Bé 11 tuổi phát hiện hóa thạch bò sát biển lớn chưa từng thấy
Ruby Reynolds cùng cha của mình đã phát hiện mẩu xương hóa thạch của ichthyosaur, loài bò sát biển sống cách đây hơn 200 triệu năm.
Năm 1811, cô bé Mary Anning (12 tuổi) đã phát hiện ra một hóa thạch trên bãi biển gần nhà ở phía tây nam nước Anh. Đó là mẫu vật khoa học đầu tiên được xác định của loài ichthyosaur, một loài bò sát khổng lồ giống cá heo sống ở đại dương từ Kỷ Tam Điệp cách đây hơn 200 triệu năm.
Hai thế kỷ sau, cách đó chưa đầy 50 dặm, Ruby Reynolds, một cô bé 11 tuổi, lại tìm thấy hóa thạch từ một loài ichthyosaur khác. Nó là loài bò sát biển lớn nhất được khoa học biết đến.
Ruby Reynolds (áo xanh) cùng cha mình tìm thấy mẩu hóa thạch của loài bò sát biển khổng lồ vào năm 2020.
Ruby (hiện 15 tuổi) và cha cô, ông Justin Reynolds, đã săn tìm hóa thạch gần nhà của họ ở Braunton, Anh suốt 12 năm.
Trong một chuyến đi chơi cùng gia đình vào tháng 5/2020 tới làng Blue Anchor dọc theo cửa sông Severn, họ tình cờ thấy một mảnh xương hóa thạch đặt trên một tảng đá.
Ông Reynolds cho biết: “Bố con tôi đều rất vui mừng vì chưa bao giờ tìm thấy một mảnh xương hóa thạch nào lớn như thế này”. Ông kể thêm rằng con gái mình tiếp tục tìm kiếm trên bãi biển và không lâu sau, cô bé phát hiện một mảnh hóa thạch khác lớn hơn nhiều.
Họ mang về nhà các mảnh xương tìm thấy, mảnh lớn nhất dài khoảng 20,3 cm, và bắt đầu nghiên cứu.
Một bài báo năm 2018 từng đưa ra dự đoán về thứ giống với hóa thạch bố con nhà Reynolds phát hiện: Ở Lilstock, những người săn hóa thạch đã phát hiện ra những mảnh xương tương tự, được cho là một phần xương hàm của một loài ichthyosaur khổng lồ sống cách đây khoảng 202 triệu năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiên cứu hóa thạch Lilstock cho rằng mẫu vật đó chưa hoàn chỉnh để có thể chỉ định một loài mới.
Video đang HOT
Ông Reynolds đã liên hệ với những nhà nghiên cứu đó – Dean Lomax, tại Đại học Bristol, và Paul de la Salle, một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư. Hai nhà nghiên cứu cùng gia đình Reynolds tham gia các chuyến đi thu thập ở Blue Anchor. Cuối cùng, họ đã tìm thấy khoảng một nửa chiếc xương mà họ ước tính sẽ dài hơn 213 cm nếu hoàn chỉnh.
Một số đặc điểm về hình dạng của xương cho thấy nó đến từ hàm của loài thằn lằn cá – loài bò sát biển khổng lồ có hình thù giống như cá heo. Để xác nhận thêm danh tính của nó, các nhà nghiên cứu đã hợp tác với Marcello Perillo, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bonn, Đức. Dưới kính hiển vi, ông tìm thấy các sợi collagen đan chéo nhau, một đặc điểm của loài ichthyosaur. Ông cũng thấy rằng mặc dù xương hàm có kích thước khổng lồ, loài bò sát này vẫn chưa phát triển xong khi chết.
Các mảnh hóa thạch tìm thấy chứng minh loài ichthyosaur có thể có kích thước ngang với cá voi xanh . Ảnh: Sergey Krasovskiy.
Tổng hợp lại, các hóa thạch từ Blue Anchor và Lilstock đã đưa ra bằng chứng về thứ gì đó đặc biệt.
Tiến sĩ Lomax cho biết: “Có hai ví dụ về cùng một xương bảo tồn tất cả các đặc điểm độc đáo giống nhau, từ cùng một niên đại địa chất, đã hỗ trợ cho việc nhận dạng mà chúng tôi từng thử nghiệm trước đây, rằng nó phải là một thứ gì đó mới mẻ. Mọi thứ trở nên thật thú vị”.
Ông và các đồng tác giả của mình trong một bài báo mô tả hóa thạch trên tạp chí PLOS One đã đặt tên cho nó là Ichthyotitan severnensis – loài thằn lằn cá khổng lồ của Severn.
Ước tính của họ cho thấy Ichthyotitan có thể dài tới 25 m, ngang với kích thước của cá voi xanh và khiến nó trở thành loài bò sát biển lớn nhất được khoa học biết đến. Nó sống ngay trước đợt tuyệt chủng lớn kết thúc Kỷ Tam Điệp (Triassic).
