Mùa tuyển sinh cuối cấp: Cân bằng tâm lý cho học sinh
Bước vào mùa tuyển sinh cuối cấp, học sinh phải đối mặt với hàng loạt nỗi lo từ điểm số, kết quả thi cử, định hướng tương lai và áp lực từ chính gia đình. Nếu không quan tâm và tìm cách xử trí, khắc phục sẽ dẫn đến những rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Trong giờ ôn tập của HS cuối cấp Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Thế Đại
Gần 46% HS căng thẳng tâm lý
Số liệu thống kê từ Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy: Trong số các bệnh nhân nhập viện điều trị rối loạn tâm thần có tới 20% số ca bệnh ở độ tuổi học sinh và có xu hướng gia tăng vào mùa thi.
Nghiên cứu về áp lực gây căng thẳng tâm lý cho HS, Chuyên gia tâm lý Lê Minh Nguyệt, Trường ĐHSP Hà Nội cho biết: Kết quả khảo sát 1.016 HS từ lớp 6 – 9 THCS ở 3 địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa ở các lĩnh vực như hoạt động học tập, quan hệ gia đình, bạn bè, giữ gìn hình ảnh thân thể, tu dưỡng phẩm chất nhân cách cho thấy, số HS thường xuyên và rất thường xuyên chịu áp lực tâm lý trong học tập chiếm tỉ lệ cao nhất 45,8%.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Minh Ngọc (Trường ĐH Hoa Lư, Ninh Bình) về áp lực tâm lý trong hoạt động học tập của HS lớp 9 (tiến hành trên nhóm 356 HS lớp 9 tại Ninh Bình) cũng cho thấy, có 46,63% HS cho rằng mình phải thực hiện nhiều nhiệm vụ/bài tập.
Khi trao đổi, trò chuyện với một số HS lớp 9, các em đều có nhận xét chung: Ở lớp cuối cấp có nhiều nhiệm vụ, thách thức đối đạt bản thân, phải nỗ lực hoàn thành hoặc “mệt lắm, đi học suốt ngày”, “tăng ca kể cả ngày nghỉ”. Nhiều em “rối trí” không hoàn thành nhiệm vụ vì thiếu thời gian hay chưa tìm ra cách học, giải quyết nhiệm vụ học tập một cách tối ưu.
Một số HS luôn được cha mẹ sắp xếp lịch trình học thêm, học bồi dưỡng, củng cố, nâng cao kiến thức để thi chuyển cấp đạt kết quả tốt. Vì vậy, có những ngày, sau khi hoàn thành việc học với GV, HS về tới nhà là 21 giờ 30 hoặc muộn hơn. Do đó các khó khăn của HS gặp phải ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thể chất, nhận thức, tình cảm và hành vi của các em.
Video đang HOT
Theo thầy giáo Đỗ Văn Đoạt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, khi thực hiện khảo sát trên 290 HS THCS và THPT của Hà Nội về cách ứng phó với căng thẳng trong kỳ thi chuyển cấp, cũng cho thấy, hơn 90% khẳng định có các giai đoạn căng thẳng trong quá trình học thi chuyển cấp ở một hoặc nhiều thời điểm nào đó. Các biểu hiện căng thẳng như: Tâm trạng kém, không có khả năng tập trung, ưu phiền, thay đổi giấc ngủ thường xuyên và cô đơn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vấn đề khác. Qua khảo sát của nghiên cứu này, có đến 65,5% HS được hỏi cho rằng nguyên nhân gây căng thẳng từ học hành và 78,5% cho rằng từ việc thi cử.
Ảnh minh họa
Định hướng nghề để phân luồng HS phù hợp
Theo cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt, có ba nhóm nguyên nhân chính gây nên áp lực tâm lý trong hoạt động của HS lớp 9: Các tác động từ phía gia đình, nhà trường và những yếu tố nảy sinh từ chính bản thân mỗi HS.
Trên cơ sở tìm hiểu thực tế về áp lực tâm lý trong hoạt động học tập của HS lớp 9, các tác giả đã đưa ra những khuyến nghị nhằm giảm bớt áp lực tiêu cực cho HS.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt, nhà trường cần tuyên truyền đến phụ huynh các biện pháp hỗ trợ con em ứng phó với áp lực tâm lý, luôn đồng hành cùng con trong mọi trường hợp, tổ chức các hoạt động nhận thức, rèn kỹ năng sống, ứng phó với áp lực tâm lý trong hoạt động học tập cho HS lớp 9.
Bên cạnh đó, chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Mặt khác, quản lý chặt chẽ giáo viên, không để tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, không chạy theo thành tích, luôn động viên, khích lệ HS; đặc biệt, chuẩn bị tâm thế bình tĩnh, tự tin cho HS trước các kỳ thi.
Cô Nguyệt cho rằng, nhà trường làm tốt công tác định hướng nghề để phân luồng HS phù hợp với điều kiện cá nhân, gia đình và yêu cầu xã hội sau khi HS hoàn thành chương trình THCS để phụ huynh và HS nhận thức đúng về nghề nghiệp. Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục nhận thức cho phụ huynh, HS lớp 9 về áp lực tâm lý trong hoạt động học tập và các biện pháp hỗ trợ con, em ứng phó với áp lực tâm lý, luôn đồng hành cùng con trong mọi trường hợp.
