Mùa tuyển sinh buồn
Ngày 30-11 các trường ĐH, CĐ đã hết hạn nhận hồ sơ xét tuyển với nhiều dư âm buồn. Nhiều trường tuyển sinh chỉ được 20-30%, có trường chỉ tuyển được vài chục sinh viên…
Ông Hoàng Trung Hưng – trưởng phòng tuyển sinh ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) – cho biết tuyển sinh năm nay trường chỉ mở được hai ngành tiếng Anh và tiếng Trung với vỏn vẹn hơn 20 sinh viên. Số thí sinh nộp hồ sơ và trúng tuyển vào các ngành khác chỉ vài chục, không đủ mở lớp nên trường đã trả lại hồ sơ cho thí sinh.
Nhiều ngành đóng cửa
Khó khăn nhất là các trường ngoài công lập. Một cán bộ Trường ĐH Phú Xuân (Huế) than vãn đây là kỳ tuyển sinh bết bát nhất của trường trong 10 năm qua. Kết thúc tuyển sinh, trường chỉ tuyển được khoảng 55% chỉ tiêu. Các ngành tiếng Trung, tiếng Pháp, điện tử phải đóng cửa do không có người học. Mặc dù vậy, đây vẫn còn là con số đáng mơ ước với rất nhiều trường ĐH khác. PGS.TS Phạm Bá Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Yersin (Đà Lạt), cho biết trường chỉ tuyển được 20% chỉ tiêu. Nhiều ngành như môi trường, công nghệ sinh học, tiếng Anh, tin học phải đóng cửa. “200 sinh viên này trường tuyển ngay giai đoạn đầu, từ tháng 10 về sau hầu như không có thí sinh nộp hồ sơ vào trường. Việc kéo dài thời gian xét tuyển đến ngày 30-11 không có ý nghĩa gì cả. Năm nay nhiều trường công lập cũng chỉ lấy điểm bằng điểm sàn nên dĩ nhiên thí sinh sẽ chọn trường công lập” – ông Phong nói thêm.
“Thời gian xét tuyển kéo dài sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức đào tạo. Với những sinh viên nhập học trễ có thể thời gian học sẽ bị rút ngắn lại hoặc phải kéo dài ra. Đây là điều cả nhà trường và người học đều không mong muốn”
Ông Nguyễn Bá Hòa
(trưởng phòng đào tạoTrường ĐH Quảng Nam)
Ở khu vực phía Bắc, các trường ĐH quốc tế Bắc Hà, Thành Đô có số lượng thí sinh nhập học chỉ vài chục đến 100. Ở phía Nam, Trường ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) cũng chỉ tuyển được 30% trong tổng số 3.200 chỉ tiêu bậc ĐH, CĐ dù đã kéo dài thời gian xét tuyển đến 30-11 và được “hộ mệnh” bởi công văn cho phép các trường ở Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ được “hạ điểm sàn”, tăng giãn cách khu vực. “Số sinh viên trúng tuyển trường đã tuyển từ đợt đầu, tháng 11 hầu như không có thí sinh. Công văn của Bộ GD-ĐT ra quá trễ nên cũng chỉ vài thí sinh nộp hồ sơ không giúp cải thiện được tình hình” – TS Dương Lương Sơn, trưởng phòng đào tạo, chia sẻ.
Cũng nằm trong tình cảnh khó khăn chung, ông Phan Văn Thơm – hiệu trưởng Trường ĐH Tây Đô – nói bộ cho phép hạ điểm chuẩn quá muộn, các trường và thí sinh đã ổn định việc học hành nên chẳng có bao nhiêu thí sinh nộp hồ sơ. Trong số hơn 100 thí sinh nhập học theo diện này, đa số là sinh viên đã trúng tuyển CĐ của trường xin chuyển lên ĐH.
