Mùa thu hoạch trái cây và điệp khúc: trồng- chặt-trồng…
Phải có thông tin thị trường, có quy hoạch, có tổ chức lại sản xuất, có xác lập quy trình và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… Tất cả đã làm, nhưng vì sao không đến đích? Lời giải đang nằm bên trong của ngành nông nghiệp, của chất lượng “liên kết 4 nhà” còn hình thức, phong trào và tư duy số lượng.
Ai lên phương Bắc…
Nhiều năm qua, cây vải thiều được ví như “vàng” trên đất; cây xóa đói, giảm nghèo, cây làm giàu ở Lục Ngạn, (Bắc Giang). Đã có năm, quả vải cùng trái vú sữa, thanh long Nam Bộ sang đất Mỹ, trời Âu. Tưởng rằng sẽ bền vững, thế nên, đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2020, sẽ ổn định 28.000 – 30.000ha vải thiều. Thời kỳ đỉnh cao, huyện Lục Ngạn có khoảng 22.000ha vải, thì nay đã có hơn 6.000ha bị chặt bỏ. Người làm vườn vùng “kinh đô vải” xót xa cưa, chặt…, dòng nhựa cây chảy, rơi như nước mắt người trồng.
Ông Trần Văn Chung (phải) giới thiệu về sản phẩm xoài trái vụ của gia đình trồng ở vùng sỏi đá tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành (Quảng Nam). Ảnh: K.N.Q.N
Từng là Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn, Chủ tịch Hội Sản xuất và tiêu thụ vải, ông Liễu Xuân Hòa khá giỏi và rành rọt với vườn, nhưng vụ này, vườn vải nhà ông cũng như nhiều hộ khác ở xã Thanh Hải chỉ lác đác ra hoa, nên nhiều người phải chặt bỏ. Ven đường liên xã, liên thôn, những đống củi vải chất cao, những khu vườn bị đào bới, những gốc, cành vải xỉa lên trời, như chờ câu trả lời bao giờ thì thôi chặt chém, bao giờ mới có thị trường?
Có về miền Trung
Vào hè, miền Trung nắng đổ lửa, cây lá xác xơ trong gió nóng. Giữa vùng sỏi đá ở xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành (Quảng Nam), trang trại của ông Trần Văn Chung vẫn xanh mướt, từng dãy cây trái giống Nam Bộ nối nhau chạy dài trên sườn dốc. Ông Chung cho biết, đất này bạc màu, trước chỉ trồng cây keo, sắn và mía… Một dịp vào Bến Tre, thấy những vườn cây trái 4 mùa, ông xin ở lại nhà người bạn để học cách trồng cây ăn trái và chăm sóc. Tròn 1 vụ, ông Chung mới trở về, mang theo 3.000 cây xoài ghép tứ quý Thái Lan. Những tưởng có người động viên, nhưng chỉ thấy tiếng ra, tiếng vào, cho ông là “khùng” vì cả gan trồng cây không ăn nhằm gì với thời tiết.
4 năm đổ mồ hôi, công sức trên từng gốc cây trồng, vườn xoài, cam, chanh, chôm chôm… của ông Chung đã ra quả đầu mùa theo ý muốn: Cây ra hoa tháng 3, thu hoạch tháng 7. Sau mỗi lần thu hái ấy, ông bấm cành cho cây ngủ đến hết tháng Giêng. Khi cây xoài ra lộc thì ông cắt tỉa lá, phun thuốc kích hoa và tháng 7 lại thu hoạch xoài trái vụ.
Mỗi năm, ông Chung bán ngược vào thị trường Nam Bộ gần 100 tấn xoài, hơn trăm tấn hoa trái khác, thu về trên 1 tỷ đồng. “Việc đưa trái cây ở Quảng Nam vào Nam tiêu thụ – nói ra không ai tin, có người cho là nghịch lý. Nhưng quả trái vụ, bán được giá rất cao, hầu như năm nào cũng hết”- ông Chung khoát tay như vẽ lại 10 năm làm vườn gian khó, nhưng trọn niềm vui khi tình đất, tình cây, tình người được kết từ mồ hôi, nước mắt nên được mùa, được giá. Ông cho rằng, làm vườn mà muốn giàu thì phải biết đất, biết cây, biết mưa nắng, rồi phải học và sống chung với nó như người.
