nhiệm đối với xã hội mà chúng đang sống.
7. Hãy dạy cho con trai chúng ta rằng bổn phận của thằng đàn ông không chỉ là lấy vợ đẻ con nối dõi tông đường mà còn là việc đối xử tử tế với vợ, chia sẻ công việc nhà với vợ và làm gương cho con.
Video đang HOT
8. Hãy thôi dạy con gái chúng ta câu “Phụ nữ hơn nhau tấm chồng”. Hãy dạy con gái sống độc lập và mạnh mẽ, không dựa dẫm vào đàn ông.
9. Hãy dạy con cái bạn bỏ thói khôn lỏi và tham vặt mà dạy chúng sống tử tế từ nhỏ: xếp hàng, không vượt đèn đỏ, không vứt rác bừa bãi. Hãy dạy cho chúng tinh thần trách nhiệm và lối sống trung thực.
10. Hãy dạy cho con mình biết tôn trọng những người dám cất tiếng nói chống lại bất công hoặc đấu tranh cho lẽ phải.
Học để kiếm tiền… trở thành mục tiêu hàng đầu của nhiều phụ huynh Việt trong nuôi dạy con (Ảnh minh họa)
Anh Huỳnh Chí Viễn nhấn mạnh, muốn thay đổi lớp trẻ, những người lớn phải thay đổi cách giáo dục và cách đối xử đối với chúng.
Trong 10 điều nhắn nhủ đến phụ huynh nói trên, anh Huỳnh Chí Viễn chia sẻ anh trăn trở nhất đến nội dung đầu tiên: “Đừng bắt con cái phải nghe lời mình dù đúng dù sai, cấm cãi vì cãi là hỗn láo, mất dạy mà hãy kiên nhẫn giải thích và chịu khó nghe nó cãi lý”.
Theo anh, dân chủ trước hết phải được xây dựng và khuyến khích từ trong gia đình nhưng chúng ta lại được nuôi lớn bằng sự sợ hãi.
Điều này xảy ra hàng ngày, cha mẹ khi trách phạt con thì dù đúng dù sai vẫn bắt con phải nhận lỗi xin lỗi chứ không bao giờ cho con cái có cơ hội phản biện. Con cãi lại thì bị cho là hỗn hào, mất dạy.
Anh Huỳnh Chí Viễn là cựu du học sinh ở Mỹ, là tác giả của cuốn sách “Có một nước Mỹ rất khác”. Hiện anh hoạt động trong lĩnh vực giáo dục liên quan đến đào tạo ngoại ngữ và đào tạo về tâm lý.
Anh quan điểm, lớp học là nơi cung cấp cho người học những tri thức thực sự để họ có thể làm người và làm chủ cuộc sống của chính bản thân mình chứ không phải là nơi họ cố học lấy những thứ kiến thức để biến họ thành nô lệ cho điểm số, nô lệ cho bằng cấp và nô lệ cho công việc.
Trong lớp học, học sinh, học viên cần tranh luận với nhau cho đến khi nào tìm ra lẽ phải chứ không phải răm rắp tuân theo lời giảng của giáo viên như khuôn vàng thước ngọc.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Cô gái mắc bệnh ung thư và hành trình 10 năm đi tìm bục giảng
"Ung thư không phải là chấm hết mà là động lực để mình tiếp tục cống hiến, sống lạc quan và yêu đời hơn", đó là lời chia sẻ của cô giáo Nguyễn Lữ Thu Hồng (giáo viên Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, huyện Chư Prông, Gia Lai. Một cô giáo mà gần 10 năm trước, bác sĩ đã "bó tay" vì căn bệnh ung thư tụy đã di căn.
10 năm hành trình đi tìm bục giảng
Vừa bước qua cái tuổi 18, cô học sinh lớp 12 Nguyễn Lữ Thu Hồng đã nuôi hoài bão về nghề giáo viên với ước mơ được đứng trên bục giảng. Cầm trên tay bộ hồ sơ tuyển sinh đại học, Hồng đã không suy nghĩ mà điền ngay vào trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn.
Sau hơn 1 tháng đăng kí nguyện vọng, Hồng luôn tập trung vào ôn tập để bước vào 3 kì thi quan trọng trong đời học sinh. Lúc đó, bất chợt cô bé lớp 12 bắt đầu xuất hiện những cơn đau bụng. Khi đi khám, gia đình hết sức bàng hoàng khi nhận tin, Hồng đã bị căn bệnh ung thư tụy và đã di căn. Nằm viện được một tháng, Hồng được gia đình đưa Hồng với những hy vọng mỏng manh.
Trở về nhà, trước mặt là 3 kì thi, sau lưng là những lời động viên mong Hồng nghỉ học để tập trung chăm sóc sức khỏe. Nhưng với hoài bão nghề giáo, Hồng vẫn tiếp tục ôn tập và đăng kí thi cuối cấp lớp 12, tham gia thi tốt nghiệp phổ thông và "vượt ải" cánh cửa đại học thành công. Bố mẹ thì đi tìm khắp các phương thuốc đông tây y... để cho Hồng uống với mong muốn điều kì diệu sẽ đến với cô bé tuổi 18.
Dù mang căn bệnh ung thư hơn 10 năm nhưng Lữ Hồng không bao giờ bỏ cuộc trên hành trình đi tìm bục giảng.