Ngay cả các trường công lập, ĐH vùng cũng rơi vào tình cảnh chung này. Phân hiệu Ninh Thuận của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM không tuyển đủ chỉ tiêu và buộc phải ghép sinh viên vào một số ngành để đào tạo. Phân hiệu Quảng Trị của ĐH Huế cũng rơi vào tình cảnh tương tự. ĐH Thái Nguyên cũng không tránh khỏi tình trạng cửa mở nhưng không có người vào. Các trường thành viên như ĐH Nông lâm, Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa học chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu dù đã vận dụng cơ chế ưu tiên đặc thù cho khu vực Tây Bắc và đã xét tuyển đến đợt thứ sáu.
Video đang HOT
Không nên kéo dài thời gian xét tuyển
TS Nguyễn Kim Quang – Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) – cho rằng việc kéo dài thời gian xét tuyển thêm gần hai tháng so với những năm trước đã không đạt được mục tiêu như mong muốn. “Chính sách này của Bộ GD-ĐT chủ yếu để giúp các trường khó khăn trong tuyển sinh nhận được đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên thực tế cho thấy các trường này vẫn khó khăn, thậm chí nhiều trường chỉ tuyển được vài chục sinh viên. Rõ ràng mục tiêu ban đầu của chính sách này đã không đạt được” – ông Quang nói.
Cũng theo ông Quang, một số thay đổi trong tuyển sinh năm 2012 vừa qua đã lộ ra hạn chế nhất định. Về phía thí sinh đã không xác định dứt khoát, an tâm trong việc chọn trường do việc các trường tự đưa ra kế hoạch, quy định xét tuyển riêng. Chính điều này dẫn đến việc thí sinh thay đổi nguyện vọng, gây xáo trộn trong công tác tuyển sinh. “Khi thí sinh đã có đủ điều kiện để xét tuyển bổ sung thì không cần khoảng thời gian quá dài. Việc kéo dài thời gian xét tuyển bổ sung như năm nay là điều không cần thiết” – ông Quang khẳng định.
&’ThS Võ Văn Tuấn – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho biết việc bộ kéo dài thời gian xét tuyển cho phép thí sinh nộp nhiều hồ sơ đã tạo ra số thí sinh trúng tuyển ảo rất nhiều và làm mất tính ổn định trong tuyển sinh của các trường. “Khi kết thúc xét tuyển, trường đã tuyển đủ chỉ tiêu nhưng sau đó một số trường công lập hạ điểm chuẩn nên nhiều thí sinh rút hồ sơ. Hơn nữa nhiều trường công lập năm nay lấy bằng điểm sàn nên việc kéo dài thời gian xét tuyển không còn ý nghĩa trong việc giúp các trường tốp dưới tuyển đủ chỉ tiêu” – ông Tuấn nói.
MINH GIẢNG – TRẦN HUỲNH
Theo Minh Giảng – Trần Huỳnh (Tuổi Trẻ)
Lại phải sửa quy chế tuyển sinh?
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng kỳ thi "ba chung" nên duy trì nhưng quy chế tuyển sinh cần phải tiếp tục được điều chỉnh để tránh bất cập khi áp dụng vào thực tế.
Nhiều chuyên gia tuyển sinh nêu quan điểm: Quy chếtuyển sinh cần phải được giữ ổn định để tránh làm khó cho trường và thí sinh (TS). Tuy nhiên, trước việc quy chế tuyển sinh năm 2012 sửa đổi một số điều gây bất cập, đại diện nhiều trường cho rằng quy chếtuyển sinh năm 2013 sẽ phải tiếp tục được xem xét sửa đổi.
Xem xét lại điều 33
Việc Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có văn bản gửi Bộ GD-ĐT đề nghị cho phép các trường ĐH ngoài công lập tại ĐBSCL được vận dụng điều 33 trong quy chếtuyển sinh cũ, là một minh chứng cho thấy quy chếtuyển sinh năm 2012 với việc bỏ quy định tại điều 33 (cho phép các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ và đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1 điểm) đã làm cho các trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập tại các tỉnh chới với.
Tân sinh viên nộp đơn nhập học ở Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TPHCM.
Các trường ĐH ngoài công lập tại khu vực ĐBSCL chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu. Đó là nguyên nhân khiến Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phải có đề nghị tréo ngoe này.