Cần đồng tâm, hợp sức
Video đang HOT
Trồng rồi chặt – một điệp khúc buồn của người làm vườn từ Bắc chí Nam. Tiếng là nông nghiệp nhiệt đới, quả ngọt, trái lành… mà sao trái cây Việt Nam vẫn “bì bõm” ngược dòng đi tìm điểm bán. Xuất khẩu tăng thì nhập khẩu cũng tăng, khi Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017 đã chi 62 tỷ đồng mỗi ngày để nhập khẩu rau, củ, trái cây. Vậy, con số xuất khẩu kia cũng chưa hẳn là vui – cái nghĩ nằm lòng của người dân là ở đấy! Câu hỏi nằm lòng của nhà vườn cũng là ở đấy! Và ai dám chắc rằng, sẽ không có “giải cứu” quả cam, trái bưởi những năm sau? Đến cả những người Bắc Giang cũng lo khi trồng cam, bưởi trên chính đồi vườn mà họ trồng cây vải đã ăn đời, ở kiếp với nhà nông.
Phải có thông tin thị trường, có quy hoạch, có tổ chức lại sản xuất, có xác lập quy trình và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… Tất cả đã làm, nhưng vì sao không đến đích? Lời giải đang nằm bên trong của ngành nông nghiệp, của chất lượng “liên kết 4 nhà” còn hình thức, phong trào và tư duy số lượng.
Phải chăng, cần quy hoạch vùng cây trái tập trung, bởi trái cây Việt Nam ngon nhưng phải có vùng chuyên canh rộng hàng ngàn ha, để kiểm soát đầu vào, ứng dụng khoa học kỹ thuật…, mới đủ sức cạnh tranh, xuất khẩu. Việc quy hoạch đầu ra cho trái cây cũng không thể là tất cả, mà cần ưu tiên cho trái cây đặc sản, chất lượng cao, hướng vào xuất khẩu để dẫn dắt dòng nông sản vùng miền… được dựa trên đầu ra của công nghiệp chế biến và doanh nghiệp, doanh nhân đủ tầm.
Trong “liên kết 4 nhà”, thì đầu tiên phải là Nhà nước đứng ra chủ trì, hai là nhà chế biến, kinh doanh – hai nhà đó quyết định rồi mới đến nhà khoa học, nhà làm vườn. Chỉ khi “4 nhà” đồng tâm, hợp sức cùng nhau thì khi ấy đồng vườn mới đủ rộng, cây mới đủ xanh, hoa trái mới ngon ngọt, thơm lành… Vườn xanh mới thành tiếng hát.
Theo danviet
"Săn" thương lái Trung Quốc ở vựa vải thiều lớn nhất nước
Bằng giờ này năm ngoái, khi bước vào vụ thu hoạch vải thiều, vùng vải Lục Ngạn (Bắc Giang) ken đặc những thương lái Trung Quốc đổ về đây "ăn" hàng. Còn năm nay, theo ghi nhận của PV Dân Việt do vải mất mùa, lương thương lái ở "bên kia biên giới" giảm ăn. Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới "săn" được một vài thương lái mang hộ chiếu "Made in China".
Xung quanh hoạt động thu mua vải của thương lái Trung Quốc tại vựa vải lớn nhất miền Bắc, PV Dân Việt ghi nhận được một số câu chuyện đặc biệt về những thương nhân "ngoại quốc" này.
Vụ vải sớm năm nay ở Bắc Giang mất mùa, giá thấp và "vắng bóng" thương lái Trung Quốc thu mua
Thưa vắng thương lái Trung Quốc
Từ ngày 1.6 vừa qua, người dân xã Phượng Sơn đã bắt đầu thu hoạch vải sớm (kéo dài trong khoảng 1 tháng). Tuy nhiên, vụ vải sớm năm nay nơi đây mất mùa, sản lượng giảm trên 30%. Đặc biệt, vải thiều hầu như mất trắng.
"Năm 2016, xã Phượng Sơn có 619ha trồng vải các loại, sản lượng thu 5.012 tấn cho doanh thu trên 80 tỷ đồng. Năm nay, do thời tiết bất lợi, vào cuối năm ít rét, ấm nhiều khiến cây vải ra lộc, trổ hoa ít. Tổng sản lượng vải các loại của xã năm nay chỉ đạt khoảng 805 tấn, chưa bằng 1/5 năm ngoái. Vải sớm giảm đáng kể, vải muộn tức vải thiều hầu như mất trắng", ông Huy nói.
