Mùa thu… và những khoản thu
Chừng hơn nửa tháng nay tôi liên tục nhận được điện thoại của phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và vài người làm công tác quản lý trường học. Tất cả đều xoay quanh việc thực hiện thu xã hội hóa ở một số trường học.
(Ảnh minh họa)
Chủ đề là thế, chỉ có điều là mục đích hỏi với từng đối tượng lại khác nhau.
Video đang HOT
Người làm quản lý trường học hỏi tôi đi nhiều, nghe nhiều, quen nhiều, trong đó gồm có cả người làm công tác quản lý giáo dục, thì thu như thế có ổn không và nếu được thì mách nước cho họ cách nào để không bị phiền phức.
Tôi chả biết phải trả lời thế nào cả, vì văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng đã có cả rồi. Hơn ai hết, người đứng đầu trường học phải đọc, phải hiểu và có nghĩa vụ triển khai, thực hiện nghiêm túc. Không thể làm khác, càng không thể cố tình làm trái rồi lại hỏi cách để khỏi bị phiền phức.
Còn giáo viên chủ nhiệm thì lại đem đến một tâm sự khác mang tính giải bầy. Rằng các cô chẳng muốn làm thế đâu, nhưng chả lẽ hiệu trưởng yêu cầu thu mà lại không thu, thì hóa ra chống lệnh cấp trên trực tiếp à.
Khoảng cách giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh gần nhau lắm. Có giáo viên nức nở nói rằng em vừa bị một phụ huynh đến nộp tiền rồi nói móc như mình là người đi ăn xin hay người phạm pháp ấy.
Thương cô giáo, nhưng cũng trách các cô vì sao lại cứ phải tiếp tay cho cái sai của người khác để chuốc họa vào mình. Như thế cũng có thể gọi là vi phạm rồi còn gì. Nhưng chỉ nghĩ thôi, bởi tôi biết với các cô đó là chuyện không hề dễ ứng xử chút nào.
Đối tượng thứ ba đặt câu hỏi là phụ huynh. Họ được tiếp xúc với văn bản, nghe thông tin trên báo chí, nhưng lại không thể ứng xử theo quy định của văn bản. Nhiều người cả nghĩ, lệ thuộc vào cái tư duy “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Nhưng “yêu” không tự nguyện, đồng sàng nhưng dị mộng, thành ra ấm ức. Họ hỏi cách nào để thoát khỏi điều đó. Tôi chỉ biết trả lời mọi việc rồi sẽ thay đổi, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi. Hình ảnh nhà trường, nhà giáo phải cao quý, đáng kính, chứ không thể xấu xí vì những đồng tiền phụ thu mãi như thế được. Không thể cứ lặp đi lặp lại điệp khúc sau kỳ nghỉ hè, đến mùa thu, nhiều người lại phải cuống lên vì lo những khoản thu mà họ đều biết rằng, ranh giới của nó rất mong manh.
Phú Yên: Triển khai 9 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp cơ bản ngành giáo dục
Sở GD&ĐT vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các trường THPT, THCS và THPT, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học đối với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) năm học 2020-2021.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, các đơn vị tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp cơ bản của toàn ngành giáo dục. Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục đặc thù đối với học sinh là con em đồng bào DTTS. Các phòng GD&ĐT rà soát thực trạng phát triển của hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.
Các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động, ban hành chương trình, sách giáo khoa và tổ chức dạy học tiếng DTTS phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngoài ra, các đơn vị phải thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành đối với giáo dục học sinh người đồng bào DTTS, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dạy, người học và cơ sở giáo dục ở vùng đồng bào DTTS.
Quảng Ninh: Phụ huynh trường THPT Hồng Đức nộp tiền trong ấm ức Phụ huynh trường THPT Hồng Đức (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết mới "phải" nộp 600 nghìn đồng để trường làm lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Phụ huynh có con đang học lớp 10 tại trường THPT Hồng Đức (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, vào tháng 11 tới đây, trường tổ chức lễ kỷ niệm...