Mưa xối xả, quái vật 233 triệu tuổi “trỗi dậy” bên bờ hồ
“Hiện hình” nguyên vẹn trong mưa sau 233 triệu năm tuyệt tích, con quái vật ở Brazil có thể giúp giải quyết một vấn đề gây tranh cãi nhiều thập kỷ.
Theo Live Science, các nhà cổ sinh vật học Brazil tuyên bố họ vừa tìm thấy một trong những đại diện cổ xưa nhất của “thời đại quái vật” khủng khiếp nhất địa cầu, khi các loài khủng long, thương long, ngư long, dực long… thống trị 3 kỷ Tam Điệp – Jura – Phấn Trắng.
Đó là một đại diện của Herrerasauridae kỷ Tam Điệp, được cho là một trong những nhóm khủng long ăn thịt cổ xưa nhất, dù vẫn gây tranh cãi.
Loài quái vật kỷ Tam Điệp đã tự lộ ra bên bờ hồ ở Brazil được mô tả có thân hình đặc trưng của một khủng long chân thú, dù nhỏ hơn và có phần “thon thả” hơn T-rex nổi tiếng – Ảnh AI: Anh Thư
Bộ hài cốt hóa thạch của con quái vật thuộc dòng dõi Herrerasauridae đã bất ngờ tự lộ ra trong những cơn mưa xối xả mà TP São João do Polêsine ở Brazil của bang Rio Grande do Sul – Brazil phải hứng chịu hồi tháng 5.
Theo hãng thông tấn Brazil Agência Brasil bộ xương của con khủng long này gần như được bảo quản trong trạng thái nguyên vẹn bên một hồ chứa nước của thành phố.
Video đang HOT
Các nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu sơ bộ và đưa ra những lập luận đầu tiên rằng nó thuộc dòng dõi Herrerasauridae.
Một mẫu vật khai quật trước đó, được cho là của Herrerasauridae, được trưng bày trong một bảo tàng Úc – Ảnh: Shutterstock
“Đây là một trong những hóa thạch lâu đời nhất trên thế giới và có thể đóng vai trò “giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc của khủng long” – nhà cổ sinh vật học Rodrigo Temp Müller từ Đại học Liên bang Santa Maria (Brazil), trưởng nhóm khai quật, cho biết.
Cũng theo TS Müller, nhóm khủng long cổ xưa nói trên thuộc về đợt khủng long săn mồi đầu tiên chiếm giữ chuỗi thức ăn được tiến hóa trên địa cầu.
Cá thể được tìm thấy bên bờ hồ ở Brazil có chiều dài cơ thể khi còn sống khoảng 2,5 m, tuy nhiên đồng loại của nó có thể còn lớn hơn.
Ngoài các bằng chứng còn gây tranh cãi về Herrerasauridae trên thế giới, cũng có những bằng chứng hóa thạch yếu hơn và lâu đời hơn được cho là của một nhóm khủng long tên Nyasasaurus, sống cách đây khoảng 240 triệu năm.
Phát hiện "sát thủ không tay" - loài quái thú mới ở Nam Mỹ
Quái thú Koleken inakayali có dáng dấp gần giống người họ hàng T-rex nhưng da trơn hơn và chi trước gần như biến mất.
Các mảnh hóa thạch lạ được khai quật tại khu vực Patagonia ở Argentina vừa giúp giới cổ sinh vật học xác định không chỉ một loài mà cả một chi khủng long mới. Đó là loài Koleken inakayali, thuộc chi Furileusauria.
Loài này sống vào thời điểm 69 triệu năm trước, tức gần cuối kỷ Phấn Trắng, chỉ 3 triệu năm trước khi thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub xóa sổ toàn bộ khủng long, dực long, thương long, ngư long...
Vẻ ngoài của quái thú mới Koleken inakayali được tái hiện - Ảnh: Gabriel Díaz Yantén
Theo phân tích của nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Khoa học tự nhiên Bernardino Rivadavia Argentina và Hội đồng Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật Quốc gia Argentina, loài mới này thuộc về một nhóm khủng long lớn hơn, gọi là Abelisauridae.
Abelisauridae là họ hàng xa của khủng long bạo chúa T-rex, vốn đã được phân nhánh từ giữa kỷ Jura.
Vì vậy, dáng dấp quái thú mới có nhiều nét tương đồng với T-rex và mang đặc trưng của khủng long chân thú nói chung, bao gồm cặp chân sau chắc khỏe và "đôi tay" bị teo nhỏ.
Koleken inakayali có lẽ là một trong những con có "tay" bị teo nặng nề nhất trong dòng họ này, với hình ảnh mô tả cho thấy chúng chỉ còn như hai rẻo thịt thừa.
Tuy vậy, phần hóa thạch được tìm thấy của Koleken inakayali, gồm một số xương sọ, các chi sau gần như hoàn chỉnh và các bộ phận xương khác, đủ cho thấy nó là một quái thú ăn thịt nguy hiểm, theo bài công bố trên tạp chí khoa học Cladistics.
Hóa thạch được tìm thấy trong Hệ tầng La Colonia tại khu vực Cerro Bayo Norte, phía Đông Sierra de La Colonia, thuộc tỉnh Chubut, Patagonia - Argentina.
Toàn bộ khu vực Patagonia này vốn tập trung rất nhiều loài quái thú cổ xưa, bao gồm những khủng long ăn cỏ, các loài bò sát, động vật có vú, lưỡng cư khác.
Trước đó, một loài họ hàng gần khác của Koleken inakayali là Carnotaurus sastrei cũng đã được tìm thấy tại La Colonia.
Phát hiện này giúp củng cố thêm các bằng chứng cho thấy Abelisauridae là nhóm khủng long chân thú phong phú nhất trong giai đoạn cuối kỷ Phấn Trắng, xuất hiện ở tất cả các vùng thuộc siêu lục địa phía Nam Gondwana, ngoại trừ Nam Cực và châu Đại Dương.
Sinh vật lạ dài 30 m: Tưởng khủng long, hóa ra thứ quái dị hơn Các nhà khoa học đã "lạc lối" hơn 170 năm vì hài cốt kỳ quặc, khổng lồ của một sinh vật bí ẩn lộ diện gần TP Bristol nước Anh. Theo Sci-News, sinh vật bí ẩn xuất lộ diện tại Vách đá Aust - một mỏ hóa thạch nổi tiếng ở Anh - vào năm 1850 với một phần xương hình trụ to...