Năm nay, Lục Ngạn mất mùa vải nặng.
Anh Lê Ngọc Hoàn (thôn An Phú 1, xã Mỹ An) buồn bã cho biết, gia đình anh có 300 gốc vải. Năm 2016, anh Hoàn thu 10 tấn quả, nhưng năm nay, do thời tiết nắng to, quả cháy nhiều, sản lượng chỉ được 3 tấn. "Vải mất mùa, giá lại không cao, cao lắm chỉ bán được 17-18 nghìn đồng/kg. Lúc thấp chỉ vài nghìn đồng/kg, người dân thất thu lớn".
"Nhà tôi có 2 mẫu vải, mọi năm thu 10 tấn quả, năm nay, chỉ được 4-5 tấn. Thời tiết nắng nóng, vải ra ít hoa, đậu quả ít khiến thất thu hàng trăm triệu đồng", ông Vũ Văn Hải (xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn) thở dài nói...
Chẳng những mất mùa, vụ vải sớm năm nay ở Bắc Giang còn rơi vào cảnh tiêu thụ khó khăn. Cùng dịp này năm ngoái, có hàng trăm thương lái Trung Quốc đổ về Lục Ngạn thu mua vải. Ghi nhận của PV Dân Việt, những ngày này có rất ít thương lái Trung Quốc thu mua vải ở Lục Ngạn. Tại xã Phượng Sơn chỉ có "lèo tèo" vài thương lái "người bên kia biên giới".
Phó Chủ tịch UBND xã Phượng Sơn Thân Văn Huy thông tin: "Thương lái Trung Quốc chủ yếu nhập vải Thanh Hà và vải muộn (vải thiều). Hiện vải sớm mới có vải U các loại như U hồng, u thâm. Trước hôm mùng 5 tháng 5 Âm lịch họ sang một đoàn khoảng 10 người, thu mua vải vài ngày rồi về nước. Mấy nay, trên toàn xã chỉ có 5 điểm người Trung Quốc thu mua vải. Các điểm này do người Việt được họ thuê lập nên. Người Trung Quốc chỉ đứng chọn hàng, nhận số lượng các công việc đóng thùng, bốc xếp đều do người Việt làm".
Người dân chở vải đi cân.
Về hoạt động tiêu thụ vải, ông Thân Văn Huy cho biết, việc tiêu thụ khá khó khăn, do ít thương lái Trung Quốc, chủ yếu vải sớm năm nay, được tiêu thụ ở nội địa. Những ngày qua, xuất hiện nhiều thương lái nội đến từ các tỉnh miền Trung, miền Nam như Thanh Hóa, Tiền Giang về đây thu mua vải. "Năm ngoái, giá vải trung bình 16.000 đồng/kg, năm nay, giá có chiều hướng giảm. Dịp đầu mùa vải U mới được 30.000 đồng/kg; đợt mùng 5 tháng 5 vải Thanh Hà được 40.000 đồng/kg. Đợt nắng nóng hôm nọ vải U chỉ 4.000 đồng/kg. Mấy hôm nay, giá nhích lên vải U các loại từ 14-17 nghìn đồng/kg tùy mẫu mã; vải Thanh Hà khoảng 22.000 đồng/kg. Có một số thương lái ở Thanh Hóa mua vải xấu (loại quả nhỏ) 5.000 đồng/kg về ép bán nước vải", ông Huy nói.
Chiều ngày 8.6, ghi nhận tại khu thu mua vải giáp ranh thị trấn Kim (xã Phượng Sơn) với xã Mỹ An (huyện Lục Ngạn) có nhiều thương lái nội đến từ Thanh Hóa, Vĩnh Phúc. Cứ khoảng 20 phút lại xuất hiện người dân từ xã Mỹ An đèo các xe vải đầy sang Phượng Sơn tiêu thụ. Xe vừa lên dốc đã có 3-4 thương lái túa ra xem vải và trả giá. Họ trả giá dao động từ 14.000-19.000 đồng/kg vải tùy mẫu mã khác nhau.