Tiến sĩ Lomax nói: “Tất nhiên, với những sự kiện tuyệt chủng lớn, các loài lớn sẽ đi trước. Trong trường hợp này, theo đúng nghĩa đen, những thứ lớn nhất trong đại dương bị xóa sổ và toàn bộ loài này biến mất”.
Erin Maxwell, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang, Stuttgart (Đức), người không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng phát hiện này đã làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của loài ichthyosaur.
“Trước đây, có nhiều gợi ý rằng có những loài ichthyosaur khổng lồ này đang tiến gần đến ranh giới Kỷ Trias-Jurassic. Số bằng chứng hiện tại khiến lập luận này ngày càng khó chối cãi”, bà nói.
Tiến sĩ Lomax cho rằng phát hiện này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư. “Nếu bạn có con mắt tinh tường, nếu bạn có niềm đam mê với những thứ tương tự, bạn có thể thực hiện các khám phá như vậy”.
Ruby Reynolds cho biết: “Khi lần đầu tiên tìm thấy mảnh xương ichthyosaur, cháu đã không nhận ra nó quan trọng như thế nào và nó sẽ dẫn đến điều gì. Cháu nghĩ vai trò của người trẻ trong khoa học là tận hưởng hành trình khám phá vì bạn không bao giờ biết khám phá có thể đưa mình đến đâu”.
Xuất hiện "cá sấu quái vật" ở Mỹ, y như giáp long kỷ Jura
Một bộ "áo giáp" hóa thạch đã giúp các nhà khoa học Mỹ xác định một loài bò sát hoàn toàn mới, được mô tả như một con cá sấu Mỹ "lai" với tatu.
Loài mới vừa được đặt tên Garzapelta mueller, là một đại diện của dòng dõi bò sát Aetosaur. Chúng là một phần của nhánh thằn lằn chúa cổ đại, tuy giống khủng long nhưng thực ra có họ hàng gần với cá sấu và chim hơn.
"Cá sấu quái vật" Garzapelta mueller - Ảnh: William Reyes
Theo SciTech Daily , con vật đại diện cho loài mới sống vào thời điểm 215 triệu năm trước, tức vào kỷ Tam Điệp.
Dòng máu cá sấu thể hiện khá rõ qua vẻ ngoài của sinh vật này, bởi nếu không tính đến bộ giáp, nó có vẻ ngoài giống một con cá sấu Mỹ hiện đại.
Nhóm tác giả dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Texas ở Austin (Mỹ) thì mô tả nó giống một con cá sấu Mỹ bị lai với tatu, bởi sở hữu bộ giáp đáng sợ.
Bộ giáp khổng lồ được nghiên cứu tại phòng thí nghiệm - Ảnh: William Reyes
Đó là kiểu giáp có gai nhọn giống với các loài khủng long bọc giáp của kỷ Jura ngay sau kỷ Tam Điệp mà Garzapelta mueller sinh sống.
Loài này cùng với các họ hàng Aetosaur của chúng được cho là biến mất ngay giai đoạn giao thoa của 2 kỷ địa chất này, tức khoảng 200 triệu năm trước.
Tuy vậy, chúng đã cung cấp nền tảng cho các giáp long và sinh vật bọc giáp khác cho các thời kỳ sau đó.
Các tấm xương bao phủ Aetosaur là dạng vảy xương, gắn trực tiếp vào da và khớp với nhau như một bức tranh khảm. Ngoài ra, Garzapelta mueller còn sở hữu những chiếc gai cong hai bên sườn, giúp chúng được bảo vệ hữu hiệu hơn khỏi các kẻ thù.
Loài mới này đã được phát hiện một cách hết sức bất ngờ, khi các nhà khoa học nghiên cứu bộ giáp từng bị lầm tưởng là giáp long hoặc một Aetosaur đã biết.
Bộ giáp nằm trong bộ sưu tập hóa thạch của Đại học Công nghệ Texas suốt 30 năm trước khi được chú ý và khiến một loài mới được xuất hiện trong hồ sơ cổ sinh vật học.
Theo các tác giả, nghiên cứu về sinh vật của buổi giao thời này sẽ cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng và sự tiến hóa của các bộ giáp trên cơ thể những loài bò sát các thời kỳ sau đó.
Lộ diện thủy quái 249 triệu tuổi chưa từng thấy trên thế giới Loài thủy quái lạ lùng này không chỉ tạo nên một loài mới mà còn ghi tên cả một chi động vật mới lên hồ sơ cổ sinh vật học. Được các nhà khoa học Brazil tái hiện với khuôn mặt rùng rợn và dị biệt, con vật có thân hình trông như cá sấu nhưng làn da trơn nhẵn hơn và chiếc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cá mập rơi từ trời xuống sân golf: Hiện tượng gây sốc như phim viễn tưởng