“Cuộc sống của HS luôn đầy áp lực và căng thẳng. Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống nói chung HS. Nhà trường, gia đình cần thường xuyên tương tác với HS để giúp các em cải thiện thói quen học tập, quản lý thời gian hiệu quả, cách tự học, cách thư giãn và các kỹ thuật quản lý căng thẳng thiết thực nhằm đạt hiệu quả của kỳ thi chuyển cấp”,thầy giáo Đỗ Văn Đoạt chia sẻ.
Huyền Trịnh
Thi vào 10 Hà Nội: Phụ huynh bỏ việc cùng con giành vé vào trường công lập
Nhiều phụ huynh có con thi vào 10 Hà Nội những ngày này bỏ cả công việc để đồng hành cùng con trong những ngày cuối cùng trước khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập được tổ chức vào ngày 2 và 3/6/2019.
Học sinh mệt mỏi trong cuộc đua thi vào 10 Hà Nội. Ảnh minh họa
Lịch học chồng chéo
Chỉ còn vài ngày nữa là học sinh Hà Nội bước vào kỳ thi vô cùng áp lực, căng thẳng. Thời điểm này, học sinh căng mình luyện thi, chạy nước rút cho cuộc đua vào lớp 10 công lập. Với những học sinh thi vào trường top đầu như THPT Chu Văn An, Thăng Long, Kim Liên, Việt Đức... thì sự nỗ lực không chỉ diễn ra những ngày cuối cùng này mà kéo dài suốt từ đầu năm học.
Luôn trong top đầu của lớp, điểm tổng kết trên 9 phẩy, điểm thi thử những vòng gần đây tương đối cao nhưng Nguyễn T. Minh (trường THCS Tây Sơn, Hà Nội) vẫn cảm thấy lo lắng bởi "đối thủ" thi vào trường THPT Thăng Long của em đều "ngang tài ngang sức". Chính vì thế mà cả ngày học ở trường, tối đi học thêm, về nhà em lại học đến khuya. Chị Thanh Huệ cho biết, chị không dám đi ngủ trước con mà phải thức để có nhiệm vụ "phục vụ sữa, phục vụ đồ ăn và nhắc con đi ngủ". "Nhìn con học đến phờ phạc cả người mà thương. Thế nhưng, bố mẹ và con luôn nhắc nhau: Cố thêm mấy ngày nữa, đến giai đoạn nước rút không thể không chạy. Nếu dừng lại thì mình sẽ bị loại khỏi cuộc đua. Chính vì vậy mà con cứ cố, bố mẹ đứng bên ngoài động viên".
Bước vào tuần cuối nên giáo viên nào cũng muốn tranh thủ daỵ cho học sinh nốt những phần kiến thức chưa chắc. Thế mới có chuyện trong một buổi chiều mà N.Minh (trường THCS Phương Mai, Hà Nội) cùng được 2 cô giáo Toán và Văn nhắn tin báo đi học. Môn Toán mà N.Minh học thêm trước đây chỉ 1 buổi/tuần, thế nhưng, từ tuần trước đến giờ, cô sẵn lòng dạy cho học sinh tất cả các buổi trong tuần. Môn Văn cũng vậy, ngoài các buổi chiều học thêm ở trường thì cô phụ đạo cho học sinh tất cả các ngày khác. Các cô không tiếc thời gian công sức, còn học sinh cứ lăn ra học, học ngày học đêm vì thế.
Không chỉ có giáo viên và học sinh vất vả với việc dạy và học trong giai đoạn nước rút này. Chị Hải Yến có con gái học ở trường THCS Ngô Sĩ Liên giao việc bán hàng ở phố Hàng Bông cho người khác để đồng hành của con trong việc học. "9 năm, cả chặng đường dài đã vất vả lo lắng cho con trong việc học. Giờ ở những ngày cuối quan trọng nhất thì phải gác mọi công việc để ở nhà sát sao việc học của con khi con học cùng gia sư, cùng giáo viên, chăm sóc bồi bổ cho con. Chỉ mong con giành được một vé vào trường THPT công lập", chị Yến chia sẻ
Bố mẹ đồng hành cùng con trong kỳ thi áp lực, căng thẳng
Chuẩn bị tinh thần khi con trượt
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay toàn thành phố có gần 86.000 học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập nhưng chỉ có trên 64.000 chỉ tiêu. Điều đó đồng nghĩa với việc, gần 22.000 học sinh sẽ phải học trường tư, trường công tự chủ tài chính với chi phí cao hơn hoăc theo học các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên. Với cuộc đua căng thẳng như thế thì các bố mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho con đối diện với kịch bản: Không làm được bài và trượt.
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi, việc chuẩn bị các kịch bản trượt và đỗ sẽ giúp con không quá áp lực, con cảm thấy bố mẹ hiểu, đồng cảm và thông cảm với bất cứ kết quả nào của con. Đặc biệt, khi đã có kịch bản cho việc trượt thì bố mẹ cùng con đã thảo luận các phương án dự phòng. Lúc đó, con vẫn có cơ hội học tập ở môi trường tốt nhất trong điều kiện của gia đình.
N.Minh
Theo phunuvietnam
Thầy giáo ra 6 bài tập hè khiến học sinh "làm cả đời" 6 bài tập hè mà thầy giáo Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP.HCM) ra khiến học sinh có thể... làm cả đời. Kết thúc năm học, thầy giáo Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thi Xuân ra bài tập về nhà cho học sinh làm trong dịp nghỉ hè. Bài tập về nhà được thầy Anh bỏ cận...