Mức bù lỗ nhiều đến bất ngờ cho mỗi người dùng dịch vụ internet trên trời Starlink
Dù mỗi người đăng ký mới phải trả đến 500 USD cho bộ kit bắt sóng, nhưng có thể SpaceX vẫn đang phải bù lỗ đến gần 2.000 USD cho mỗi bộ thiết bị đó.
Dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã có giá của mình và nó không hề rẻ. Người dùng phải trả 99 USD mỗi tháng và hơn thế nữa, đối với người đăng ký lần đầu, họ còn phải trả thêm 500 USD nữa cho bộ kit lắp đặt, bao gồm chân tripod, router không dây và một chảo vệ tinh để bắt sóng internet do vệ tinh gửi đến.
Cho dù SpaceX đang tự sản xuất khá nhiều thiết bị nhưng theo nhiều chuyên gia trong ngành, gần như “không có cách nào” để SpaceX sản xuất được các chảo vệ tinh này với giá dưới 500 USD.
Trên thực tế, nguồn tin của Business Insider cho rằng, SpaceX có thể phải bù lỗ gần 2.000 USD cho mỗi chảo vệ tinh, nhưng họ có thể thu lại được khoản chi phí này nhờ vào phí thuê bao của người dùng.
Theo nguồn tin của Business Insider, vài năm trước SpaceX đã ký hợp đồng với hãng STMicroelectronics để sản xuất các chảo vệ tinh này.
“Hợp đồng sản xuất ghi rõ 1 triệu chảo vệ tinh với mức giá gần 2.400 USD mỗi chiếc.” Nguồn tin này cho biết. “Lộ trình ban đầu của hoạt động sản xuất này sẽ kết thúc vào cuối năm 2020, nhưng nó đã được gia hạn.”
Nguồn tin này cũng cho biết rằng, hãng STM đã đồng ý chi trả các chi phí thiết lập nhà máy. Các khoản chi phí này có thể lên tới nhiều triệu USD và SpaceX sẽ phải hoàn trả lại khoản phí này, cộng với các phí phát sinh khác, nếu công ty không mua đủ số sản phẩm đã cam kết.
Video đang HOT
Cách đây khoảng , YouTuber Ken Keiter đã đăng tải một đoạn video mổ xẻ chảo vệ tinh của Starlink và nhận thấy trong đó có một số linh kiện mang thương hiệu STM, bao gồm một bộ xử lý, bộ nhận GPS và các linh kiện tần số vô tuyến. Anh Keiter cũng cho rằng, một số linh kiện này được sản xuất riêng và không thể mua sẵn ở bên ngoài.
Mảng vệ tinh theo pha trên chảo vệ tinh của Starlink
Bộ xử lý chính của chảo vệ tinh do hãng STMicroelectronics sản xuất
Trong đoạn video của Keiter, một linh kiện quan trọng trong chảo vệ tinh này chính là mảng ăng ten theo pha, cho phép chảo vệ tinh này có thể duy trì kết nối internet với vệ tinh mà không cần phải quay theo hướng di chuyển của vệ tinh. Đây cũng là một trong các sản phẩm thế mạnh của STMicroelectronics.
Bản thân ông Elon Musk cũng từng nói rằng, “thách thức kỹ thuật khó khăn nhất” của Starlink chính là sản xuất chảo vệ tinh này trên quy mô lớn và đặc biệt làm giá thành của nó trở nên phải chăng hơn. Trong cuộc phỏng vấn với Aviation Week, ông Musk cho rằng thách thức này sẽ phải mất vài năm để giải quyết.
Có lẽ đây chính là lý do cho đến nay, gần như mọi công ty phát internet vệ tinh đều không tránh khỏi cảnh bị phá sản. Ông Musk biết rõ điều này hơn ai hết khi tuyên bố vào đầu năm nay: “Chúng tôi tập trung vào việc làm nó không bị phá sản.” Với mức bù lỗ như hiện tại, việc giảm chi phí của các chảo vệ tinh đó là là yếu tố mấu chốt cho nhiệm vụ của Starlink.
Internet 'trên trời phát xuống' của Elon Musk đạt tốc độ nhanh không ngờ, bất chấp thời tiết khắc nghiệt
Những hình ảnh và video được đăng tải trên Reddit cũng cho thấy, các thiết bị đầu cuối của Starlink vẫn hoạt động bình thường ngoài trời trong điều kiện gió lớn, tuyết rơi dày và nhiệt độ ở mức đóng băng
Dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX đạt tốc độ truy cập cực nhanh, ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đây chính là khẳng định của một số thành viên của MXH Reddit, sau khi những người dùng này tham gia chương trình thử nghiệm "Better Than Nothing Beta" của Starlink tại Mỹ.