Đại quân 'siêu kiến' phá hoại châu Âu, gây mất điện, cắt đứt internet

Phát hiện loài ếch mới ở Ấn Độ: Sống cả đời dưới lòng đất và giống... một chú lợn con

Dọn 51 tấn rác trong hang động Trương Gia Giới

Hé lộ "quái vật bầu trời" cổ đại đầu tiên tại Nhật cách đây 90 triệu năm

Chuyến bay 2 tiếng thành 32 tiếng, hành khách vẫn không thể tới nơi

Cụ ông giấu tên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

2025 rồi Cục Hàng không Liên bang Mỹ vẫn dùng đĩa mềm và Windows 95

Ông bố chi 18 tỷ đồng đặt biển quảng cáo khắp thành phố để khoe con quá dễ thương, đứa trẻ chỉ nói 1 câu gây sốc

Vì sao núi lửa tạo băng giá trên bầu trời?

'Cổng địa ngục' cháy ngùn ngụt hơn 50 năm sắp tắt

Làm trái ý vợ, người đàn ông bất ngờ trúng số gần 40 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Bão Wutip suy yếu
Tin nổi bật
09:08:04 14/06/2025
Thiều Bảo Trâm: "Không sợ yêu sai người, chỉ sợ không... yêu nữa"
Sao việt
09:05:12 14/06/2025
3 loại rau tốt nhất, có tác dụng ngừa ung thư
Sức khỏe
09:05:11 14/06/2025
Cầu vồng ở phía chân trời - Tập 4: Mẹ chồng cũ nói Oanh không vị tha nên gia đình tan vỡ
Phim việt
09:00:36 14/06/2025
Trước thềm sang Việt Nam, G-Dragon làm gì mà "chi đậm" đến 16,7 tỷ đồng?
Sao châu á
08:54:50 14/06/2025
Vừa ra mắt, bom tấn Soulslike này đã khiến game thủ "ăn hành" quá nhiều, vội giảm độ khó
Mọt game
08:44:18 14/06/2025
Xe đô thị hạng A dưới 500 triệu: KIA Morning bị thất sủng
Ôtô
08:39:52 14/06/2025
Căng thẳng Israel - Iran: Cộng đồng quốc tế tìm cách hạ nhiệt tình hình
Thế giới
08:15:26 14/06/2025
Google bác đề xuất xác minh tuổi người dùng qua kho ứng dụng
Thế giới số
07:36:01 14/06/2025
Chỉ với mọc viên trắng, dai ngon, làm theo cách sau có các món ăn tại nhà ngon hơn hàng quán
Ẩm thực
07:05:32 14/06/2025