Hoạt động mua bán vải diễn ra khá nhanh chóng, vậy nhưng, ngoài trừ bì (trừ cân nặng của sọt) với mỗi sọt vải các thương lái đều trừ thêm 7-8kg/sọt gọi là "trừ lùi cân". Vừa bán xong xe vải nặng 139kg, anh Nguyễn Văn Dương (xã An Mỹ) than phiền: "Đấy chú xem vải đã rẻ người ta mua còn trừ thêm 7-8kg mỗi sọt. Sáng đến giờ tôi bán 10 chuyến, mất gần 1 tạ vải rồi. Hôm nay gần đến ngày rằm giá mới nhích lên, vài hôm nữa lại giảm thôi, nghĩ mà cơ cực"...
Tại điểm thu mua vải giáp ranh xã Phượng Sơn và Mỹ An có nhiều thương lái nội đến từ các tỉnh thành thu mua vải. Các thương lái này cũng áp dụng chiêu "trừ lùi cân" như thương lái Trung Quốc.
Thương lái Trung Quốc giao dịch gì ở vùng vải?
Một người Việt đại diện cho ông chủ người Trung Quốc thu mua vải tại xã Phượng Sơn thổ lộ, năm nay, Trung Quốc được mùa vải. Nhưng vải Trung Quốc có mã xấu dù vị ngọt. "Chưa năm nào vải ít như năm nay, có vườn mọi năm thu 20 tấn, năm nay chỉ thu được 1 tấn. Cánh dân buôn Trung Quốc họ thích vải Thanh Hà vì cùi dày đảm bảo yêu cầu vận chuyển. Chuộng vải thiều bởi loại này màu đỏ sậm. Dù họ yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt, nhưng dân mình thích bán cho Trung Quốc hơn vì họ mua giá cao và mua nhiều. Họ mua vải về bên đó bán cũng khá bấp bênh. Các chi phí mỗi chuyến xe lên đến hàng trăm triệu đồng tiền Việt, nếu mỗi chuyến không gom đủ hàng về bên chắc chắn sẽ lỗ", vị này nói.
Không có nhiều thương lái Trung Quốc ở vùng vải.
Kể về thương lái Trung Quốc Phó Chủ tịch xã Phượng Sơn Thân Văn Huy bộc bạch, những vụ vải trước, họ đổ về đông như trẩy hội. Trong giao dịch họ bảo nhau "làm giá" và trừ lùi cân. Mỗi "mã vải" - 1 lượt cân họ trừ thêm 5-10kg/mã. Tuy nhiên, vụ vải năm nay, chưa xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc ép giá người dân. "Thương lái Trung Quốc họ sang đây mua vải đều bảo nhau về giá. Đặc biệt, họ phật ý cái gì là điện thoại cho nhau đồng loạt về nước.
Giải thích về nguyên nhân thương lái Trung Quốc "trừ lùi cân" với mỗi mã vải ông Huy cho hay: "Trước đây, có tình trạng người bán bó vải xấu, vải hỏng vào lõi bó vải. Vì thế, thương lái Trung Quốc đã trừ thêm mỗi mã vải vài kg để họ không bị thiệt hại", ông chia sẻ.
Cũng theo ông Huy, vụ vải năm 2016, thương lái Trung Quốc bị những người bán thùng xốp và đá cây (dùng đóng thùng bảo quản vải) ở vùng vải ép giá cao. Kết thúc vụ vải, lắng nghe phản ánh của thương lái Trung Quốc, UBND huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động này. Trước vụ vải 2017, UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát, yêu cầu những hộ kinh doanh đá cây và thùng xốp phải niêm yết và tuân thủ giá bán hài hòa quyền lợi...
Theo Danviet
Doanh nghiệp Trung Quốc dự định đặt mua 500 tấn vải thiều Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhật báo Quảng Tây ngày 9/6 đưa tin tinh Băc Giang của Viêt Nam ngay 8/6 đa tô chưc hôi chơ xuc tiên tiêu thu vai tai thành phố Băng Tương (Pingxiang) thuộc tỉnh Quang Tây, Tây Nam Trung Quôc. Năm nay, tinh Băc Giang dư kiên xuât khâu 50.000 tân vai, trong đo 50% xuât...