Dù biết mình đang mang trong mình căn bệnh có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào nhưng Hồng vẫn lên đường ra Quy Nhơn để tham gia 4 năm đại học. Ngày tháng dần trôi qua, cuộc sống của Hồng là chuỗi ngày ngày vui vẻ, khỏe mạnh. Cô bé ấy luôn vui cười, tràn đầy khát khao sống và cống hiến những gì mình còn làm được...
Lữ Hồng tâm niệm: "Từ khi mắc bệnh, em nhìn những người đang còn điều trị, kể cả những người đã ra đi thì thấy mình đang còn rất may mắn. Cũng vì vậy, em quên dần đi bệnh tật và làm mọi thứ để thực hiện ước mơ. Đồng hành với nó là tiếng cười lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Chắc có lẽ vậy mà gần 10 năm nay căn bệnh không tái phát và ước mơ trở thành một cô giáo đang dần thành hiện thực.".
Với những nỗ lực đó, vừa qua Lữ Hồng đã được Tỉnh đoàn Gia Lai chọn là một trong 50 tấm gương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Năm 2013, Hồng ra trường với tấm bằng Cử nhân Sư phạm. Nhưng một lần nữa cô lại bị thử thách trên hành trình đến với ước mơ nghề giáo. Lúc đó, chỉ với tấm bằng, Hồng không xin được chỗ dạy nên em đã về mở một lớp gia sư. Ngôi nhà nhỏ trong hẻm hàng ngày vẫn vang vọng những tiếng học trò học cùng cô giáo trẻ say sưa giảng bài. Rồi những bài thơ, truyền ngắn do Lữ Hồng sáng tác được học sinh ngồi chăm chú nghe.
Hơn 3 năm làm gia sư ở nhà, năm 2016, Lữ Hồng đã xin hợp đồng tại một ngôi trường ở thành phố. Cũng trong năm đó, Hồng đã mạnh dạn đăng kí thi tuyển viên chức và cô đã đậu vào dạy ở một ngôi trường vùng khó tại huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai). Mỗi tuần cô Hồng phải vượt gần 50km vào xã Ia Piơr (huyện Chư Prông, Gia Lai) để dạy môn Ngữ Văn cấp 2.
Đưa tiếng cười vào thơ văn
Tuy phải dạy ở một ngôi trường vùng sâu, nhưng trong Lữ Hồng luôn có đam mê văn thơ nên cô thường sáng tác những bài truyện ngắn, thơ để gửi lên các báo. Sau khi một số tác phẩm được đăng lên báo, cô tiếp tục mở rộng viết những bài viết về chính nghề giáo viên vùng sâu. Nơi mà cô và các đồng nghiệp khác đang từng ngày "gieo chữ" cho các học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
Cô giáo Lữ Hồng bộc bạch: "Từ hồi sinh viên em đã có một niềm đam mê với văn, thơ. Tuy nó không đúng vần, đúng điệu hay kết cấu nhưng em chỉ muốn gửi vào đó những cảm xúc thật của chính mình. Hơn nữa là những điều em muốn gửi gắm trong cuộc sống để mọi người như em có thể đọc, chia sẻ để cùng hướng đến một cuộc sống vui vẻ, lạc quan...".
Ngoài ước mơ đướng trên bục giảng, cô giáo Lữ Hồng còn đi về các vùng sâu để tìm hiểu thông tin để viết truyện ngắn, văn thơ và các bài báo văn hóa.
Sau mỗi đêm soạn xong giáo án, Lữ Hồng lại mở cuốn sổ tay của mình để ghi lại những câu chuyện về tình thầy trò. Từ đó, tạo ra những âm điệu thơ khắc họa chân thực về cuộc sống và hành trình của những cô giáo "bám bản". Chỉ trong năm 2018, Hồng đã tìm trên mạng địa chỉ của một số tờ báo nhằm gửi những bài viết của mình. Đáp lại những nỗ lực của cô giáo trẻ, nhiều tờ báo, tạp chí như báo Gia Lai, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, Quân đội nhân dân, báo Phú Yên, Quảng Nam... hàng tuần đều đăng tải những bài viết, bài thơ cô gửi về cộng tác.
Cô giáo Lữ Hồng luôn tươi cười trong cuộc sống và có khát khao sống mãnh liệt
Từ những bài viết, bài thơ cô đăng tải trên mạng, báo Thanh Niên đã âm thầm kết hợp cùng Nhà xuất bản Hội Nhà văn với sự hỗ trợ của nhà thơ Văn Công Hùng đã sưu tập và in tặng cô tập thơ "Một mai thức dậy", tác giả Lữ Hồng. Đọc những vần thơ cô viết không phải là một sự u buồn mà là cuộc sống tươi vui. Những câu thơ gắn kết giữa con người với thiên nhiên và nêu cao những mối quan hệ bình dị như tình thầy - trò, tình cảm cảm gia đình...
Theo dantri
Hiến kế để giúp lời nói của mẹ trở nên "có trọng lượng" và con biết lắng nghe, ngoan ngoãn hơn Liệu có đúng khi nói rằng con càng lớn thì càng khó bảo và không biết nghe lời nữa? Vậy mẹ phải làm gì để con biết lắng nghe và lời nói của mình "có trọng lượng" hơn? Lắng nghe là kỹ năng sống quan trọng, cần thiết cho sự giao tiếp thành công của trẻ. Vì vậy, rèn kỹ năng này cho...