Trong một email được gửi vào ngày 26/10, SpaceX khẳng định tất cả người dùng tham gia đợt thử nghiệm của Starlink sẽ đạt tốc độ truy cập trung bình Internet giao động từ 50 đến 150 Mbps. Tuy nhiên, hầu hết người dùng tham gia đợt thử nghiệm đều đạt được tốc độ tải xuống thực tế nhanh hơn nhiều so với mốc 150 Mps. Cá biệt, một người dùng ở Seattle thậm chí còn đạt được tốc độ tải xuống lên tới 208.63 Mbps.
Mặc dù chảo thu phát sóng Internet của Starlink bị đóng băng, thiết bị vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường
Theo chia sẻ của một người dùng Reddit hiện sinh sống tại miền Bắc nước Mỹ, tốc độ truy cập Internet của Starlink còn nhanh hơn bình thường, trong bối cảnh nhiệt độ tại khu vực này hiện chỉ mức -11 độ C.
"Tốc độ truy cập Internet của tôi sáng nay đạt trung bình hơn 175 Mb/giây, cao hơn mức 150 - 160 Mb/giây" trước đó", tài khoản Reddit tên Mauvorn01 cho biết.
Những hình ảnh và video được đăng tải trên Reddit cũng cho thấy, các thiết bị đầu cuối của Starlink vẫn hoạt động bình thường ngoài trời trong điều kiện gió lớn, tuyết rơi dày và nhiệt độ ở mức đóng băng. Theo đó, nhiệt độ bề mặt của chảo thu phát sóng của thiết bị này đạt khoảng 1 đến 4 độ C. Đây là mức nhiệt đủ để tuyết tan chảy khi rơi vào, giúp thiết bị vẫn có thể thu phát tín hiệu Internet từ vệ tinh một cách bình thường.
Nhiệt độ bề mặt chảo thu phát sóng đủ để tuyết tan chảy.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít người dùng gặp phải tình trạng truy cập Internet khó khăn khi tuyết bắt đầu rơi dày đặc, che lấp chảo thu phát sóng.
"Tốc độ truy cập Internet chắc chắn sẽ đạt độ trễ cao và tốc độ chậm hơn khi tuyết rơi quá dày, che phủ chảo thu phát, hay khi gió thổi mạnh. Tuy nhiên tốc độ truy cập dần tốt hơn khi thời tiết bớt khắc nghiệt", một người dùng Reddit chia sẻ với trang Business Insider. Cũng theo người dùng này, trong điều kiện thời tiết xấu, tốc độ tải xuống của Starlink có thể giảm xuống 20 đến 30 Mbps, trong khi tốc độ tải lên đạt 3 đến 4 Mbps.
Mặc dù vậy, tốc độ truy cập Internet như trên "vẫn là một giấc mơ với những người hiện đang sinh sống tại các khu vực không có nhiều các sự lựa chọn về mạng Internet", theo nhận xét của tài khoản DaddyBidoux.
Trước đó, một thử nghiệm được thực hiện bởi kênh Youtube Adventures With Kramer cho thấy chảo thu phát của Starlink có thể chống chọi được sức gió lên tới 280 km/h. Cụ thể, ngay cả khi bị một chiếc máy thổi lá rọi thẳng vào, tốc độ truy cập Internet của Starlink vẫn giữ nguyên ở mức 110 đến 120 Mb/giây. Đáng chú ý, kể cả khi bị xê dịch bởi gió mạnh, chảo thu phát của thiết bị này vẫn tự động điều chỉnh hướng để luôn thẳng hàng với vệ tinh trên quỹ đạo.
Mổ bụng chảo vệ tinh "Đĩa Thị Mặt Mẹt" của Starlink: toàn là chip do SpaceX tự sản xuất, có dàn ăng-ten tí hon hướng lên trời tự động dò vệ tinh để bắt sóng Trong chảo là hàng loạt công nghệ tiên tiến cho thấy tiềm năng lớn của Starlink. SpaceX đang đồng thời triển khai cả hai phần của dự án internet vệ tinh toàn cầu Starlink: họ cho phóng vệ tinh lên quỹ đạo thấp - hiện SpaceX đang vận hành 960 trong tổng số 4.000 vệ tinh dự kiến sẽ lên quỹ đạo, cùng...