Tuy nhiên, không chỉ ở ĐBSCL, nhiều trường ĐH ở các tỉnh khác cũng vì quy chế33; sửa đổi mà khó khăn lại càng chồng chất. Đại diện một trường ĐH ở Đồng Nai cho biết các năm trước khi được áp dụng quy chế 33, trường có thể gọi được khoảng 30%-40% chỉ tiêu từ diện này năm nay dù kéo dài thời gian xét tuyển nhưng vẫn như "cảnh chợ chiều". "Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ kiến nghị như vậy là hợp lý, bởi vì nếu không có một chính sách ưu tiên nào trong tuyển sinh đối với các trường tỉnh, thì TS không dại gì vào các trường này mà sẽ chọn các trường ở TP lớn" - vị này nói.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên áp dụng lại quy định cho phép nới điểm sàn. Tiến sĩ Ngô Đức Tuấn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TPHCM, cho rằng điểm sàn hiện nay là vừa tầm, không thể vì tuyển sinh không được mà xin nới điểm theo quy chế cũ. Nếu TS không đủ điểm vào ĐH thì nên chuyển hướng vào CĐ hoặc CĐ nghề để bảo đảm chất lượng đầu vào.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng việc bộ điều chỉnh quy định tại điều 33 của Quy chếtuyển sinh 2012 có điểm phải xem xét lại vì chưa rõ ràng. Đó là quy định tuyển thẳng TS ở 62 huyện nghèo. Theo ông Tuấn, việc phải đào tạo 1 năm dự bị cho đối tượng này trường không thể "gánh" được vì số lượng TS này không nhiều bộ cũng không quy định rõ TS thuộc diện này có được miễn học phí hay không nên việc áp dụng rất rối.
Tiến sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cũng cho rằng bộ cần có quy định chi tiết hơn, tránh kẽ hở để trường tự đặt ra những rào cản khác nhau khiến TS diện này mất cơ hội.
Cụ thể để tránh "chọi" nhau
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho rằng năm nay, bộ không quy định rõ thời gian bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung mà các trường tự quy định khiến việc xét tuyển bị "loạn" Ngày 8/8, bộ định điểm sàn mà có trường nhận hồ sơ từ ngày 10/8, trong khi các trường phải mất ít nhất 1-2 tuần mới định điểm chuẩn và gửi xong giấy báo điểm cho TS. Điều chỉnh này gây bất lợi lớn cho TS, do đó thay vì quy định thời hạn kết thúc nhận hồ sơ thì nên quy định mốc bắt đầu nhận hồ sơ.
Ngoài ra, đại diện các trường cũng cho rằng việc bộ không rõ ràng trong việc cho phép TS đưa vật dụng vào phòng thi đã khiến các trường gặp rất nhiều rắc rối trong công tác tổ chức thi. Do vậy, năm tới, bộ cần có những quy định rõ ràng, kịp thời để không đẩy trường và TS vào thế khó như năm vừa qua.
Theo tiến sĩ Phạm Thái Sơn, việc bộ không phát hành cuốn Những điều cần biết... là một trong những yếu tố khiến khâu tuyển sinh thêm chệch choạc. Ông Sơn cho biết năm nay TS ghi hồ sơ sai rất nhiều, nhất là sai mã ngành chỉ vì TS không có một tài liệu mang tính pháp lý rõ ràng. Nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau, trong đó có nhiều nguồn thông tin không chính xác khiến cho TS cũng sai theo. Do vậy, bộ cần xem xét phát hành lại cuốn Những điều cần biết... để TS tránh sai sót và thuận lợi cho trường trong việc điều chỉnh hồ sơ.
Theo Người Lao Động
Trường ĐH chỉ có 30 tân sinh viên nhập học Một trong những nét chấm phá buồn của bức tranh đại học là tỷ lệ thí sinh nhập học rất ít. Trường ĐH Phan Châu Trinh có 800 chỉ tiêu nhưng đến ngày 24/9 chỉ có 30 em đến làm thủ tực, tỉ lệ 3,7%. Năm học mới chỉ đi qua mấy chục ngày, bức tranh ĐH đã có những diễn biến phức...